Ung thư phổi nên ăn uống gì để hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả nhất? Ăn uống có khoa học là phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư phổi rất hiệu quả. Người đọc cần lưu tâm ung thư phổi nên ăn uống gì? Dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phổi. Người đọc cần lưu tâm để phát hiện và điều trị bệnh ung thư kịp thời.
Ung thư phổi nên ăn uống gì là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm và tìm hiểu.
Ung thư phổi nên ăn uống gì?
Ung thư phổi nên ăn uống gì? Khi bị ung thư phổi, người nhà cần tuyệt đối chú trọng đến vấn đề thực phẩm hàng ngày của người bị bệnh. Bởi dinh dưỡng là một phần quan trọng chiếm gần như 50% trong việc điều trị các bệnh ung thư. Nếu có một chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng và có lợi cho căn bệnh thì người bị ung thư phổi sẽ phần nào kéo dài được tuổi thọ.
Thực phẩm có nhiều chất đạm
Người bị ung thư phổi thường họ ra máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Vì vậy, người nhà nên cho người bệnh ăn nhiều thực phẩm có đạm như sữa ít béo, sản phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua… các món súp từ thịt gà, thịt bò…
Rau xanh, nước ép trái cây
Rau xanh và các loại nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe người bệnh bởi người bị ung thư phổi thường phải điều trị rất nhiều loại thuốc nên tác dụng phụ gặp là không ít. Chế độ ăn ngoài đảm bảo protein còn phải đảm bảo được đầy đủ vitamin.
Uống trà xanh
Bệnh nhân ung thư phổi nên uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày vì thức uống này gấp gần 500 lần so với các nguồn chất chống ôxy hóa vitamin C.
Bổ sung lycopene
Thực phẩm như cà chua, dưa hấu, đu đủ có chứa lycopene, một hợp chất có thể phá vỡ sự phát triển của tế bào ung thư.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Thường xuyên ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày sẽ giúp bệnh nhân được cung cấp đủ lượng protein, carbohydrates cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Tham khảo thêm: Ung phổi nên ăn uống như thế nào? – Báo Mới
Đủ chất xơ
Do việc điều trị, bệnh nhân ung thư phổi có thể bị táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như bột yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Các sản phẩm từ sữa
Chúng ta đều biết sữa, phô mai, sữa chua… cung cấp một lượng canxi và protein phong phú cho cơ thể. Với những bệnh nhân ung thư phổi rất kén ăn, vì vậy khi nào chán ăn hoặc ăn những loại thực phẩm rắn, bạn cần bổ sung cho bệnh nhân thêm một ly sinh tố trái cây hoặc sữa, sữa chua để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên dùng sữa nguyên chất hay cho sữa không có chất béo.
Biểu hiện của ung thư phổi
Biểu hiện của ung thư phổi được thể hiện qua các triệu chứng như: Thở nặng nhọc, biểu hiện bất thường ở các mô vú…
Thở nặng nhọc là biểu hiện của ung thư phổi
Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi đi/ chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.
Ho nhiều
Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi… có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn. Dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.
Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
Sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể là do ung thư. Nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra. Không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.
Đau ngực
Đau tay và các ngón tay
Đau và mỏi ở các ngón tay là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi. Khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.
Đờm có lẫn máu
Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt. Bạn nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi.
Thay đổi tâm trạng thất thường
Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc…
Thường xuyên bị nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp. Dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
Đau vai
Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang