Nam giới rất ít khi bị cường giáp, hội chứng này thường xuyên xuất hiện ở nữ giới và chủ yếu ở tuổi 30 – 45. Điều trị cường giáp nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và có chế độ ăn uống hợp lý. Có thể sử dụng phương pháp i-ốt phóng xạ.
Câu hỏi:
Tôi đã đi khám và điều trị bệnh tại bệnh viện được hơn 3 năm, sau khi tôi bị cường giáp nhưng đến nay vẫn chưa khỏi. Bác sĩ nói bệnh cường giáp thường ít xuất hiện ở nam giới và nếu có thì điều trị hết bằng thuốc cũng rất khó.
Bác sĩ cũng cho tôi ngưng uống thuốc 2 lần nhưng sau 1 đến 2 tháng tôi dừng uống thuốc thì bệnh của tôi lại tái phát. Bác sĩ cũng khuyên tôi tránh dùng thuốc dài có hại cho sức khỏe và nên điều trị bằng trị xạ i-ốt. Vậy tôi có nên chuyển qua điều trị cường giáp bằng trị xạ hay phẫu thuật?
Trả lời:
Để điều trị cường giáp anh nên dùng phương pháp điều trị i-ốt phóng xạ (i131) trong trường hợp này. Mặc dù còn khá nhiều người e ngại về phương pháp trị liệu i-ốt phóng xạ này nên với những thông tin dưới đây chắc chắn anh sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị cho mình.
Đối với trường hợp thường hay gặp nhất đó là cường giáp Basedow thì điều trị bằng các loại thuốc kháng tổng hợp khả năng sẽ được khoảng 50% nhưng một nửa số trường hợp không may mắn sẽ bị tái phát sau khi ngưng dùng thuốc và anh là một trong số đó.
Như anh đã biết thì anh sẽ có 2 lựa chọn phương pháp điều trị đó là: phẫu thuật hoặc là dùng i-ốt phóng xạ.
Tuy nhiên hiện nay, điều trị cường giáp bằng phương pháp phẫu thuật cường giáp đã không còn được sử dụng nhiều, bởi có một cuộc phẫu thuật diễn ra hết sức phức tạp và có nguy cơ biến chứng sau này.
I-ốt phóng xạ là phương pháp mổ cắt tuyến giáp mà không gây ra chảy máu. Phương pháp này được thực hiện với các bước: người bệnh sẽ được uống một ly nước giống như 1 ly sữa, đó chính là muối i-ốt với liều lượng vừa đủ. Quá trình này cần phải kéo dài trong nhiều tháng và có khi đến nhiều năm điều trị thì những chất i-ốt này sẽ tự động chạy dồn về tuyến giáp sau đó sẽ lặng lẽ tiêu hủy dần bướu giáp. Người bệnh có thể uống lại i-ốt phóng xạ lần 2 hoặc lần 3… Nếu cảm thấy chưa đạt được hiệu quả sau khi điều trị cường giáp.
Phương pháp này tuy hiệu quả nhưng do tuyến giáp đã bị phá hủy nhiều hơn so với mức cần thiết nên dễ gây ra biến chứng suy giáp. Vì vậy, sau khi trị liệu bằng phương pháp này, người bệnh nên tiếp tục theo dõi định kỳ để kiểm tra biến chứng này ít nhất một năm một lần.
Theo Tuổi trẻ online
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang