Dược Liệu Sạch Bạch Truật
(Rhizoma atrclylodis macrocephalae)
Mô tả cây thuốc:
Cây được nhập từ Trung Quốc từ những năm 60, nay đã được trồng rộng rãi. Đặc biệt, ở nước ta, cây được trồng được cả ở miền núi cao lạnh và đồng bằng thấp nóng. Nơi cao lạnh chủ yếu nhân và giữ giống, đồng bằng thu lấy củ.
Thu hái, sơ chế:
Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giáng đến Lập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, củ còn non, tỷ lệ khô thấp, hoa nhiều; thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọc lên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanh chuyển thành màu vàng và nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy là đúng lúc thu hoạch. Lúc thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy dao cất bỏ thân cây đem củ về chế biến. Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồng truật” hay “Bạch truật”, nếu để nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đông truật”.
Phần dùng làm thuốc: Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.
Mô tả dược liệu:
Dược liệu Bạch truật là thân rễ phơi khô có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứng dòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt.
Bào chế:
+ Theo Trung Dược Đại Tự Điển:
1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần thái mỏng, sao cháy.
2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp: Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi là Bạch truật sấy, của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là một loại củ phơi khô.
a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20 ngày, đến lúc khô kiệt thì thôi nếu gặp phải trời mưa thì nên rải ra chỗ râm mát, thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt… nếu không củ dễ thối mốc.
b) Sấy khô: Đem củ đã đào về chọn lọc kỹ, đưa lên gìan sấy khô. Lò sấy thông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cần to lửa và đều, về sau khi vỏ củ đã nóng thì lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờ đảo trên xuống dưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6 giờ, đến lúc củ khô được 50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phân chia loại to nhỏ, củ to bỏ xuống dưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều. Sấy vậy 8-12 giờ lúc củ khô độ 70-80% đem vào sọt ủ 10-15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ ngấm thấm ra ngoài, vỏ ngoài mềm ra, lúc này có thể sấy lại lần cuối cüng thời gian độ 24 giờ. Các nơi ở tỉnh Hồ nam, Hồ bắc sau khi sấy khô, lại đổ củ vào rổ sát cho vỏ bong sạch. Nói chung cứ 3, 5 kg củ tươi, sau khi sấy khô có thể thu được 1 kg củ khô. . Chải, rửa sạch, ủ kín cho đến mềm, thái hoặc bào mỏng 1-2 ly, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi bào, phơi tái, tẩm nước Hoàng thổ ( thường dùng) hoặc tẩm mật sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi thái mỏng, sao cháy (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).
Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, thường phơi sấy. Nếu thấy mốc thì phơi sấy ngay. Nếu phải sấy diêm sinh thì không nên sấy lâu vì sẽ bị chua.
Hoa bạch truật
Tính vị: Vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm.
Quy kinh: Tỳ vị
Tác dụng của bạch truật: Kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai.
Chủ trị,cách dùng:
+ Được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính, an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn oẹ, chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi, phù thũng, Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.
+ Được dùng uống để chống phù, do tác dụng lợi tiểu và làm tăng tiết mồ hôi; chữa ho dưới dạng nước sắc, và phối hợp với một số cây khác để chữa đái tháo đường. Dược liệu còn được chỉ định trong các trường hợp viêm các cơ quan đường tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột) để làm ăn ngon miệng, chữa bệnh thấp khớp và chứng đau nhức đầu, dưới dạng thuốc ngậm. Dùng ngoài tác dụng diệt nấm. Liều thuốc một lần, dạng nước sắc để trị ho: 5 – 20 g và điều trị các bệnh đường tiêu hoá: 3 – 15 g.
+ Trong y học cổ truyền Nhật Bản, Bạch truật được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hơp đái ít, đái buốt, di tinh, hoa mắt. Ngày nay, nhân dân Nhật Bản dùng Bạch truật để tăng cường tiêu hoá, lợi tiểu (tăng lượng nước tiểu và số lần đi tiểu), chữa đau mình mẩy, ho, đờm nhiều, buồn nôn, di mộng tinh, kiết lỵ.
Kiêng kỵ: Đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.
Các bài thuốc dùng trong dân gian:
– Thuốc bổ và chữa suy nhược cơ thể: Bạch truật 6 kg, cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.
– Chữa sỏi mật, khó tiêu, sa dạ dày: Bạch truật, phục linh, nhân sâm mỗi thứ 6 g, trần bì 5 g, gừng 8 g, nước 600 ml. Sắc còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Chữa viêm gan: Bạch truật, trạch tả, dành dành mỗi thứ 9 g, nhân trần 30 g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
– Chữa tiểu đường: Bạch truật, phục linh mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ 6 g, sơn dược 15 g, đẳng sâm 5 g, nước 500 ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Một đợt điều trị là 2 tháng.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang