Bệnh trĩ ngoại đang có xu hướng tăng dần về tỷ lệ người mắc bệnh. Sự xuất hiện của căn bệnh này không chỉ làm suy giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Như thế nào là bệnh trĩ ngoại?
Khi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn, gấp khúc phía dưới đường lược tạo thành búi trĩ đó chính là trĩ ngoại. Căn bệnh này có thể nhận biết bằng mắt thường nhưng do tâm lí ngại ngùng hoặc không biết nên nhiều người chủ quan, cho đến khi bệnh nặng mới đi chữa nên việc điều trị trở nên vô cùng phức tạp.
Bệnh trĩ ngoại tuy không nguy hiểm nhưng những cảm giác vướng víu, ngứa ngáy do nó gây nên tác động rất lớn đến tâm lí của người bệnh. Mặt khác, càng kéo dài thời gian bệnh thì búi trĩ càng sưng to, phù nề, tiết dịch, chảy máu gây đau đớn, hậu môn bị viêm nhiễm, thiếu máu, ham muốn tình dục suy giảm…
Những dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại
Dấu hiệu đầu tiên của trĩ ngoại là viền hậu môn thò ra các búi trĩ khiến người bệnh có cảm giác cồm cộm và ngứa ngáy. Về sau, các tĩnh mạch phát triển thành búi trĩ ngoằn ngoèo bên ngoài hậu môn. Trường hợp bệnh nặng thì sự phát triển của búi trĩ sẽ làm tắc hậu môn khiến khi đại tiện búi trĩ bị cọ xát và chảy máu. Nghiêm trọng hơn nữa chúng sẽ sưng lên, phù nề, gây viêm nhiễm khiến bệnh nhân đau đớn.
Những nguyên nhân gây nên trĩ ngoại
– Ăn uống
Thường xuyên duy trì thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ chiên xào, chất đạm quá nhiều, ăn chất cay nóng, sử dụng chất kích thích, ít ăn rau xanh, uống ít nước… là những thói quen làm cơ thể thiếu chất xơ gây táo bón.
– Thói quen sinh hoạt
Ngồi lâu một chỗ, lười vận động, đứng nhiều khiến các tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu áp lực.
– Táo bón lâu ngày
Thường xuyên bị táo bón khiến đại tiện phải rặn, tạo áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn và gây trĩ ngoại.
Ngoài ra, thay đổi hormone sinh lý ở phụ nữ mang thai và người già cũng là lí do để căn bệnh này hình thành.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả
– Điều trị nội khoa
Tùy vào tính chất của bệnh trĩ ngoại ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều trị bằng loại thuốc uống phù hợp. Các loại thuốc này có dạng viên nang hoặc viên nén với khả năng thẩm thấu nhanh, tác động đến các tĩnh mạch từ đó làm giảm sưng đau, phù nề, cầm máu và giúp co búi trĩ.
– Điều trị ngoại khoa
Đây là phương pháp được áp dụng khi các phương pháp khác không đáp ứng, búi trĩ quá to và phải cắt bỏ. Phẫu thuật chỉ điều trị được bề mặt chứ không điều trị tận gốc bệnh, nếu việc vệ sinh sau khi phẫu không cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng hậu môn, gây hẹp hậu môn, đại tiện khó khăn, trĩ ngoại dễ tái phát.
Bên cạnh những phương pháp này người bệnh cũng cần vận động hợp lí và thay đổi thói quen ăn uống theo hướng:
+ Tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Uống đủ lượng nước khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể có cơ hội đào thải chất độc ra bên ngoài.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng, không ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu, thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại.
+ Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón.
Theo Sức khỏe và Đời sống
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang