Đầu năm nay, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh đã tình cờ phát hiện căn bệnh ung thư tuyến giáp ở 1.045 bệnh nhân. Đa số người bệnh đều là nữ giới và đang ở độ tuổi rất trẻ.
Việt Nam là một trong những nước có vùng dịch tễ về bệnh lý phình giáp hay còn gọi với cái tên khác là bướu cổ. Theo TS.BS Trần Thanh Phương – Trưởng khoa ngoại 3 của bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tại Việt Nam có khoảng 50% dân số có hạt giáp (nhân giáp), 10% trong số đó là ung thư tuyến giáp.
Bệnh diễn tiến chậm
Bác sĩ Trần Thanh Phương cùng các đồng nghiệp đã khám, hội chẩn cho hàng chục bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và nhận thấy rằng hầu như những bệnh nhân được hội chuẩn đều là nữ với độ tuổi từ khoảng 20 đến 37 tuổi.
Theo như lời kể của các bệnh nhân, họ cho biết tình cờ họ sờ vào cổ và nhận thấy có cục gì đó nên đã đến bệnh viện khám. Có trường hợp bênh nhân bị phát hiện ung thư tuyến giáp khi được siêu âm trong quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ tại cơ quan.
Tuy nhiên đã có một bệnh nhân nữ ở Đắk Lắk tái phát ung thư tuyến giáp, trước đây bệnh nhân này đã phẫu thuật để lấy bướu giáp nhưng do không phát hiện được ung thư nên các bác sĩ đã không thể điều trị triệt để cho bệnh nhân. Lần này do cảm thấy bị khó thở và hay mệt, bệnh nhân đã đến Bệnh viện Ung bướu thành phố khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp, bắt đầu có di căn…
Theo bác sĩ Thanh Phương, đây là loại ung thư phát triển rất chậm, nên tiên lượng điều trị vốn không quá khó khăn. Ở giai đoạn mới bắt đầu (khi mà đường kính khối u mới chỉ dưới 1 cm), đa số bệnh nhân đều không có biểu hiện gì. Khi sờ vào cổ, họ cũng không thấy khối u. Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi siêu âm khám sức khỏe định kỳ.
Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân mới chỉ phát hiện được trong cơ thể có hạt giáp mà chưa biết đây là lành hay ác tính. Ở giai đoạn trễ hơn, khi hạt giáp to ra bệnh nhân sẽ nhìn thấy được hoặc sờ thấy có một cục (hạt giáp) ở trước cổ. Nếu trễ hơn nữa, khi cổ bắt đầu nổi hạch hay thấy khàn tiếng thì bệnh nhân đã bị ung thư di căn xa. Tuy nhiên, dù phát hiện trễ nhưng bệnh vẫn điều trị được song bệnh nhân sẽ tốn thời gian và tiền bạc nhiều hơn.
Hiện nay, nhiều bệnh viện đã trang bị cho cơ sở của mình các loại máy siêu âm hiện đại để chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Các loại máy này thường có chế độ phân giải cao, giúp bác sĩ có thể nhìn thấy hạt giáp đó là lành hay ác tính. Song hình ảnh siêu âm chỉ mang tính tham khảo, để chẩn đoán chính xác bệnh, bệnh nhân cần đi khám chọc hút (FNA) để lấy tế bào trong hạt giáp đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm có thể xác định là ung thư hoặc không, nếu là ung thư nó còn định danh được là loại ung thư tuyến giáp gì.
Bệnh ung thư tuyến giáp thường gặp ở phụ nữ trẻ
Bệnh ung thư tuyến giáp thường xuất hiện ở nữ giới ở độ tuổi dậy thì và mang thai – độ tuổi phát triển bệnh nhanh nhất, hiện nay cứ 5 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thì 4 người là phụ nữ. Bệnh được chia làm 2 loại là loại biệt hóa xấu hay không có biệt hóa và loại biệt hóa tốt, trong đó loại biệt hóa tốt thường chiếm đa số. Với loại biệt hóa tốt, tế bào ung thư không có vấn đề gì và bệnh diễn tiến chậm. Nếu điều trị đúng và kịp thời, bệnh nhân có thể sống suốt đời. Với loại biệt hóa xấu, tiên lượng bệnh thường rất xấu do khó điều trị được tận gốc.
Theo bác sĩ Thanh Phương, nguyên nhân của bướu tuyến giáp đơn thuần, chủ yếu là do người bệnh thiếu iốt tạo ra việc phình giáp lan tỏa ban đầu, sau đó chuyển sang hạt giáp, nhân giáp nhưng đây là loại bướu lành tính. Nếu như bướu giáp chỉ nhỏ dưới 2 cm và không gây chèn ép, không có biểu hiện gì thì bệnh nhân chỉ cần theo dõi và sống chung hòa bình với nó.
Với trường hợp bướu giáp to hơn 2cm, phát triển nhanh, bị xuất huyết, gây chèn ép thì lúc đó bệnh nhân mới cần phẫu thuật. Ngoài ra nếu bướu lớn, bệnh nhân không muốn mọi người chú ý đến bướu của mình thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật. Còn nguyên nhân dẫn đến ung thư tuyến giáp là do người bệnh đã bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ từ khi còn trẻ (khi bị nhiễm phóng xạ, trong vòng mười năm nguy cơ mắc căn bệnh ung thư tuyến giáp tăng cao). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ ung thư tuyến giáp còn tăng cao ở những người bị viêm giáp (cao gấp 10-11 lần so với người bình thường).
Về điều trị, nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ rất đơn giản, chỉ cần phẫu thuật 1 ngày là hôm sau bệnh nhân có thể xuất viện và không phải điều trị bằng thuốc phóng xạ. Trước và trong phẫu thuật bác sĩ sẽ đánh giá độ lan rộng, bướu có xâm lấn ra ngoài vỏ bao hay không, có di căn hay chưa, kích thước của bướu,… để có phẫu thuật cắt bướu phù hợp. Sau khi phẫu thuật, tùy giai đoạn bệnh, bệnh nhân sẽ được điều trị tiếp bằng thuốc phóng xạ hoặc chỉ cần theo dõi.
Theo Zing.vn
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang