Ung thư xương có di truyền không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là thành viên gia đình có người không may mắc phải căn bệnh này. Những ai thường mắc ung thư xương? Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xương. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư xương? Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh ung thư xương.
Ung thư xương có di truyền không là thắc mắc của nhiều độc giả. U xương ác tính bắt đầu trong các tế bào xương. Bệnh thường xảy ra ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 và 30 và khoảng 10% trường hợp u xương ác tính phát triển ở những người trong độ tuổi 60 và 70. Bệnh hiếm gặp ở những người trung niên, và thường gặp ở nam hơn nữ.
Ung thư xương có di truyền không?
Ung thư xương không di truyền nhưng gia đình có người thân mắc ung thư xương có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Nguyên nhân là bởi ung thư xương được gây ra bởi các khuyết tật (đột biến) trong các gen nhất định.
Các loại ung thư xương
Ung thư xương rất hiếm gặp. Nó chỉ chiếm ít hơn 1% trong tất cả các loại bệnh ung thư. Các loại ung thư xương thường xảy ra trên những nhóm dân cư có đặc điểm giống nhau:
- Sarcoma xương: Thường thấy ở lứa tuổi từ 10 đến 19. Nhưng vẫn có thể xảy ra ở người lớn hơn 40 tuổi. Những người này có những tình trạng bệnh như bệnh Paget (Bệnh lành tính do sự phát triển bất thường của mô xương) sẽ có nguy cơ cao mắc loại ung thư này.
- Sarcoma sụn hay xảy ra ở người lớn tuổi hơn, thường là trên 40 tuổi.
- ESFT cũng gặp hầu hết ở trẻ em, thanh niên dưới 19 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân ung thư xương là gì?
Để tìm hiểu về vấn đề ung thư xương có di truyền không, bạn cần hiểu về nguyên nhân gây bệnh ung thư xương. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị ung thư xương, ví dụ như:
- Hội chứng gen di truyền: Những hội chứng gen di truyền hiếm gặp trong gia đình làm tăng nguy cơ ung thư xương, gồm có hội chứng Fraumeni và u nguyên bào võng mạc di truyền.
- Bệnh Paget xương: Đây là một tình trạng tiền ung thư lành tí Nó can thiệp vào quá trình tái tạo tế bào bình thường của cơ thể, trong đó những mô xương mới thay thế từ từ mô xương cũ. Theo thời gian, bệnh sẽ làm cho xương dễ gãy. Bệnh này phổ biến ở người lớn, đặc biệt ở lứa tuổi 50.
- Tiếp xúc phóng xạ.
Ung thư xương không di truyền
Trả lời câu hỏi ung thư xương có di truyền không, theo các bác sĩ chuyên ngành, ung thư xương là căn bệnh không di truyền. Tuy nhiên thành viên trong các gia đình có người bị ung thư xương thì bị tăng nguy cơ mắc căn bệnh này so với những người bình thường khác.
Thực tế, trong danh sách 12 loại ung thư có thể di truyền được các nhà khoa học Mỹ công bố cách đây chưa lâu, cũng không có tên bệnh ung thư xương. Danh sách 12 loại ung thư có thể di truyền bao gồm: Ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi, ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi, u nguyên bào đệm và bệnh bạch cầu tủy cấp.
Điều trị ung thư xương
Chẩn đoán bệnh ung thư xương
Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng của bạn và bệnh sử của gia đình. Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đề nghị các xét nghiệm giúp chẩn đoán. Những xét nghiệm thường dùng gồm có:
- X-Quang: Phương pháp này cho thấy hình ảnh bất thường của xương mà không cần đến phẫu thuật. Dấu hiệu của ung thư xương có thể là xương không lành lặn, có lỗ trong xương hay khối u. Nếu thấy những triệu chứng này, bạn sẽ được làm sinh thiết để xác định xem có bị ung thư xương hay không.
- Xạ hình xương: Một chất phóng xạ sẽ được tiêm vào mạch máu. Chúng di chuyển, gắn vào xương và sẽ được chụp lại bởi máy xạ hình. Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua đánh giá hình ảnh xạ hình.
- Chụp hình cắt lớp (CT scan): Đây là phương pháp tạo hình sử dụng nhiều tia X từ nhiều góc khác nhau. Hình ảnh CT scan cung cấp những thông tin rõ ràng hơn so với X-Quang.
- Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giống với X-Quang nhưng thay vào đó sử dụng nam châm mạnh kết nối với máy tính.
- Chụp Positron cắt lớp (PET): Một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào mạch máu và một máy quét sẽ làm hiện rõ hơn những chất phóng xạ. Sau đó hình ảnh số hóa những khu vực có gắn glucose sẽ xuất hiện.
Xem thêm: Ghép xương để chữa ung thư xương – Vnexpress
Phương pháp điều trị ung thư xương
Ung thư xương có thể được điều trị theo nhiều cách. Có thể kết hợp các phương pháp điều trị để có kết quả tốt nhất. Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào loại ung thư cũng như thể trạng chung của người bệnh.
- Phẫu thuật: Khối u được cắt bỏ với những kỹ thuật ngoại khoa đặc biệt. Lựa chọn này tốn nhiều thời gian để hồi phục sau mổ.
- Hóa trị: Phương pháp này sử dụng thuốc kháng ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ thường sẽ đề nghị kết hợp các loại thuốc với nhau.
- Xạ trị: Kỹ thuật này sử dụng tia X năng lượng cao để diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường dùng kết hợp với phẫu thuật. Nó có thể có hại cho bệnh nhân sau điều trị và có thể dẫn đến biến chứng.
- Cắt lạnh: Tế bào ung thư được làm đông lạnh bằng dung dịch nitơ. Chúng sẽ chết sau một khoảng thời gian. Kỹ thuật này thỉnh thoảng có thể thay thế phẫu thuật quy ước để tiêu diệt khối u.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang