Chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y hay Tây y có hiệu quả hơn? Theo y học hiện đại, người bị tiểu đường nên điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp để mang tới hiệu quả cao nhất.
Chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y hay Tây y là vấn đề nan giải của bệnh nhân. Bởi, người bệnh không biết dùng loại thuốc nào để ngăn ngừa biến chứng hiệu quả nhất.
Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 3 trên thế giới. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2025 sẽ có khoảng 300 triệu người bị tiểu đường. Ở nước ta, có tới 4 – 5 triệu người bị mắc tiểu đường. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, Việt Nam đang là quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường tăng cao và trẻ hóa.
Những người bị tiểu đường nếu không có phương pháp trị bệnh đúng rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong một vài trường hợp, tác dụng phụ của thuốc còn gây hậu quả nghiêm trọng.
Vậy, nên chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp Đông y hay Tây y?
Chữa bệnh tiểu đường bằng Tây y
Chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y hay Tây y thì tốt hơn? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp điều trị.
Ưu điểm của thuốc Tây trong việc điều trị bệnh đái tháo đường
+ Thuốc Tây có khả năng làm giảm đường huyết nhanh chóng
+ Thuốc insulin cũng giống với insulin do tuyến tụy sản xuất
+ Tác dụng nhanh nên thích hợp với việc cấp cứu bệnh nhân
Nhược điểm của thuốc Tây trong trị bệnh tiểu đường
+ Có thể gây hạ đường huyết nếu dùng quá liều
+ Dễ xảy ra tác dụng phụ vì dị ứng với thành phần của thuốc
+ Có thể gây rối loạn tiêu hóa
+ Có thể xảy ra tình trạng giữ nước
+ Không an toàn cho bệnh nhân suy tim
Một số loại thuốc Tây điều chữa bệnh tiểu đường
Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tìm ra loại thuốc tân dược chuyên dùng để trị bệnh đái tháo đường. Chúng có tên gọi khác nhau dựa vào mức độ làm giảm đường huyết.
Thuốc Tây chữa tiểu đường và làm tăng nhạy cảm của insulin
Nhóm này bao gồm những loại thuốc sau: Biguanide (metformin), thuốc ức chế men DPP-IV (sitagliptine), Thiazolidinedione (rosiglitazone, pioglitazone), đồng phân của GLP-1(exenatide)…
Thuốc trị tiểu đường với vai trò tăng khả năng sản xuất insulin
Nhóm này bao gồm những loại thuốc sau: Glinide (netiglinide; repaglinide), Sulphonylurea (glibenclamide; glipizide, gliclazide và glimepiride)….
Chữa tiểu đường bằng thuốc làm chững lại quá trình hấp thu đường
Nhóm này gồm những loại thuốc có khả năng ức chế men tiêu hóa chất bột (đường alpha glucosidase (acarbose)) và thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).
Điều trị bệnh tiểu đường nhờ insulin
Loại thuốc này thường phân thành 3 loại theo thời gian tác dụng gồm: thuốc tác dụng nhanh, thuốc tác dụng trung bình và thuốc tác dụng ngắn. Ngoài ra, giới y học hiện đại còn có loại thuốc insulin trộn sẵn.
Phương pháp chữa tiểu đường bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, bệnh tiểu đường còn được gọi là chứng tiêu khát. Muốn điều trị bệnh tiểu đường, trước hết cần điều chỉnh công năng của những bộ phận liên quan.
Ưu điểm của phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y
+ Vận dụng liệu pháp tự nhiên
+ Sử dụng dược phẩm lành tính
+ Những vị thuốc thường dễ tìm, giá cả vừa phải
+ Không chứa độc tố
+ Giản thiểu triệu chứng của bệnh tiểu đường
+ Không gây tác dụng phụ
Nhược điểm của phương pháp điều trị tiểu đường bằng Đông y
+ Phải kiên trì trong thời gian dài mới thấy rõ hiệu quả
+ Không thích hợp dùng trong trường hợp khẩn thiết
Một số bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường từ thảo dược
Theo Y học cổ truyền, những bài thuốc nam vừa đơn giản, dễ thực hiện lại khá an toàn. Theo Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, những người bị tiểu đường thường sử dụng lá xoài non và nấm lim xanh để điều trị bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
Theo Đông y, lá xoài non thường có vị ngọt. Chúng có tác dụng lợi tiểu, chống sa nội tạng. Đây là vị thuốc chuyên được dùng để trị ho, viêm phế quản và tiểu đường.
Tác dụng dược lý của lá xoài non với bệnh tiểu đường
Trong lá xoài non có chứa chất anthxyanhdin. Chất này có tác dụng hạ đường huyết nhằm phòng ngừa những biến chứng về mắt, mạch máu do bệnh đái tháo đường gây ra.
Theo kết quả nghiên cứu từ Đại học Queensland (Úc), một số hợp chất trong lá xoài non thường được sử dụng để điều chế thuốc trị tiểu đường và làm giảm lượng Cholesterol.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, chỉ số glycemic index (đường huyết) trong lá xoài non khá thấp. Chúng chỉ dao động trong khoảng 41 – 60. Vì thế, người bệnh không lo xảy ra tình trạng tăng đường huyết khi sử dụng vị thảo dược này.
Bài thuốc điều trị tiểu đường từ lá xoài non
Chuẩn bị:
- 5 lá xoài non
- Nước
Cách làm:
- Thực hiện: Nước mang đun sôi, lá xoài non rửa sạch, cắt sợi. Cho sợi lá xoài xanh ấy vào một chiếc cốc. Đổ nước sôi và để qua đêm.
- Cách dùng: Người bệnh nên uống hết ly nước lá xoài non ấy vào mỗi buổi sáng sớm. Để đạt hiệu quả cao, tốt nhất bệnh nhân nên uống trước khi ăn sáng.
- Thời gian: Nên kiên trì thực hiện trong 2 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, vì lá xoài non có công dụng làm giảm đường huyết nên người bệnh không nên áp dụng nhiều lần. Hơn nữa, nếu kết hợp điều trị với những loại thuốc khác, người bệnh nên uống cách nhau khoảng 2 – 3 tiếng.
Xem thêm: Công dụng chữa bệnh không ngờ từ lá xoài non
Chữa bệnh tiểu đường bằng Đông y với nấm lim xanh
Nấm lim xanh là vị thảo dược quý hiếm. Đây được xem là vị dược liệu cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như: ung thư, tiểu đường, tim mạch…
Tác dụng dược lý của nấm lim xanh với người bệnh tiểu đường
Trong nấm lim xanh có chứa dược chất Polysaccharides (Ganoderans A, B, C), Proteoglycan và Hetero-Beta-glucans. Chúng có tác dụng cân bằng nội tiết tố. Nhờ đó, các tế bào tuyến tụy nhanh chóng phục hồi khả năng sản xuất insulin.
Dược chất có trong nấm lim xanh giúp kiểm soát và duy trì lượng đường huyết. Từ đó, làm giảm đường trong máu và khiến hormone insulin tăng cao. Những dược chất này cũng đào thải chất độc trong cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa biến chứng do căn bệnh này gây ra.
Bài thuốc điều trị tiểu đường từ nấm lim xanh
Chuẩn bị:
- 20g nấm lim xanh
- 15g atiso
- Nước
Cách làm:
- Thực hiện: Nấm lim xanh thái nhỏ, atiso cùng cam thảo mang rửa sạch. Tất cả bỏ vào ấm sắc thuốc cùng 200ml nước. Sắc cho tới khi chỉ còn lại 150ml thì dừng lại.
- Cách dùng: Sử dụng để uống hàng ngày. 150ml nước chia thành 4 bữa. Nên uống trước hoặc sau khi ăn hoặc uống thuốc Tây khoảng 30 phút.
- Thời gian: Nên sử dụng kiên trì trong vòng 2 tháng để cho hiệu quả tốt nhất.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang