Cà gai leo có tác dụng gì? Tác dụng chữa bệnh của cây cà gai leo? Cà gai leo điều trị viêm gan, xơ gan, phong thấp, đau xương khớp, ho gà, ho khan, ho có đờm, chữa rắn cắn… Báo Người Lao Động. Cà gai leo có tác dụng chống viêm và antioxydant cực tốt. Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo?
Cà gai leo có tác dụng gì đối với sức khỏe con người. Cà gai leo được nghiên cứu có nhiều công tác dụng hiệu quả trong chữa bệnh nan y.
Cà gai leo còn được gọi với tên gọi khác: Cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Tên khoa học là Solanum Procumbens Lour hoặc Solanum Hainanense, thuộc họ cà ( Solanacrae). Thành phần hóa học của cây gồm có: Flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid…
Cây cà gai leo có tác dụng gì?
Theo như nhiều lời đồn thổi, cây cà gai dây có thể chữa và phòng ngừa các bệnh về gan, ung thư, ho lâu ngày không khỏi… Vậy thực hư thế nào, hãy cùng xem những nghiên cứu chứng minh dưới đây.
Nghiên cứu chứng minh tác dụng của cà gai leo
Cà gai leo có tác dụng gì? Các nghiên cứu chứng minh tác dụng của cây cà gai dây như sau.
Theo GS.TS Nguyễn Văn Mùi – Nguyên Phó Giám đốc kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103: Cà gai leo dùng để điều trị viêm gan cho kết quả tốt hơn hẳn nhân trần, bồ bồ, diệp hạ châu đắng. Kết quả này đã được Viện dược liệu Trung ương nghiên cứu kỹ lưỡng và chứng minh từ thực tiễn.
Cũng theo PGS.TS Trịnh Thị Xuân Hòa, Chủ nhiệm Bộ môn Truyền nhiễm Viện quân y 103: “Qua giai đoạn thử nghiệm trên thực nghiệm, bệnh viện 103 gần như là đơn vị đầu tiên thử nghiệm trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Bệnh nhân điều trị giảm các triệu chứng bệnh, ăn ngon, ngủ được, tăng cân, men gan trở về bình thường khá nhanh”.
Cà gai leo là dược liệu duy nhất được chứng minh có tác dụng ngăn chặn xơ gan rõ rệt thông qua việc ức chế sự tạo thành các sợi collagen qua hai nghiên cứu thuộc công trình nghiên cứu khoa học 1987 – 2000 của Viện dược liệu Trung ương có giá trị đến nay:
- Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ gan của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan thực nghiệm.
- Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo trên thực nghiệm.
Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ gan của cà gai leo
- Đề tài cấp nhà nước: Do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm.
- Nội dung: Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan, ức chế sự phát triển xơ gan của dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid từ cây cà gai leo.
- Kết quả: Tác dụng chống viêm và tác dụng antioxydant rất tốt. Đã xác định độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của cà gai leo.
- Thử nghiệm lâm sàng: 60 bệnh nhân viêm gan B mạn. Nhóm dùng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt 66.7%, nhóm chứng (Flacebo) chỉ ở mức trung bình và kém 93.3%. Thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn.
Xem thêm: Cà gai leo điều trị bệnh về gan – Báo Dân trí
Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo trên thực nghiệm
Luận án Tiến sĩ Dược học 1997 đi đến kết luận: Dịch chiết cây cà gai leo có tác dụng bảo vệ gan chuột dưới ảnh hưởng độc tố của TNT. Loại dịch chiết này có khả năng hạn chế tăng trọng lượng gan, ngăn chặn thoái hoá mỡ và hiện tượng chảy máu vi thể trong nhu mô gan; giảm sự huỷ hoại tế bào và tan rã nhu mô gan. Do đó bảo tồn được cấu trúc nan hoa của tiểu thuỳ gan.
Các nghiên cứu trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Cà gai leo có tác dụng gì?”. Loại cà này có thể chữa các bệnh về gan, ho, đau nhức cơ thể… nhưng không có tác dụng chữa ung thư. Tác dụng này chưa được nghiên cứu chứng minh và khẳng định.
Đặc điểm của cây cà quýnh?
Cà gai dây có hình dạng thân nhỏ, nhiều gai. Chúng tồn tại ở thể mọc thẳng hoặc bò, leo.
- Thân cây: Có độ dài đến 6m hoặc hơn, nhẵn, nhiều cành.
- Cành cây: Có nhiều gai màu vàng, cong.
- Lá cây: Màu xanh mọc so le, hình trứng, bầu dục hoặc thun, sẻ thùy không đều. Mặt dưới lá có lông mềm hình sao, màu trắng nhưng không bị nhám, mặt trên có gai.
- Hoa cà gai leo: Màu trắng, nhụy vàng, mỗi bông có từ 4 đến 6 cánh. Hoa mọc vào độ tháng 4 đến tháng 5.
- Quả cà gai leo: Mọng bóng căng, hình tròn màu xanh, khi chín có màu đỏ, cuống quả dài 2cm.
- Hạt cà gai dây: Màu vàng hình thận dẹt. Ra quả vào độ tháng 7 đến tháng 9.
Với những đặc điểm này, bạn có thể sử dụng thân, cành, lá, rễ cây cà gai làm thuốc chữa bệnh để đạt hiệu quả cao nhất. Cà gai leo có khả năng phòng điều trị và điều trị ngăn ngừa bệnh sau:
– Chữa viêm gan, xơ gan, chống tế bào gây ung thư.
– Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi.
– Chữa chứng ho gà, suyễn.
– Trị cảm cúm, bệnh dị ứng.
– Ho gà, đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp.
– Giải rượu.
– Chữa ho do viêm họng.
– Chữa rắn cắn.
Xem thêm:
Cây cà gai leo chữa được bệnh gì? – Báo Người Lao Động
Cà gai leo – Cây thuốc bảo vệ gan – Báo Dân trí
Bài thuốc chữa bệnh từ cây cà gai leo
Cây cà gai leo có tác dụng đối với bệnh nhân mắc các bệnh về gan. Không chỉ phòng ngừa, cây cà vạnh còn có thể điều trị dứt điểm viêm gan, xơ gan.
Bài thuốc phát huy tác dụng chữa viêm gan của cà gai leo
Nguyên liệu:
- Cà gai leo (thân, rễ, lá): 30g;
- Cây dừa cạn: 10g;
- Cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu): 10g.
Cách làm 1:
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào sao thật vàng.
- Sau đó mỗi ngày dùng một lượng khoảng 40g để sắc uống thay nước lọc.
Cách làm 2:
- Dùng 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo sắc với 1 lít nước.
- Đun cho đến khi cạn còn 300ml thì dừng lại.
- Chia phần nước thành 3 lần trong ngày giúp hạ men gan, giải độc gan.
Bài thuốc chữa phong thấp từ cây cà gai dây
Nguyên liệu:
- Rễ và lá cà gai leo;
- Rễ cỏ xước;
- Cỏ chân chim;
- Râu mấu;
- Rễ tầm xuân;
- Râu đau xương;
Cách làm:
- Lấy 20g mỗi loại nguyên liệu trên sắc với 2 lít nước. Hoặc sao lên rồi mới sắc nước uống.
- Đun cạn còn 1 lít hoặc 0,5 lít là dùng được.
Dùng cà quánh chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
Nguyên liệu:
- Cà gai leo: 10g;
- Dây gấm: 10g;
- Thổ phục linh: 10g;
- Kê huyết đằng: 10g;
- Lá lốt: 10g;
Cách làm:
Sao vàng các nguyên liệu trên, sắc uống ngày 1 thang. Kiên trì uống liên tục từ 10 – 30 thang sẽ có hiệu quả.
Chữa rắn cắn nhờ tác dụng của cà vạnh
Nguyên liệu:
- Rễ cà gai leo tươi 30 – 50g.
Cách làm:
Rửa sạch, giã nhỏ, hòa với 200ml nước đun sôi để nguội. Sau đó chắt lấy nước cho người bị rắn cắn uống ngay. Uống 2 lần trong ngày đầu bị rắn cắn. Từ ngày thứ 2 trở đi, dùng khoảng 15 – 30g rễ cây cà vạnh đã sao vàng, sắc nước uống, uống 2 lần/ngày. Từ 3 đến 5 ngày sau là khỏi. Các chất trong cà vạnh giúp giải độc và ngăn độc tố từ nọc rắn phát tán trong cơ thể.
Trị ho gà, ho khan, ho có đờm từ cà gai leo
Nguyên liệu:
- Rễ cà gai leo: 10g.
- Lá chanh: 30g;
Cách làm:
Đun sôi 2 nguyên liệu trên với 1 lít nước. Dùng phần nước này uống làm 2 lần trong ngày. Chứng ho của bạn sẽ biến mất sau 1 tuần sử dụng liên tục.
Cây cà gai leo giúp chữa sưng mộng răng
Nguyên liệu:
- Hạt cà gai dây tán nhỏ: 4g;
- Sáp ong: 2g;
Cách làm:
Trộn đều 2 nguyên liệu trên rồi bỏ vào đồ đồng (hoặc giấy bạc). Mang đốt lấy khói xông vào chân răng (Trong Bách Gia Trân Tàng dạy).
Cà gai dây giúp giải rượu như thế nào?
Cà gai leo có tác dụng gì? Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo có tác dụng chữa ngộ độc rượu rất tốt. Cứ 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước đến khi còn 150ml, thì dừng đun. Dùng phần nước này để uống trong ngày khi thuốc còn ấm.
Cách khác là bạn có thể dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi. Cho người say rượu uống thay nước. Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan. Cà gai leo có tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say. Nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
Cà gai leo có tác dụng gì? – Giúp trị mụn hiệu quả
Nguyên liệu:
- Cà gai dây: 30g;
- Thân và lá cây xạ đen: 40g;
Cách làm:
Cho tất cả vào đun với 1,5 lít nước, đun đến khi nước cạn còn 1 lít. Dùng phần nước này uống hết trong ngày. Việc làm này sẽ giúp giải nhiệt gan, giúp cơ thể và lan da được đào thải độc tố, tốt cho làn da.
Ngoài ra, bạn có thể thêm bột quế nguyên chất trộn với mật ong để tạo thành hỗn hợp đắp mặt trị mụn trứng cá triệt để.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang