Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Triệu chứng da nổi ban đỏ và cách đối phó với viêm da cơ địa

Nếu thấy da nổi những đám ban đỏ, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da cơ địa. Cùng tìm hiểu biểu hiện và cách đối phó với viêm da cơ địa qua bài viết dưới đây.

Các yếu tố làm ảnh hưởng đến viêm da cơ địa

Các nghiên cứu y học cho thấy, các yếu tố di truyền và môi trường có ảnh hưởng đến bệnh viêm da cơ địa. Những người bị mắc bệnh viêm da cơ địa cũng có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng khác như viêm da dị ứng mạn tính, viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Kiêng thức ăn từ trứng sữa là một cách đối phó với viêm da cơ địa

Kiêng thức ăn từ trứng sữa là một cách đối phó với viêm da cơ địa

Ngoài ra, các dị nguyên gây bệnh hoặc một số yếu tố từ môi trường cũng có thể là tác nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa. Chúng thường có trong các loại thực phẩm như trứng, sữa, tôm, cua, cá, ốc và một số tác nhân khác như bọ nhà, nấm mốc, da và lông súc vật, phấn hoa… Bên cạnh đó, việc sử dụng xà phòng, các chất tẩy rửa, nước hoa và mỹ phẩm, hóa chất như dầu mỡ hoặc dung môi, bụi bẩn, khói thuốc lá cũng là yếu tố kích phát bệnh… Những điều này khiến cho việc đối phó với viêm da cơ địa trở nên khó khăn hơn.

Da xuất hiện ban đỏ là dấu hiệu của viêm da cơ địa

Tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể mà xuất hiện những dấu hiệu viêm da cơ địa khác nhau.

Giai đoạn cấp tính: Thường gặp ở trẻ em. Trên da của trẻ xuất hiện những đám ban đỏ hình tròn, bị bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước và vảy tiết, xuất tiết nhiều dịch viêm và xung quanh bị phù nề. Trẻ bị viêm da ở giai đoạn này sẽ rất ngứa, cảm giác khó chịu, nhất là về đêm, làm cho trẻ bị mất ngủ, gãi nhiều sẽ khiến trẻ ngứa thêm trầm trọng hơn, gây trầy xước, nhiễm khuẩn.

Giai đoạn mạn tính: Xuất hiện các đám sẩn đỏ, dày sừng, bong vảy, rối loạn sắc tố da. Bệnh nhân gãi nhiều sẽ gây ra tình trạng dày da, tróc da, sưng nề, nứt kẽ, chảy nước vàng và đóng vảy tiết. Ở trẻ nhỏ, bệnh thường xuất hiện ở các bộ phận như mặt, da đầu và mặt duỗi các chi. Ở trẻ lớn hơn hoặc những người mà bệnh diễn biến kéo dài, tổn thương da thường khu trú ở nếp gấp của các chi. Ở người lớn, viêm da cơ địa thường chỉ biểu hiện đơn thuần ở bàn tay.

Ngoài ra, do triệu chứng của viêm da cơ địa ở mỗi người có thể thay đổi theo thời gian nên việc căn cứ vào tiền sử gia đình để chẩn đoán bệnh là một tiêu chuẩn rất quan trọng.

Phương pháp đối phó với viêm da cơ địa 

Có rất nhiều cách để đối phó với viêm da cơ địa như chăm sóc da, tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh, dùng thuốc chống viêm, dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa.

Đối với chăm sóc da: Sử dụng các loại kem làm mềm da, tạo độ ẩm cho da. Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng da như xà phòng, chất sát khuẩn, hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia… Nên sử dụng các loại xà phòng ít bị khử mỡ và có pH trung tính để thay thế. Cắt móng tay thường xuyên và hạn chế gãi nhiều vì có thể làm nặng triệu chứng của bệnh. Có thể sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài để giúp giảm ngứa, làm mềm da. Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày.

Tìm và loại trừ nguyên nhân gây bệnh hoặc làm nặng bệnh: Cần khai thác kỹ tiền sử của người bệnh và làm các thử nghiệm dị ứng tại các cơ sở chuyên khoa về dị ứng. Loại trừ những loại thức ăn làm nặng bệnh, nhưng phải có thức ăn thay thế để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Dọn dẹp nhà cửa hàng ngày, giặt sạch các quần áo mới trước khi mặc để loại bỏ chất formaldehyde và các hóa chất khác có thể gây kích ứng da. Chọn trang phục thoải mái, không quá chật, tránh mặc đồ len để tránh gây kích ứng cho da.

Sử dụng thuốc chống viêm: Trong giai đoạn cấp tính có thể sử dụng kem bôi tại chỗ như: fluticasone, betamethasone, clobetasone 2 lần mỗi ngày. Những loại glucocorticoid có tác dụng rất mạnh chỉ nên dùng trong thời gian ngắn và tại những vùng dày sừng, không dùng cho các vùng da nhạy cảm, đặc biệt là da mặt. Một số thuốc ức chế miễn dịch bôi tại chỗ như tacrolimus, pimecrolimus đem lại hiệu quả rõ rệt, mang tính an toàn khá cao trong điều trị.

Trường hợp nặng, người bệnh có thể tham khảo phương pháp chiếu tia cực tím tại chỗ (không đáp ứng với các điều trị bằng thuốc), một số tác dụng phụ có thể gặp là nổi ban đỏ, rát, ngứa da, rối loạn sắc tố.

Giảm ngứa bằng cách dùng thuốc kháng histamin: Do ban đêm, người bị viêm da cơ địa thường cảm thấy ngứa và rát nhiều hơn nên có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin có tác dụng an thần vào tối trước khi đi ngủ.

Trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các điều trị tại chỗ, có thể dùng một đợt glucocorticoid đường uống ngắn ngày. (Lưu ý giảm dần liều trước khi ngưng hẳn thuốc). Tuy nhiên cần phải đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ để điều trị bệnh viêm da cơ địa đúng cách.

 

Theo News.zing

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version