Siêu âm có phát hiện ung thư được không? Phòng tránh bệnh ung thư như thế nào? Có những cách siêu âm để phát hiện bệnh ung thư nào? Đây là những câu hỏi được nhiều người thường thắc mắc hiện nay vì mức độ nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên.
Siêu âm có phát hiện ung thư không?
Siêu âm có phát hiện ung thư là câu hỏi được quan tâm hiện nay. Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến giúp phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau. Các loại máy siêu âm không nằm trong nhóm thiết bị có thể phát hiện bệnh ung thư. Chỉ khi bệnh ung thư thành hình thì các loại máy siêu âm mới dễ dàng phát hiện các bất thường.
Để phát hiện ung thư sớm thì người bệnh tốt nhất nên khám định kì tổng quát để phát hiện những bất thường trên cơ thể bằng các xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh thiết, chụp CT.
Siêu âm gan
Bác sĩ sẽ thấy được toàn bộ lá gan. Từ đó, có thể phát hiện được những khối u và các tổn hại tại gan. Dùng phương pháp siêu âm để phát hiện bệnh ung thư gan sẽ thấy gan to toàn bộ. Đồng thời, bác sĩ sẽ thấy riêng một thùy hoặc phân thùy, mặt gan gồ ghề. Trong trường hợp này, u nằm ở lớp nông góc bên và góc dưới của gan mở rộng và tù. Nếu thấy hình một khối đặc ở giữa rỗng và bờ hốc dày, không đều thì u đã bị hoại tử.
Trường hợp ung thư gan phát triển trên gan lành thì hình như mô gan xung quanh bình thường. Nếu ung thư xuất hiện trên gan xơ thì siêu âm sẽ có dấu hiệu của xơ gan kèm theo.
Siêu âm ngực
Siêu âm để phát hiện ung thư vú sẽ giúp bác sỹ thấy được các khối u có kích thước lớn.
Siêu âm vú giúp tái tạo hình ảnh và mô phỏng chi tiết bên trong vú. Điều này giúp sàng lọc các khối u và các bệnh tuyến vú, những bất thường khác bên trong vú.
Siêu âm dạ dày
Siêu âm dạ dày chỉ phản chiếu hình ảnh phản quang vùng bụng. Do đó, nhiều người thường thắc mắc siêu âm có phát hiện ung thư? Tuy nhiên, hiện nay phương pháp siêu âm đã giúp bác sĩ có thể quan sát được những lớp bên trong dạ dày. Đồng thời, nó sẽ giúp đánh giá được khối u của người bệnh.
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm ổ bụng có thể phát hiện và chuẩn đoán một số dấu hiệu của bệnh ung thư như:
+ Các bệnh lý về gan: Ung thư gan, viêm gan mạn tính, gan xơ hóa, xơ gan.
+ Các bệnh lý về mật: Bệnh sỏi mật, viêm túi mật.
+ Bệnh viêm tuyến tụy, lá lách to.
+ Các bệnh về hệ tiết niệu: Ung thư bàng quang, sỏi thận, tắc nghẽn thận, niệu quản
Vậy, siêu âm có phát hiện ung thư? Câu trả lời là siêu âm chỉ là một phương pháp dùng để chẩn đoán. Các bệnh ung thư gan chỉ dựa vào những kết quả siêu âm thì chưa thể kết luận chính xác. Việc phát hiện bệnh ung thư còn phải kết hợp với những phương pháp kiểm tra khác như:
Xét nghiệm máu
Thực hiện việc xét nghiệm máu có thể đánh giá được sức khỏe. Đây là phương pháp giúp phát hiện sớm các bệnh như ung thư máu, ung thư vú, ung thư buồng trứng, dạ dày… Xét nghiệm máu sẽ định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng.
Chụp CT
Chụp CT cho hình ảnh chi tiết của các bộ phận như gan, dạ dày, phổi,… từ nhiều góc độ khác nhau.
Phương pháp PET/CT
PET/CT có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư. Việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp phát hiện được căn bệnh ung thư giai đoạn sớm nhất Đặc biệt PET/CT còn giúp tìm kiếm vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát ở các bệnh nhân
Khi thấy những biểu hiện bất thường ở bệnh nhân, bác sĩ còn sử dụng những phương pháp khác để phát hiện ra bệnh ung thư một cách chính xác.
Xem thêm: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/6-xet-nghiem-giup-phat-hien-som-ung-thu-380135.html
Cách phòng tránh bệnh ung thư
Để phòng tránh bệnh ung thư bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và rèn luyện thể chất.
Chế độ ăn uống hợp lý
Nên lựa chọn những sản phẩm tươi, sạch. Thực phẩm được bảo quản tốt và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bạn nên hạn chế ăn các món nướng, chiên, xào. Tích cực ăn các món luộc và hấp.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Bổ sung đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: protein, glucid, lipid, vitamin cùng các khoáng chất để làm tăng sức đề kháng chống lại các tế bào ung thư.
Nên thực hiện những công việc sau:
– Thường xuyên thay đổi món trong các bữa ăn và ăn đa dạng nhiều món
Mỗi ngày, cần bổ sung nhiều trái cây và rau. Điều này giúp hấp thụ đủ những sinh tố và chất xơ. Các thực phẩm phòng chống ung thư như: Cải xanh, súp lơ, bơ, bắp cải, dứa, đu đủ, tỏi, hành, đậu phụ, khoai lang, cà chua, táo, nho và trái cây thuộc họ cam…
– Để tăng sức đề kháng nên bổ sung nhiều sữa chua có giàu vitamin.
– Nên cọ rửa thật sạch nồi, xoong, chảo sau khi sử dụng để loại bỏ lớp dầu mỡ còn đọng lại.
Không nên làm những việc sau:
Ăn các món nướng ở nhiệt độ cao mà bị cháy khét. Thực phẩm sử dụng dầu rán đi rán lại nhiều lần và các thực phẩm phơi khô…
Ăn thức ăn nhanh như xúc xích, đồ hộp, dăm bông, gà rán, pizza…
Sử dụng các thực phẩm đã bị mốc như: Các loại đậu hạt, đậu phộng…. Các loại bánh gói lâu ngày đã bị mốc như bánh chưng, bánh ít…
Tích cực tập thể dục thể thao
Mỗi ngày cần dành thời gian vận động để cơ thể linh hoạt và máu lưu thông tốt. Bạn nên xây dựng cho mình chế độ luyện tập. Bạn có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc tập gym, yoga,…để cơ thể được khỏe mạnh.
Khám sức khỏe định kỳ
Nhiều người thường không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Điều này tưởng chùng như không cần thiết nhưng nó vô cùng quan trọng. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra rất nhiều loại bệnh. Một trong những bệnh nguy hiểm cần phát hiện sớm là bệnh ung thư. Vì vậy, tốt nhất nên khám kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần.
Lối sống lành mạnh
Bỏ hoặc hạn chế thói quen uống bia rượu và hút thuốc lá cũng như những thói quen có hại khác.
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ vô cùng quan trọng để có thể lập lại cân bằng sau một ngày hoạt động. Vì vậy, bạn nên ngủ 7 – 8 tiếng/ngày.
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây độc hại. Khi ra đường, làm việc hoặc tiếp xúc trong môi trường độc hại cần phải đeo khẩu trang.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang