Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cần được phát hiện kịp thời để có phác đồ điều trị hiệu quả, hạn chế các biến chứng khiến bệnh trầm trọng, đe dọa tới tính mạng của trẻ.
Theo số liệu mới nhất do Bộ Y tế thống kê, hiện nay trên cả nước đã ghi nhận 71.410 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 24% so với cùng kì năm ngoái, trong đó có tới 19 ca tử vong.
Trong tuần vừa qua, chỉ riêng Hà Nội đã có thêm 2.745 ca mắc mới. Tính đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 11.751 trường hợp mắc sốt xuất huyết, chủ yếu tập trung tại các quận, huyện nội thành: Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Cầu Giấy, Thanh Trì…
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do siêu vi trùng Dengue gây ra. Căn bệnh này lây lan chủ yếu do muỗi vằn hút màu từ người bệnh truyền sang người lành. Loại muỗi vằn này thường cư trú trong nhà ở, tại các góc tối tăm, ẩm thấp, hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm.
Có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết:
- Do siêu vi trùng Dengue gây ra
- Do muỗi văn hút máu từ người bệnh truyền sang người lành. Đây là nguyên nhân chủ yếu và rất dễ tạo thành dịch.
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên trẻ em từ 3-10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Dưới đây là những biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em thường thấy:
- Ở trẻ nhỏ thì thường có biểu hiện sốt đột ngột, sốt cao từ 38-39 độ nhưng không kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi. Nếu cho trẻ uống thuốc hạ sốt thì chỉ có tác dụng trong vài tiếng.
- Xuất hiện nhiều chấm đỏ trên mặt, da
- Chảy máu cam
- Nôn mửa
- Đi ngoài ra máu
- Ngoài ra có thể đau bụng, đau dữ dội, đau vùng dưới sườn phải
- Đối với trẻ lớn hơn thì cũng xảy ra triệu chứng sốt nhưng sốt nhẹ, kèm theo đau đầu, nhức mắt, đau khớp, nhức mỏi toàn thân và có các dấu hiệu xuất huyết.
Các biến chứng nguy hiểm khi bị sốt xuất huyết
Ngoài các triệu chứng như sốt cao đột ngột, liên tục từ 38 – 39 độ thì một số dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em thường thấy ở trẻ là bứt rứt, quấy khóc, chán ăn, buồn nôn, nôn trớ, sung huyết da, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hốc mắt, da xuất hiện chấm xuất huyết…
Ở thể nặng hơn, trẻ có thể bị xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, giảm số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
Nếu trẻ bị sốt từ 3-7 ngày thì có thể xảy ra tình trạng tràn dịch màng phổi, màng bụng, mi mắt phù nề, gan to với biểu hiện thoát huyết tương. Nếu lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt thì có thể gây cổ trường, bụng to, rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết còn gây biến chứng nguy hiểm khác là xuất huyết bất thường do rối loạn nguyên tố đông máu: Chảy máu cam dữ dội, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng, bầm tím ở phần chích, rong kinh….Ở người lớn, 1% người bệnh có thể bị xuất huyết não, khiến máu chảy lan ra nhiều khu vực trong não, khiến người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy để tránh sốt xuất huyết ở trẻ em, cha mẹ cần chủ động thực hiện các phương pháp diệt muỗi, tăng cường biện pháp chống dịch.
Theo Báo mới
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang