Sinh Khương
(Rhizoma zingiberis Recens)
Dược Liệu Sinh Khương có tên khác: Gừng, sinh khương, can khương, co khinh (Thái), sung (Dao).
Tên khoa học: Zingiber Officinale Rosc.
Mô tả cây thuốc Sinh Khương:
Sinh khương là gừng củ tươi, thuộc loại cây thảo, sống lâu năm, cao 0,5 – 1m, thân rễ phát triển thành củ, phân nhánh. Lá mọc cách, không cuống, phiến lá hình mác to, mặt lá nhẵn bóng. Hoa mọc thành bông từ gốc, có cuống dài, màu vàng xanh.Cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc.
>>>> Vai trò ít người biết của đông trùng hạ thảo với thận
Bộ phận dùng: Thân rễ .
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Quy kinh: Phế, tỳ và vị.
Thành phần hóa học: Tinh dầu ( 2 – 3% ). Trong tinh dầu có camphen, fellan-dren, xitral, bo rneod, các chất cay: gingerol, zingexen, sogaol.
Thu hái và chế biến Dược liệu:
Thu hoạch vào mùa đông. Đào lấy những củ gừng già, loại sạch đất cát, củ giống cùng rễ con. Nếu dùng tươi gọi là sinh khương, dùng gừng khô gọi là can khương (độ ẩm không quá 13%, tro toàn phần không quá 6%, tạp chất không quá 2%).Gừng đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
Tác dụng của Sinh khương: Tăng tiết mồ hôi và giải biểu. Làm ấm tỳ và vị và giảm nôn. Làm ấm phế và giảm ho.
Tác dụng dược lý:
– Làm ra mồ hôi: Do chất tinh dầu làm tăng tuần hoàn ngoại vi, uống gừng vào cảm thấy nóng toàn thân và ra mồ hôi.
– Trợ tiêu hóa: (kiện vị) Tinh dầu làm tăng tiết dịch vị ( thông qua phản xạ thần kinh) tăng co bóp dạ dày và ruột, có khả năng điều chỉnh chức năng trường vị mà cầm nôn.
– Tiêm dịch gừng: Vào mạch máu con vật thí nghiệm thì hơi thở nhanh hơn, biên độ giảm, mạch nhanh, huyết áp tăng. ( theo H.M.Emig, 1930)
– Theo y học cổ truyền: Gừng có tác dụng giải cảm, tán hàn, làm ấm tỳ vị, cầm nôn, tiêu đàm giảm ho.
Chỉ định và phối hợp:
– Hội chứng phong hàn ngoại cảnh biểu hiện như nghiến răng, sốt, đau đầu và nghẹt mũi: Dùng sinh khương để tăng cường chức năng tiết mồ hôi.
– Nôn do hàn ở vị: Sinh khương thường dùng phối hợp với bán hạ.
– Nôn do nhiệt ở vị: Dùng phối hợp sinh khương với trúc nhự và hoàng liên.
Liều dùng: 3-10g.
Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng vị thuốc này khi âm suy kìm vượng nhiệt bên trong.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang