Theo thống kê những năm gần đây, các ca mắc bệnh ung thư vú ngày càng gia tăng, phần lớn đều dẫn đến tử vong. Để giảm thiểu con số này, các chuyên gia y khoa đã nghiên cứu ra hai phương pháp điều trị ung thư vú hiệu quả.
Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề Ung thư vú khu vực Đông Nam Á, lần đầu tiên tổ chức tại Huế, PGS Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Hội Ung thư vú Thừa Thiên Huế – Trưởng ban tổ chức chương trình cho biết, ung thư vú là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất hiện nay, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ trong khu vực Đông Nam Á nói riêng.
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 12.000 ca ung thư vú trong đó có tới 5.500 ca tử vong. Điều đáng quan ngại là căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, phần lớn gặp ở phụ nữ trẻ thậm chí cả những người chưa kết hôn.
Hội nghị có sự góp mặt của hơn 200 đại biểu, đặc biệt trong đó có gần 50 đại biểu quốc tế đến từ 16 quốc gia, tất cả đã cùng ngồi nghe 20 báo cáo và những kinh nghiệm trong việc điều trị ung thư vú, căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến.
Sau hội nghị, lần đầu tiên các bác sĩ Việt Nam đã được tận mắt chứng kiến 2 ca bệnh thực tế được thực hiện kỹ thuật xâm nhập tối thiểu trong việc lấy khối u. Thay vì tiến hành mổ như trước đây, các bác sĩ dùng kim đưa vào khối u của bệnh nhân và dùng áp lực âm để lấy khối u ra ngoài cơ thể, sau đó tiến hành chẩn đoán và điều trị.
Phó giáo sư Tùng cho hay, nếu kỹ thuật đặc biệt này được thực hiện tại Việt Nam thì sẽ có nhiều bệnh nhân ung thư vú có cơ hội được điều trị.
Tại Hội nghị, các bác sĩ của Việt Nam cũng giới thiệu với bạn bè quốc tế về kỹ thuật xạ đích – Intrabeam. Theo PGS Tùng, xạ trị trong quá trình mổ với hệ thống Intrabeam vừa giúp cắt bỏ khối u có thể tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại trong quá trình phẫu thuật, vừa hạn chế tối đa sự phát tán của tế bào ung thư lây lan sang những cơ quan khác.
Tại khu vực Đông Nam Á, kỹ thuật xạ đích lần đầu tiên được thực hiện tại Singapore với hơn 60 ca, tiếp đến là Việt Nam. Tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế, đã có 47 ca mổ được thực hiện bằng kỹ thuật này. Đây cũng chính là cơ sở duy nhất ở Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật xạ đích đặc biệt này.
PGS Nguyễn Đình Tùng chia sẻ đối với những bệnh nhân mắc ung thư vú, nếu được phát hiện sớm khi trên lâm sàng chưa có khối u hoặc u mới ở giai đoạn một thì khả năng được cứu sống của bệnh nhân lên tới 90-100%.
Trong trường hợp được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị thích hợp, ung thư vú sẽ là căn bệnh có tiên lượng tốt. Cho đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có kỹ thuật chẩn đoán và điều trị ung thư vú hiệu quả không thua kém các quốc gia khác trên thế giới.
Theo PGS Tùng, bệnh nhân ung thư vú cần được trang bị thêm kiến thức cũng như hỗ trợ về tâm lý kết hợp với các phương pháp điều trị như phẫu thuật đoạn nhũ, hóa trị, xạ trị,… để việc chữa trị có hiệu quả hơn.
Thực tế, công tác cộng đồng ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng công tác này nhằm hỗ trợ tối đa cho các bệnh nhân ung thư.
Theo Zing
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang