Câu hỏi: “Tôi năm nay 25 tuổi, vốn rất khỏe mạnh. Gần đây, tôi thường có hiện tượng sốt chiều kèm theo khó thở, tức ngực. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị tràn dịch màng phổi và phải nằm viện. Xin cho biết bệnh này có nguy hiểm không?”
Trả lời:
Nguyên nhân tràn dịch màng phổi thanh tơ nguyên phát là do trực khuẩn lao gây ra. Trực khuẩn này gây viêm màng phổi và tiết ra một chất dịch màu vàng chanh, chèn ép lên phổi.
– Về lâm sàng, bệnh nhân có những triệu chứng như: sốt chiều, đêm ra mồ hôi trộm, chán ăn, mất ngủ, sút cân, tức ngực, khó thở, gõ bên ngực bị tràn dịch nghe tiếng đục nước.
– Chụp X-quang phổi bên bị tràn dịch thấy có một hình ảnh mờ đều, giới hạn trên cùng hơi lõm, đỉnh hướng về phía nách.
– Kết quả xét nghiệm chất dịch là Rivalta dương tính, chứng tỏ đây là dịch tiết. Tìm trong dịch thì hiếm khi thấy được trực khuẩn lao nhưng nếu đem nuôi cấy thì sẽ thấy nó xuất hiện.
Bạn có thể điều trị tràn dịch màng phổi bằng cách dùng thuốc. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cho hút màng phổi để lấy hết dịch (tuy nhiên làm một lần hay nhiều lần tùy tình hình, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn). Bạn cũng không nên bỏ qua việc tập luyện hít thở sâu hằng ngày để giúp phổi nở ra và hoạt động tốt trở lại.
Sau khi xuất viện, bạn cần uống thuốc dự phòng lao phổi ít nhất trong 6 tháng và trong năm đầu tiến, bạn phải đến bệnh viện kiểm tra 6 tháng/lần, sau đó là 12 tháng/lần rồi thưa dần nếu tình trạng sức khỏe đã tốt đẹp.
Bệnh tràn dịch màng phổi thường không gây ảnh hưởng gì cho tuổi thọ hoặc việc sinh con về sau. Tuy nhiên, bạn cần xác định rằng khi đã bị tràn dịch màng phổi thì phải chú ý phòng lao phổi, tạo cho mình thói quen sinh hoạt điều độ và bồi dưỡng tối đa, ít nhất là trong 1-2 năm đầu.
Theo VnExpress
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang