Ung thư nốt ruồi có chữa được không? Bạn có đang quan tâm tới vấn đề này không? Nốt ruồi hầu như ai cũng xuất hiện trên da. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại tiềm ẩn những nguy cơ bệnh tật tới sức khỏe. Đặc biệt là bệnh ung thư, cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết ngay sau đây.
Ung thư nốt ruồi (còn gọi là ung thư hắc tố) là bệnh gì?
Nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể là điều bình thường. Hầu như ai cũng có ít nhất 1 nốt ruồi trên da. Chúng mọc ở nhiều nơi trên cơ thể với dạng màu nâu hoặc đen. Thông thường, chúng ta hay nghĩ nốt ruồi vô hại tuy nhiên ở mức độ nào đó lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư da.
Đây là căn bệnh ngoài da nguy hiểm nhất. Chúng chia thành ung thư da không sắc tố và ung thư sắc tố. Tùy theo tình trạng sức khỏe mà bệnh sẽ có tiến triển và tiên lượng khác nhau. Hầu hết sau khi bị bệnh khối u này sẽ lây lan ra các vùng lân cận. Sau 1 thời gian dài tiến triển sẽ ảnh hưởng tới làn da, sắc tố mắt, tĩnh mạch, hạch bạch huyết. Cuối cùng là gan, não, phổi và xương.
Nguyên nhân gây ung thư nốt ruồi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ung thư nốt ruồi. Chúng tôi xin được đưa ra một vài nguyên nhân chính sau đây:
Ung thư ruột già giai đoạn 2: Tổng quan và các biện pháp điều trị
- Do da bị ảnh hưởng từ các tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Hoặc do ảnh hưởng từ các loại đèn có tia cực tím. Chính điều này làm rối loạn quá trình hình thành. Từ đó tạo nên sắc tố melanin của làn da.
- Người có làn da nâu và đen ít có nguy cơ mắc bệnh do hắc tố màu đã đem đến sự bảo vệ tự nhiên. Người da trắng, mịn sẽ chuyển sang đỏ, hoặc nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ càng dễ bị bệnh.
- Do sự đột biến gen hoặc di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh.
- Do tiền sử của gia đình có bố hoặc mẹ bị ung thư hắc tố sẵn trước đó.
- Do hội chứng đa nốt ruồi dị sản gia đình gây nên.
- Một vài nguyên nhân khác như: tiếp xúc hóa chất than, khói muội, thuốc nhuộm tóc, lọc dầu, thạch tín …
- Ngoài ra, thói quen làm đẹp không an toàn như tắm trắng, lột da cũng có thể khiến gây nên bệnh ung thư
Triệu chứng của bệnh ung thư nốt ruồi
Bệnh ung thư nốt ruồi hay ung thư sắc tố có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Khi mắc bệnh, sẽ xuất hiện các triệu chứng cụ thể sau:
- Bờ viền xung quanh của nốt ruồi không đều màu
- Kích thước của nốt ruồi lớn bất thường
- Màu sắc của nốt ruồi cũng thay đổi bất thường
- Các nốt ruồi sẽ bị vỡ ra và chảy máu bất thường
- Hạch bạch huyết bị sưng
- Người bệnh có cảm giác khó thở
- Hiện tượng đau xương khớp xảy ra, khối u hình thành di căn đến khớp
- Bệnh nhân bị đau đầu và kèm theo co giật
- Ngoài ra, trường hợp nặng có thể gặp phải vấn đề về thị lực khi khối u di căn vào não.
Xem thêm: Nốt ruồi – dấu hiệu báo ung thư bạn cần biết – Vietnamnet
Ung thư nốt ruồi có chữa được không? Cũng còn phụ thuộc vào từng biểu hiện bệnh. Còn nhiều triệu chứng và dấu hiệu khác nữa nhưng không phổ biến.
Vậy ung thư nốt ruồi có chữa được không?
Theo các bác sỹ, tùy từng trường hợp bệnh mà tiên lượng sẽ khác nhau. Nếu người bệnh phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh và sống sau 5 năm đạt 100%. Bệnh ở giai đoạn muộn tỉ lệ giảm khoảng 20-40%. Hậu quả của bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như bạn không điều trị kịp thời.
Các biện pháp điều trị bệnh cũng chia từng giai đoạn. Lúc đầu, bác sỹ sẽ loại bỏ vùng da bị u hắc tố kèm theo vùng da lân cận để loại bỏ hoàn toàn tế bào gây bệnh. Phẫu thuật giai đoạn đầu chính là phương pháp tối ưu lúc này.
Nếu các u tế bào hắc tố này đã lan sang hạch bạch huyết, bác sỹ sẽ loại bỏ thông qua việc phẫu thuật. Kết hợp dùng thuốc interferon để hỗ trợ kết quả tốt nhất.
Trường hợp khối u ác tính đã di căn sang cơ quan khác. Ngoài phẫu thuật, bác sỹ sẽ xạ trị, hóa trị và dùng các liệu pháp miễn dịch. Tuy nhiên, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn là không cao vì tế bào đã di căn.
Biện pháp phòng trừ bệnh ung thư nốt ruồi
Ung thư nốt ruồi có chữa được không? Như chúng tôi đã nói còn tùy vào tình trạng của bệnh. Nhưng điều quan trọng nhất bạn cần phải phòng tránh và hạn chế tế bào gây bệnh. Biện pháp như sau:
- Bạn hãy theo dõi những biểu hiện bất thường của nốt ruồi. Nếu có dấu hiệu hãy đi khám ngay càng sớm càng tốt.
- Tự giác kiểm tra da ít nhất mỗi tháng 1 lần để phát hiện xem da có đốm đen hay nốt ruồi không.
- Không nên đi nắng thường xuyên nhất là vào thời gian cao điểm (giữa trưa). Sử dụng kem chống nắng thường xuyên khi ra ngoài. Với chỉ số SPF >30 để da được bảo vệ tốt nhất.
- Tuyệt đối không nên nhuộm da và sử dụng hóa chất quá nhiều vào da.
- Nếu đã bị bệnh thì tốt nhất nên tuân thủ đúng theo phác đồ chỉ định của bác sỹ chuyên môn.
Trên đây chúng tôi đã giải đáp ung thư nốt ruồi có chữa được không? Hi vọng với những nguồn thông tin này sẽ hữu ích với quý vị. Hãy chăm sóc làn da để không bị bất kỳ căn bệnh nào gây ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang