Tác dụng của cây mật nhân chữa bệnh gì theo Thạc sĩ Bác sỹ Trương Thị Ngọc Lan? Công dụng cách dùng mật nhân ngâm rượu, sắc trị ăn uống khó tiêu, khí huyết kém, bảo vệ gan… Mật nhân chữa bệnh gì là tốt nhất? Bài thuốc chữa bệnh từ cây mật nhân. Tác dụng của cây mật nhân chữa yếu sinh lý, tăng cường sinh lực ra sao?
Tác dụng của cây mật nhân (cây bá bệnh) từ xưa đến nay được xem như một loại nhân sâm ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Loại cây này được nghiên cứu có tác dụng tăng cường sinh lý hiệu quả ở nam giới. Hiện nay người dân đang đổ xô đi để tìm kiếm loại cây này. Vậy, tác dụng của cây mật nhân ra sao?
Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan – trưởng phòng đào tạo nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến, Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cây mật nhân có tên khoa học Eurycoma longifolia Jack, thuộc họ Thanh Thất (Simarubaceae). Trong dân gian thường gọi cây mật nhân là cây bách bệnh hay cây bá bệnh.
Tác dụng của cây mật nhân chữa bệnh gì?
Mật nhân được coi là một loại thảo dược quý. Cây mật nhân ngày một trở nên rầm rộ hơn khi báo chí đưa thông tin loại cây này chữa bệnh. Bởi vậy người dân đổ xô nhau đi mua để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn chưa hiểu và mơ hồ về tác dụng của cây mật nhân.
Cây mật nhân giúp tăng cường sinh lý phái mạnh
Cũng giống như ngọc cẩu, ba kích, sâm cau đỏ… mật nhân được biết đến nhiều nhất với tác dụng tăng cường sinh lý nam giới. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng cây mật nhân có tác dụng tăng cường sức khỏe tình dục cho nam giới. Ngoài ra, chúng giúp kích thích cơ thể tăng tiết hormone sinh dục nam một cách tự nhiên. Đồng thời ngăn chặn các dấu hiệu suy giảm khi bước vào độ tuổi trung niên như giảm sự ham muốn, chất lượng sinh hoạt tình dục, xuất tinh sớm… thường gọi chung là yếu sinh lý hay bất lực.
Theo kết quả báo cáo từ các thí nghiệm khoa học đã chứng mình rằng cây mật nhân có tác dụng chính yếu làm tăng khả năng sức khỏe tình dục cho nam giới. Do rễ và thân của thảo dược này hoàn toàn không có độc tính nên mọi người có thể an tâm vì rất an toàn khi sử dụng. Công dụng của cây mật nhân với bệnh yếu sinh lý như sau:
- Kích thích nội tiết tố nam (testosterone) một cách tự nhiên.
- Tăng sự hưng phấn và giúp kéo dài trạng thái cương dương.
- Chữa chứng vô sinh do loãng tinh trùng ở nam giới.
Các tác dụng khác của cây mật nhân với sức khỏe
Theo Đông y, mật nhân có vị đắng, tính mát, quy (đi vào) kinh can và thận. Tác dụng của cây mật nhân được chứng minh giúp chữa trị một số bệnh sau:
- Bổ dưỡng cho người bị khí huyết hư.
- Gân xương đau nhức, tê chân tay.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Phòng ngừa tứ thời cảm mạo.
Ngoài ra, mật nhân còn chữa được chứng thống kinh (phụ nữ bị đau bụng lúc hành kinh), chứng ách nghịch ở ngực (đau tức ngực do khí ứ không thông). Thông thường phần rễ và thân cây thường được sử dụng để sắc, ngâm rượu hay tán bột. Lá cây mật nhân thường dùng để đun nước tắm trị ghẻ lở, chốc.
Bộ phận được sử dụng làm thuốc chủ yếu là rễ, vỏ và quả cây. Người ta cũng đã phân tích thành phần trong vỏ, rễ cây mật nhân thấy có thành phần chính là Quasinoide, Tritecpenoit, Alcaloit… giúp tăng năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể. Sau đây là một số công dụng chữa bệnh thần kỳ khác:
- Chữa ăn uống không tiêu, đầy hơi, đầy bụng, nghẹn;
- Chữa ngộ độc và say rượu;
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường;
- Giảm đau lưng;
- Gân xương yếu mỏi, chân tay và lưng đau nhức;
- Trị tắm ghẻ, lở ngứa.;
- Trị khí huyết kém.
- Điều hòa và làm ổn định huyết áp
Ngoài ra, theo các nhà khoa học Trường Đại học Dược Hà Nội, loại cây quý này còn chứa Anxiolytic tác dụng giảm lo lắng, tăng cường hoạt động trí óc. Đặc biệt, mật nhân kết hợp với cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan vượt trội và chống xơ gan mạnh.
Xem thêm: Cây mật nhân có tác dụng gì?
Cách dùng mật nhân giúp chữa yếu sinh lý
Mật nhân có nhiều cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, cách ngâm rượu mật nhân được nhiều người lựa chọn nhất. Tùy theo mục đích sử dụng của mỗi người mà lựa phương pháp chế biến phù hợp. Tuy nhiên, khi sử dụng nên chú ý về liều lượng để tránh việc ngộ độc và cơ thể không quen với các thành phần dược chất.
Mật nhân ngâm rượu tốt cho sức khỏe
Mật nhân vốn có vị đắng. Bởi vậy không phải ai cũng có thể uống rượu hay nước sắc mật nhân nguyên chất. Bởi vậy, để giảm vị đắng có trong mật nhân bạn có thể thêm cà gai leo vào nước sắc. Ngoài ra, có thể thêm chuối hột rừng hay nho khô vào chung khi ngâm rượu mật nhân. Mùi vị của rượu sẽ trở nên dễ uống hơn rất nhiều.
Trước khi tiến hành ngâm, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:
- Rễ cây mật nhân;
- Táo mèo;
- Nho khô;
- Chuối hột đã phơi khô;
- Sáp mật ong;
- Rượu trắng nguyên chất trên 40 độ;
- Bình thủy tinh sạch.
Rễ cây mật nhân mua về cần được rửa sạch, sau đó để ráo nước. Dùng dao thái phần rễ cây thành những miếng nhỏ, lát mỏng, sau đó đem phơi khô qua một nắng trước khi tiến hành ngâm.
Ngâm mật nhân với táo mèo và chuối hột
Táo mèo và chuối hột cũng là những vị thuốc nam có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Bản thân hai loại này lại có vị ngọt tự nhiên nên khi đem ngâm cùng với nhân mật sẽ giúp hạn chế vị đắng của loại cây này, giúp cho loại rượu mật nhân trở nên dễ uống.
Đầu tiên, tiến hành sơ chế mật nhân, chuối hột, táo mèo theo tỉ lệ 1:1:1. Cho tất cả các nguyên liệu vào trong bình thủy tinh và tiến hành đổ khoảng 10 lít rượu sao cho ngập hết nguyên liệu. Đậy bình kín lại và để ngâm trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi bắt đầu sử dụng.
Mật nhân ngâm cùng với sáp ong
Vị ngọt có trong đường của sáp mật ong giúp trung hòa vị đắng ở phần vỏ của cây mật nhân. Sự hòa quyện này giúp cho loại rượu ngâm này trở nên dễ uống hơn.
Bạn cần chuẩn bị 1kg sáp ong và 1 kg cây nhân mật đã phơi khô và đã qua sơ chế. Cho cả hai nguyên liệu vào trong bình, sau đó đổ từ 9 đến 10 lít rượu vào bình sao cho ngập hết phần nguyên liệu bên trong. Đậy kín và để bình ở nơi khô ráo. Tiến hành ngâm khoảng 40 ngày là bạn có thể sử dụng được loại rượu này.
Ngâm mật nhân với nho khô
Nho khô vẫn được biết đến là loại quả có vị ngọt thanh. Bởi vậy khi ngâm cùng với mật nhân sẽ giúp trung hòa vị đắng.
Chuẩn bị nhân mật và nho khô theo tỉ lệ 1 – 1, tiến hành sơ chế các nguyên liệu. Sau khi sơ chế cho tất cả nguyên liệu vào trong bình thủy tinh và đổ vào trong đó 10 lít rượu. Đậy bình rượu kín lại và để trong khoảng thời gian 30 – 40 ngày là bạn có thể mang ra sử dụng được.
Các phương pháp chế biến mật nhân chữa bệnh khác
Cách dùng mật nhân tán bột
Cũng với nguyên liệu là rễ hoặc vỏ cây mật nhân, tuy nhiên chúng ta không sắc uống mà sẽ tán thành bột mịn và trộn với vài giọt mật ong hoặc nước sạch làm thành viên nhỏ để uống. Mỗi ngày uống từ 8 – 16g chia đều ra làm 3 lần, uống sau khi ăn.
Mật nhân pha nước trị bệnh
Với những ai không thể sử dụng rượu mật nhân có thể pha nước, hãm như trà để uống thay nước. Cắt nhỏ rễ mật nhân và sử dụng. Mỗi ngày pha 15g và chia ra làm 3 lần. Sau khi cơ thể đã quen với việc sử dụng nước sắc bạn có thể tăng lên 3g mỗi ngày. Đến khi tới mức 30g/ngày thì duy trì tại mức này.
Cách sắc mật nhân chữa các bệnh lý hiệu quả
- Đem rễ hoặc vỏ thân cây mật nhân phơi khô và tẩm rượu sao vàng.
- Mỗi ngày lấy 15g nguyên liệu này sắc với khoảng 1,5 – 2 lít nước. Nước sôi thì để nhỏ lửa và đun thêm 15 phút, chắt lấy nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị viêm gan, xơ gan với mật nhân và cà gai leo
- Cà gai leo: 30g.
- Mật nhân: 10g.
Cách làm: Nấu hỗn hợp với 1,5 lít nước, đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút. Chắt nước uống hàng ngày cách bữa ăn tầm 20 phút. Kết hợp với xạ đen khi đó mùi vị sẽ dễ uống hơn và tăng hiệu quả tốt hơn.
Tham khảo thêm: Tác dụng trị bệnh của cây mật nhân – Báo Sức Khỏe Đời Sống
Xem thêm:
Đối tượng nào không nên sử dụng mật nhân?
Theo các chuyên gia Đông y cho rằng, những người có đề kháng yếu, trong cơ thể mang nhiều bệnh liên quan đến nội tạng như gan, mật, dạ dày… nếu dùng mật nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em không nên dùng cây này dưới bất cứ hình thức nào. Không nên lạm dụng việc uống rượu mật nhân. Với nam giới, mỗi ngày chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu mật nhân, uống liên tục trong một thời gian. Khả năng sinh lý sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Những người có tiền sử về bệnh ung thư tim, tiểu đường, các bệnh về tim, thận, mất ngủ không nên dùng cây mật nhân.
- Theo một số nghiên cứu, cây mật nhân có thể làm suy yếu hệ chức năng miễn dịch của cơ thể. Do đó, những người có hệ miễn dịch yếu cũng không được dùng cây mật nhân để chữa bệnh.
- Nếu bạn đang dùng insulin hoặc uống thuốc điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng mật nhân. Cây mật nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Tuy mật thân không phải là loại thảo dược có thể chữa bách bệnh, nhưng đây được xem là loại thuốc quý. Tác dụng của cây mật nhân như đã nói ở trên. Tuy nhiên nên nghiên cứu và tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng loại cây này. Tránh trường hợp sử dụng cây mật nhân giả gây nguy độc cho bản thân. Hiện nay, mật thân giả bán rất nhiều trên thị trường, tốt nhất người mua nên tìm đến những địa chỉ uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang