Ung thư máu là gì? Nguyên nhân gây bệnh ung thư máu có lây không. Triệu chứng ung thư máu bạch huyết và phương pháp điều trị ung thư máu, thuốc chữa ung thư máu mới. Hình ảnh ung thư máu giai đoạn cuối di căn có chữa được không sống được bao lâu? Chi phí khám xét nghiệm chữa trị ung thư máu ở trẻ em ở đâu tốt nhất.
Ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới và 220.000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm. Độ tuổi thường bị ung thư máu dưới 15 tuổi là 21.7%, trên 15 tuổi là 78.2%. Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị, chữa trị kháng thể và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết.
Hiện nay, ung thư máu được xếp vào danh sách những căn bệnh nguy hiểm và khó chữa trị. Bởi bệnh có thời gian ủ bệnh khá lâu, rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Người mắc bệnh thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bệnh dẫn đến hậu quả khó lường.
Ung thư máu là gì?
Ung thư bạch cầu là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Hiểu biết về nguyên nhân, cách phòng ngừa ung thư bạch cầu giúp bạn tránh khỏi được căn bệnh này. Bài viết sẽ cung cấp kiến thức tổng quát về ung thư máu tới độc giả.
Khái niệm ung thư bạch cầu
Máu gồm ba loại tế bào: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
- Hồng cầu chứa huyết cầu tố, mang dưỡng khí nuôi các cơ quan bộ phận.
- Bạch cầu có nhiệm vụ chống lại các chất lạ như vi sinh vật xâm nhập cơ thể.
- Tiểu cầu giúp máu đóng cục, tránh xuất huyết ở vết thương.
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu (ung thư bạch cầu) là hiện tượng gia tăng đột biến số lượng bạch cầu trong máu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên khi lượng bạch cầu trong máu quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn hồng cầu. Khi hồng cầu bị tiêu diệt gây ra hiện tượng thiếu máu, ung thư máu. Nhiều trường hợp bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong.
Ung thư máu có mấy loại?
Bệnh bạch cầu theo sự tiến triển bệnh
Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự tiến triển của bệnh:
- Bệnh bạch cầu mạn tính: Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Lúc đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì. Bệnh thường được phát hiện qua khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu. Các triệu chứng xuất hiện như nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ, sau đó trở nên nặng hơn.
- Bệnh bạch cầu cấp tính: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường, nhưng số lượng tăng rất nhanh.
Bệnh bạch cầu theo dòng tế bào bị ảnh hưởng
Theo thông tin của Bộ Y tế, có ba nhóm chính của ung thư máu gồm:
- Bệnh bạch cầu: Là tình trạng số lượng bạch cầu tăng đột biến. Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác.
- Lymphoma: Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Đây là phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng.
- Đa u tủy: Đây là một bệnh ung thư máu của các tế bào plasma. Tế bào plasma có trong tủy xương và tạo các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng. Số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tụ tập trong tủy xương và ngăn chặn nó sản xuất một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.
Ung thư máu sống được bao lâu?
Đối với bệnh thư, thời gian sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Thời gian phát hiện bệnh ở mức độ nào, mắc loại ung thư máu gì, phương pháp điều trị bệnh ra sao. Thời gian sống của người mắc bệnh ung thư máu kéo dài bao lâu còn phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể cũng như ý chí chiến đấu với bệnh tật của người bệnh.
Với bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính:
- Ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình 98 tháng (khoảng 8 năm);
- Ở giai đoạn giữa có thời gian sống trung bình 65 tháng (5,5 năm);
- Ở giai đoạn cuối, thời gian sống chỉ còn 42 tháng (khoảng gần 4 năm).
Với bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính:
- Đây là dòng phổ biến nhất của bệnh bạch cầu ở người trưởng thành. Nếu phát hiện sớm, thống kê cho thấy 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 60 tháng (5 năm).
- Với người lớn tuổi mắc bệnh này thường có thời gian sống khoảng 2 năm.
Với bệnh bạch cầu lympho mạn tính:
- Nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm;
- Những người có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp.
Với bệnh bạch cầu lympho cấp tính:
- Bệnh này thường tiến triển rất nhanh khiến bệnh nhân chỉ sống được khoảng 4 tháng.
- Tuy nhiên, khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh và phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trẻ em trong nhóm tuổi 3 – 7 có cơ hội phục hồi sau điều trị cao nhất.
Ung thư máu có mấy giai đoạn?
Nếu đủ thời gian phát triển, bệnh ung thư máu có bốn giai đoạn chung:
- Ung thư máu giai đoạn 1: Giai đoạn này, các hạch bạch huyết được mở rộng. Các hạch bạch huyết mở rộng do sự gia tăng đột ngột của số lượng lympho. Giai đoạn này nếu phát hiện ra sớm thì tỷ lệ chữa khỏi khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.
- Ung thư máu giai đoạn 2: Ung thư máu đã lây lan đến lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng một lúc nhưng chắc chắn một trong số các cơ quan đã bị xâm lấn. Sự phát triển của lympho ở giai đoạn này tăng cao.
- Ung thư máu giai đoạn 3: Số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn này, bệnh ung thư bạch cầu đã xâm lấn sang ít nhất hai cơ quan khác.
- Ung thư máu giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm và khó điều trị, người bệnh đến giai đoạn này có tỷ lệ sống không cao. Tỷ lệ tiểu cầu bắt đầu giảm nhanh chóng, các tế bào ung thư đã lây lan đến phổi. Thiếu máu có biểu hiện cấp tính.
Dấu hiệu của ung thư máu
Các dấu hiệu của bệnh ung thư máu mới đầu không rõ ràng. Bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở trẻ em
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao. Trong đó, trẻ em bị ung thư bạch cầu chiếm 30% trong các thể ung thư. Phụ huynh không nên bỏ qua các dấu hiệu bệnh ung thư máu ở trẻ em:
- Dễ bị bầm tím: Trẻ dễ dàng bị bầm tím với những va chạm nhẹ. Trẻ bị ung thư máu thường chảy máu nhiều hơn sau một chấn thương nhỏ, hoặc chảy máu mũi.
- Chảy máu mũi: Trẻ bị chảy máu mũi liên tục mà không có nguyên nhân cụ thể. Các mạch máu ở mũi trở nên yếu hơn và có khuynh hướng dễ vỡ khi trẻ bị bệnh này.
- Chán ăn: Triệu chứng này có thể rất bình thường ở trẻ em nên khó nhận biết. Khi đứa trẻ bị bệnh bạch cầu, các tế bào tích tụ trong dạ dày và lá lách khiến trẻ ít có cảm giác đói.
- Nhiễm trùng thường xuyên: Trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng liên tục, thậm chí là ngay sau khi điều trị.
- Đau dạ dày: Trẻ có dấu hiệu có các cơn đau dạ dày liên tục và cấp tính. Các tế bào ung thư bạch cầu đã tích tụ trong dạ dày và ảnh hưởng đến các mô của dạ dày.
- Khó thở: Khi có tế bào ung thư trong máu, chúng bắt đầu phá hủy các tế bào của phổi. Do đó gây ra các vấn đề hô hấp như khó thở và khò khè ở trẻ em.
- Thiếu máu: Thiếu máu do các tế bào hồng cầu trong cơ thể giảm đi, trẻ bị các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư máu ở người lớn
Ở người trưởng thành, dấu hiệu của bệnh ung thư bạch cầu rất khó nhận biết. Ban đầu, người bệnh thường bị sốt, nổi mẩn đỏ, cơ thể suy nhược. Chú ý các dấu hiệu của bệnh như sau:
- Đốm đỏ: Cơ thể bệnh nhân xuất hiện đốm đỏ do sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
- Nhức đầu: Do sự suy thoái lưu lượng máu đưa lên não khiến não không được cung cấp đủ oxy nên gây đau đầu.
- Đau xương: Một trong những triệu chứng chính của bệnh bạch cầu là đau xương. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy mức độ của bệnh. Bệnh nhân thường đau ở khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng… Nguồn gốc là từ tủy xương không thể sản sinh ra các tế bào máu mới.
- Sưng hạch bạch huyết: Viêm hạch bạch huyết là một dạng viêm bạch cầu gây ra do vi khuẩn. Vì thế, sưng hạch bạch huyết thường nổi dưới da của bệnh nhân ung thư máu và không gây đau.
- Xanh xao, mệt mỏi: Khi mắc ung thư máu, lượng hồng cầu có trong máu bị suy giảm đáng kể. Thiếu máu khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao bởi cơ thể không đáp ứng được nhu cầu trao đổi dưỡng khí.
- Chảy máu cam: Bệnh bạch cầu khiến lượng bạch cầu trong máu giảm – tế bào có tác dụng cầm máu. Vì vậy, bệnh nhân dễ bị chảy máu cam.
- Sốt cao thường xuyên: Bệnh nhân mắc ung thư bạch cầu thường suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch. Các tế bào bạch cầu dần dần mất đi khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Triệu chứng ung thư máu giai đoạn đầu – giai đoạn cuối
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân hay bỏ qua hoặc nhầm lẫn biểu hiện bệnh với các bệnh lý thông thường. Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dưới đây do tình trạng thiếu máu. Tỉ lệ bạch cầu đột ngột tăng cao khiến tủy xương không thể sản xuất cân các tế bào máu khác. Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch cầu có những biểu hiện không rõ ràng:
- Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân;
- Sốt cao, da nhợt nhạt, người nổi đốm đỏ;
- Đau xương khớp;
- Khó thở.
Khi phát triển với giai đoạn cuối, các tế bào ung thư bạch cầu được tích tụ trong thận, gan và lá lách, khiến bụng to ra kèm theo cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, đau bụng thường xuyên. Bệnh nhân gặp phải tình trạng thiếu máu trầm trọng, máu không lưu thông dẫn đến các triệu chứng sau:
- Thiếu máu, da xanh xao, thường xuyên đau đầu, mệt mỏi;
- Xuất hiện các đốm đỏ nhiều và dày đặc;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Tần suất những cơn đau dày đặc do tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác.
Xem thêm:
Nguyên nhân của ung thư máu
Bệnh ung thư bạch cầu do lượng bạch cầu được sản sinh, tăng quá nhiều trong thời gian ngắn. Bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể, chống vi khuẩn, virus hay các tác nhân có hại từ bên ngoài tác động lên cơ thể. Nhưng khi lượng bạch cầu quá nhiều, chúng tiêu hồng cầu dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người bệnh. Lượng bạch cầu tăng lên còn hồng cầu giảm đi, vì vậy ung thư máu còn có tên khác là bệnh máu trắng.
6 nguyên nhân của bệnh bạch cầu
Theo nghiên cứu của Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, một số nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu do hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất độc hại và và hạt nhân nguyên tử, lây nhiễm virus gây bệnh bạch cầu T ở người…
Hút thuốc lá
Hút thuốc ẩn chứa nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm cả bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML). Các chất gây ung thư trong thuốc lá được hấp thụ bởi phổi và sau đó đi đến mạch máu. Các tế bào ung thư có hại khiến tỷ lệ hồng cầu giảm, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nhiễm hóa chất độc hại
Benzen là một sản phẩm phụ hóa học của than đá và dầu mỏ. Nó được sử dụng chủ yếu trong xăng, có nhiều trong sơn, dung môi, chất dẻo, thuốc trừ sâu và chất tẩy rửa. Những người làm việc trong nhà máy sản xuất độc hại tiếp xúc nhiều với chất này có nguy cơ bị bệnh bạch cầu.
Bức xạ hạt nhân nguyên tử cũng là nguyên nhân dẫn tới ung thư bạch cầu. Ví dụ như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986.
Bệnh nhân từng điều trị ung thư
Bệnh nhân sau khi điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị, phẫu thuật có nguy cơ mắc bệnh ung thư bạch cầu. Nguyên nhân là do những hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư có khả năng gây ra bệnh máu trắng. Tuy nhiên những trường hợp mắc bệnh sau hóa trị, xạ trị ung thư có tỉ lệ rất ít.
Dị tật bẩm sinh
Nhiều chương trình nghiên cứu chỉ ra trẻ em bị bệnh down bẩm sinh hoặc trong gia đình có người từng mắc bệnh ung thư máu cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những trẻ em khác.
Lây nhiễm virus gây bệnh bạch cầu dòng T ở người
Virus gây bệnh bạch cầu ở người dòng T là một loại virut gây tấn công tế bào T (một loại bạch cầu) gây bạch cầu và u lympho. Virus có thể lây truyền bằng cách:
- Dùng chung bơm kim tiêm để chích ma túy;
- Truyền máu;
- Thông qua tiếp xúc tình dục;
- Lây từ mẹ sang con khi sinh hoặc qua việc cho con bú.
Nguyên nhân ung thư máu ở trẻ em
Về cơ bản, nguyên nhân bệnh bạch cầu ở trẻ em cũng do sự tăng trưởng ác tính của các tế bào máu kì lạ được tạo ra trong quá trình tạo máu của tủy xương. Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh xuất phát từ một số nguy cơ như:
- Lây nhiễm phóng xạ: Nếu trẻ nhỏ tiếp xúc với phóng xạ hoặc được cấy ghép phóng xạ do bị các bệnh khác thì rất dễ mắc bệnh bạch cầu.
- Môi trường ô nhiễm: Nếu trẻ sinh sống trong môi trường nhiều virus độc hại cũng rất dễ bị virus xâm nhập và mắc ung thư bạch cầu.
- Trẻ bị bệnh về biến đổi gen: Các trẻ bị các bệnh về gen như thiểu năng trí tuệ thường có nguy cơ bị ung thư máu cao hơn những trẻ bình thường. Những trẻ mắc chứng rối loạn di truyền như hội chứng li-fraumeni, hội chứng down hoặc hội chứng klinefelter cũng có nguy cơ mắc ung thư bạch cầu.
- Yếu tố di truyền: Trẻ em có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư máu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ khác.
- Sức khỏe yếu: Đối với những bé có hệ thống miễn dịch yếu cũng dễ bị mắc ung thư máu hơn bé khác.
Ung thư máu có di truyền không?
Những người có tiền sử gia đình bị căn bệnh này băn khoăn liệu bệnh ung thư máu có di truyền không. Trong các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền đối với bệnh ung thư, hiện chưa có bất cứ một kết luận cụ thể nào chứng tỏ ung thư có tính di truyền. Theo đó, hầu hết các trường hợp mắc ung thư máu là không do di truyền.
Tuy nhiên, một số yếu tố có tính đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư máu. Ví dụ như những người mắc hội chứng:
- Hội chứng li-fraumeni;
- Hội chứng down;
- Hội chứng noonan;
- U sợi thần kinh loại I;
- Suy giảm hệ miễn dịch…
Mặc dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng những người tiền sử gia đình có người thân bị mắc ung thư bạch cầu không cần quá lo lắng. Thực tế, ung thư bạch cầu do yếu tố môi trường là phần lớn. Do đó, bạn lựa chọn một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lí, hoạt động thể chất đều đặn, thường xuyên tầm soát ung thư định kỳ là những phương pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh.
Ung thư máu có lây không?
Cho đến nay, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh ung thư máu có lây lan qua đường tiếp xúc bên ngoài. Ung thư máu cũng giống như các bệnh ung thư khác, không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua bất kỳ con đường nào như hô hấp, tiếp xúc, quan hệ tình dục…
Ung thư bạch cầu là một căn bệnh ác tính được hình thành chủ yếu do các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, mức độ tiếp xúc với hóa chất độc hại, thói quen sinh hoạt của con người. Cho nên ung thư máu hoàn toàn không lây nhiễm giữa người với người thông qua đường tiếp xúc.
Điều trị bệnh ung thư máu
Trước khi tiến hành điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán rõ ràng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu theo Y học hiện đại
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Việt Nam, hiệu quả điều trị của bệnh bạch cầu còn khá thấp. Bệnh nhân được áp dụng các phương pháp điều trị chính như hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Các bác sĩ thường kết hợp từ 2 phương pháp điều trị trở lên để mang lại hiệu quả điều trị.
Hóa trị ung thư bạch cầu
Hóa trị là việc sử dụng thuốc tiêu diệt các tế bào ung thư bằng phương pháp tiêm, uống hoặc truyền thuốc vào dịch não tủy theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe. Mục tiêu của việc điều trị này là sử dụng thuốc để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
Tuy nhiên, hóa trị ung thư thường hay gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Khi hóa trị liệu ảnh hưởng lên tế bào bình thường, nó sẽ làm giảm sức đề kháng cơ thể. Người bệnh dễ bị mất năng lượng, rụng tóc, dễ bầm tím và chảy máu. Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ từ từ biến mất trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt truyền hóa chất.
Một số loại hóa chất chống ung thư máu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người bệnh. Đối với phụ nữ, kinh nguyệt có thể bị rối loạn, thậm chí là ngưng hẳn hoặc bị mãn kinh. Đối với nam giới, có thể bị ngưng tạo tinh trùng. Các bệnh nhân ung thư máu là nam giới thường hay chọn giải pháp giữ đông lạnh tinh trùng.
Xạ trị ung thư bạch cầu
Liệu pháp phóng xạ (xạ trị ung thư) được sử dụng cùng với hóa trị đối với một vài loại bệnh ung thư máu. Biện pháp xạ trị sử dụng những tia sáng mang năng lượng cao, có tác dụng làm tổn thương những tế bào ung thư máu, ngăn chúng phát triển. Y học hiện nay có hai phương pháp xạ trị:
- Xạ trị tập trung: Chiếu các tia phóng xạ lên một bộ phận nhất định trên cơ thể người bệnh, nơi tập trung nhiều tế bào ung thư máu nhất.
- Xạ trị tổng hợp: Chiếu tia phóng xạ lên toàn bộ cơ thể người bệnh. Xạ trị tổng hợp thường được áp dụng trước khi tiến hành cấy ghép tủy xương.
Bệnh nhân khi xạ trị có thể cảm thấy mệt mỏi. Do đó việc nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều hết sức cần thiết. Xạ trị cũng có thể gây nên hiện tượng buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng. Những tác dụng phụ này thường chỉ mang yếu tố tạm thời. Khi được xạ trị trực tiếp lên đầu, người bệnh thường bị rụng tóc. Xạ trị có thể làm cho da đầu tại vùng chiếu xạ bị đỏ, khô, giòn và ngứa.
Cấy tế bào gốc
Phương pháp cấy tế bào gốc là cách cấy ghép tủy xương khỏe mạnh vào vùng gây bệnh. Vùng tủy xương sản sinh ra các tế bào bạch cầu đột biến sẽ bị phá hủy bởi hóa chất và phóng xạ, trước khi được thay thế bằng các tế bào tủy khỏe mạnh. Quá trình ghép tủy xương có đặc điểm sau:
- Thường là tế bào tủy của những người khỏe mạnh có cùng huyết thống hoặc có tế bào tủy tương ứng với người bệnh.
- Có thể lấy chính tủy xương khỏe mạnh của người bệnh để thay thế. Các bác sỹ sẽ tiến hành tách tủy của người bệnh. Xạ trị, hóa trị tiêu diệt hết tế bào ung thư rồi cấy ghép trở lại cơ thể người bệnh.
- Cho đến khi tủy xương mới sản sinh đủ tế bào bạch cầu, người bệnh sẽ được bảo vệ trong điều kiện vô trùng để tránh nhiễm trùng.
Liệu pháp sinh học điều trị ung thư bạch cầu
Liệu pháp sinh học là cách điều trị ung thư máu bằng những chất có tác động tới hệ miễn dịch của người bệnh, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Chất kháng thể là một mẫu của liệu pháp sinh học được sử dụng đối với một vài loại bệnh bạch cầu. Interferon là chất dùng trong liệu pháp sinh học.
Điều trị ung thư máu ở trẻ em
Phương pháp điều trị chính bệnh ung thư máu ở trẻ em là hóa học trị liệu.Thuốc có thể uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch hoặc dịch não tủy. Để ngăn ngừa tái phát bệnh, trẻ em cần được đi khám định kì 2 – 3 tháng 1 lần.
Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu ở trẻ em
Theo nghiên cứu của hoặc hỗ trợ điều trị với trẻ em bao gồm:
- Xạ trị: Sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Trẻ em (đặc biệt là những trẻ nhỏ tuổi) khi bị chiếu xạ trực tiếp lên phần đầu có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vì lý do này, các bác sĩ luôn cố gắng điều chỉnh mức phóng xạ thấp nhất có thể để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ sau khi khỏi bệnh.
- Phương pháp phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị ung thư máu ở trẻ em.
- Hóa trị: Việc điều trị chính cho bệnh bạch cầu ở trẻ em là hóa trị . Đối với một số trẻ em bị bệnh ung thư bạch cầu cấp tính, hóa trị liệu liều cao có thể được đưa ra cùng với một cấy ghép tế bào gốc.
Bệnh ung thư máu ở trẻ em có chữa được không?
Các chuyên gia nhận định, bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa trị được nếu phát hiện sớm. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, nhiều bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi. Do đó, nếu bệnh được phát hiện càng sớm thì cơ may chữa khỏi càng cao và việc điều trị bệnh cũng đơn giản và ít tốn kém hơn. Do đó, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra sức khỏe ngay khi có những dấu hiệu bất thường để có thể sớm phát hiện ra những bệnh lý nguy hiểm và điều trị kịp thời.
Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu theo Đông y
Các phương pháp điều trị bệnh ung bạch cầu bằng Đông y sử dụng nhiều loại dược liệu tốt cho sức khỏe: Nấm lim xanh, dừa dâu, cây dừa cạn… Tuy nhiên, các dược liệu Đông y chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe. Bạn nên sử dụng kết hợp phương pháp điều trị Đông và Tây y theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Điều trị ung thư máu bằng nấm lim xanh
Các công trình khoa học đã tìm ra trong nấm lim xanh có các dược chất như germanium, ling zhi 8 –protein, polysaccharide… có tác dụng ức chế mọi sự phân chia, sản sinh mất kiểm soát của các tế bào ung thư. Ngoài ra, các khoáng chất và vitamin có trong nấm lim xanh còn giúp nâng cao thể lực, tăng cường sức khỏe và làm giảm các cơn đau do bệnh tật.
Cách sắc nước nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bạch cầu như sau:
- Chuẩn bị 30g nấm lim xanh đã qua sơ chế, 2 lít nước sạch, nồi sứ hoặc nồi đất;
- Đun nấm trong khoảng 30 phút đến khi cạn còn 1,5 lít nước. Chia thành 5 phần, uống thay nước hằng ngày. Lưu ý, bạn không nên dùng nước nấm để qua đêm, chỉ dùng trong ngày.
Điều trị ung thư máu bằng quả dừa dâu
Dừa dâu được xem như là một loại thảo dược quý trong điều trị bệnh bạch cầu. Trong dừa có chứa những dược chất có tác dụng ngăn chặn sự sản sinh của các tế bào bạch cầu – nguyên nhân chính làm suy giảm lượng hồng cầu trong máu. Trong bài thuốc Đông y, quả dừa dâu được kết hợp với cam thảo tạo nên bài thuốc để điều trị bệnh như sau:
- Chặt trái dừa dâu lấy nước đổ vào nồi sứ hoặc nồi đất;
- Cho thêm khoảng 2g cam thảo;
- Đun sôi cho tới khi nước chuyển sang màu vàng thì nhấc ra, để nguội, dùng mỗi ngày 1 ly. Uống liên tục trong vòng 3 tháng bạn đi xét nghiệm lại sẽ thấy kết quả tốt.
Điều trị ung thư máu bằng cây dừa cạn
Ngày nay, nghiên cứu khoa học đã tìm ra chất vincristin sulfat trong tinh chất cây dừa cạn có tác dụng rất tốt đối với bệnh ung thư, được sử dụng rộng rãi để điều trị ung thư máu. Khi người bệnh sử dụng cây dừa cạn điều trị bệnh ung thư máu, ta chọn lấy loại cây hoa trắng để sắc uống bằng cách sắc uống thân và lá cây dừa cạn.
Vì một số tác dụng phụ của thuốc nên chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và người huyết áp thấp không được dùng vị thuốc này.
Chi phí điều trị ung thư bạch cầu
Việc chữa bệnh ung thư máu ở các bệnh viện rất tốn kém. Một ca chữa bệnh chi phí cho 1 tuần điều trị khoảng đến 70 triệu đồng trở lên.
Tiến sĩ Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương chia sẻ: Với ung thư máu, việc điều trị tốn kém nhất trong các loại bệnh ung thư. Một đợt điều trị u máu từ 4 – 6 tuần, chi phí điều trị tốn khoảng 30 – 60 triệu đồng. Trong khi đó, có những bệnh nhân, phác đồ điều trị lên tới 8 đợt.
Những người ung thư máu, ngoài điều trị bằng hóa chất, bệnh nhân mỗi ngày thường cần phải truyền 1 đơn vị hồng cầu, 1 đơn vị tiểu cầu, giá gần 600 ngàn. Họ thường phải truyền liên tục từ 10 – 15 ngày. Đây là một số tiền không hề nhỏ, cộng với tiền thuốc kháng sinh hàng ngày.
Thực đơn cho người bị ung thư máu
Bệnh nhân ung thư muốn đạt được hiệu quả điều trị tốt thì trong quá trình điều trị, ngoài việc tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ còn phải thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, có sự quan tâm chăm sóc của người thân và niềm tin ý chí chiến thắng bệnh tật của chính bản thân mình.
Người bệnh bạch cầu nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm giàu protein: Protein rất quan trọng trong quá trình hồi phục sức khỏe. Các loại thực phẩm giàu protein như: Đậu phụ, sữa đậu nành nguyên chất, thịt nạc, trứng, cá…
- Nhóm thực phẩm giàu chất sắt: Các thực phẩm giàu chất sắt cải thiện tình trạng thiếu máu. Các thực phẩm giàu chất sắt là: Đậu hà lan, đậu đen, lòng đỏ trứng…
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Vitamin C ngăn chặn sự xâm lấn của các tế bào ung thư. Ngoài ra, vitamin A giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Một số vitamin khác cũng rất quan trọng như vitamin E, vitamin D, B6, B1.
Người bệnh bạch cầu nên kiêng gì?
- Các loại tỏi, hành sống; các loại thực phẩm có tính kích thích cao như đồ cay, chua;
- Không ăn các loại thịt hun khói, thịt muối, thịt lên men;
- Không ăn nhiều các thực phẩm nướng, thực phẩm qua chế biến bằng chiên, rán;
- Không ăn các loại thực phẩm đóng hộp, các loại sữa đóng chai;
- Không ăn các loại hoa quả sấy khô;
- Không ăn các loại thực phẩm để quá lâu.
Xem thêm: Các phương pháp điều trị ung thư bạch cầu – Vietnamnet
Phòng ngừa bệnh bạch cầu như thế nào?
Để phòng tránh ung thư bạch cầu, chúng ta nên tránh các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Chúng ta không thể phòng bệnh tuyệt đối. Nhưng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống cân bằng sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư máu.
Các cách chuẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu
Khi bạn nhận thấy bản thân có triệu chứng của bệnh nên khám để tầm soát ung thư. Chuẩn đoán bệnh sớm thì khả năng bệnh được phòng ngừa và chữa trị ngày càng cao. Các cách chuẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu hiện nay như sau:
Xét nghiệm công thức máu
Phương pháp này dùng để xác định số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu; đồng thời tiến hành phân loại tế bào bạch cầu. Đối với những người bình thường, tế bào máu ngoại vi không tồn tại các tế bào máu non.
Khi bệnh nhân mắc bệnh, các tế bào non này không thể phát triển thành các tế bào máu trưởng thành. Nó buộc phải giải phóng ra các tế bào máu ngoại vi. Vì thế, khi xét nghiệm công thức máu sẽ phát hiện ra các tế bào non này.
Xét nghiệm tủy
Phương pháp chọc tủy xét nghiệm là bắt buộc để phân loại các loại tế bào máu trong tủy. Bình thường, lượng tế bào máu non có trong tủy không được vượt quá 5%. Những bệnh nhân mắc ung thư máu thì lượng tế bào máu non tăng cao, vượt quá 30%.
Với mỗi loại ung thư máu sẽ có phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm tủy khác nhau:
- Phương pháp xét nghiệm immunophenotyping;
- Xét nghiệm tế bào di truyền;
- Phương pháp xét nghiệm dịch não tủy.
Các cách phòng ngừa bệnh ung thư bạch cầu
Nguyên nhân của bệnh bạch cầu chủ yếu do yếu tố môi trường. Hiện không có cách phòng ngừa bệnh ung thư máu nào là hiệu quả tuyệt đối. Bệnh nhân điều trị khỏi bệnh cũng có những nguy cơ tái phát nếu chế độ sống và lối sống lành mạnh.Vì vậy, phòng ngừa ung thư máu tái phát và mắc mới chú ý các điểm sau:
- Tránh tiếp xúc với hóa chất như thuốc diệt cỏ, benzen.. Nếu bắt buộc, bạn nên mang đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang.
- Tránh tiếp xúc bức xạ: Bức xạ cũng có thể làm thay đổi các thành phần trong máu. Vì vậy, không nên làm việc trong môi trường có bức xạ cao như khu công nghiệp điện tử.
- Tập thể dục thường xuyên: Thể dục đã được chứng minh rằng có thể ngăn ngừa ung thư. Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày cho sức khỏe của bạn.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Đồng thời, giảm thiểu tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Tăng cường các loại rau hữu cơ, đồng thời hạn chế sử dụng thịt đỏ.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang