Cách điều trị ung thư hậu môn như thế nào phụ thuộc vào tình trạng khối u và giai đoạn phát triển của nó. Song các phương pháp chữa trị ung thư biểu mô tế bào hậu môn phổ biến hiện nay là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Ngoài ra, tùy thể trạng bệnh nhân, bác sĩ còn sử dụng liệu pháp thay thế để chữa ung thư hậu môn.
Cách điều trị ung thư hậu môn
Cách điều trị ung thư hậu môn nói riêng và các loại bệnh ung thư nói chung thường là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Tùy giai đoạn phát triển của khối u cũng như thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh ung thư biểu mô tế bào hậu môn còn có thể chữa trị bằng liệu pháp thay thế.
Phương pháp chữa ung thư hậu môn – Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư hậu môn được thực hiện bằng cách cắt bỏ khối u và các mô khác ở quanh khối u đó. Phương pháp này được tiến hành với những bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm.
Khi khối u đã di căn, các bác sĩ có thể cắt bỏ trực tràng hậu môn ngã bụng – chậu bằng cách mổ mở hoặc mổ nội soi. Tuy nhiên quá trình này sẽ cắt bỏ hậu môn của người bệnh. Lúc này bệnh nhân cần có hậu môn giả để chuyển chất thải ra ngoài. Do vậy, phẫu thuật này thường ít được sử dụng bởi phương pháp hóa – xạ trị là có hiệu quả và không yêu cầu hậu môn giả.
Điều trị ung thư hậu môn bằng hóa trị
Hóa trị liệu là phương pháp chữa ung thư hậu môn sử dụng thuốc để làm teo tế bào ung thư. Nó được đưa vào cơ thể bệnh nhân qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Các loại thuốc thường được dùng trong hóa trị là:
- 5-fluorouracil (5-FU) – loại thuốc ngăn chặn tăng trưởng tế bào
- Mitomycin – loại kháng sinh giúp ức chế tăng trưởng các tế bào ung thư
- Cisplatin – là một loại thuốc chống u, có tác dụng độc với tế bào
Cách điều trị ung thư hậu môn bằng thuốc hoặc hóa chất có thể gây ra tác dụng phụ cấp tính như:
- Buồn nôn, nôn
- Mệt mỏi, sốt
- Tiêu chảy
- Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời…
Bên cạnh đó, các chất 5-fluorouracil, Mitomycin và Cisplatin cũng gây ra những tác dụng phụ đặc trưng như:
- 5-fluorouracil làm giảm số lượng bạch cầu, gây loét…
- Mitomycin gây độc cho phổi, làm mất chức năng của thận…
- Cisplatin gây ra sự mất phương hướng, các vấn đề về nghe, sốc dị ứng…
Xạ trị bệnh ung thư hậu môn
Cách điều trị ung thư hậu môn bằng xạ trị sẽ dùng sóng năng lượng để tiêu diệt khối u. Các sóng năng lượng này có thể là nguồn bức xạ từ bên ngoài hoặc các ống phóng xạ được cấy vào bên trong cơ thể người bệnh.
Một số tác dụng phụ của xạ trị là:
- Đại tiện không tự chủ
- Lên màu da
- Mệt mỏi
Hóa trị thường được tiến hành vào tuần đầu và tuần thứ 5. Trong khi đó, xạ trị thường thực hiện từ 5 – 6 tuần. Lịch trình điều trị có thể thay đổi dựa trên đặc điểm của bệnh cũng như sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Hóa trị và xạ trị có thể được kết hợp với nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ tác dụng phụ tăng lên.
Phục hồi ung thư hậu môn bằng liệu pháp thay thế
Ung thư hậu môn có nguy hiểm không?
Ung thư hậu môn là bệnh ung thư đường tiêu hóa, xảy ra ở hậu môn. Bệnh xảy ra khi các tế bào tăng sinh không thể kiểm soát tại các mô của hậu môn.
Tỷ lệ mắc ung thư hậu môn chỉ chiếm khoảng 2% trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bệnh có các biểu hiện gần giống với bệnh trĩ như:
- Đau ngứa hậu môn
- Đại tiện lẫn máu
- Táo bón
- U cục ở hậu môn
-
Thay đổi thói quen đi đại tiện
-
Chảy máu từ hậu môn trực tràng
Các chuyên gia cho rằng ung thư hậu môn ít di căn hơn so với một số bệnh ung thư khác. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi bệnh sau 5 năm điều trị là khoảng 70%. Tuy nhiên, khi khối u đã di căn đến gan, phổi, việc điều trị cũng như tỷ lệ thành công là khá thấp. Thông thường, khoảng 30 – 40% người bệnh giai đoạn cuối chỉ sống thêm được 5 năm.
Do vậy, mỗi người cần chú ý quan sát những thay đổi của cơ thể. Nếu có những triệu chứng trên, nên đi khám ngay để được tư vấn kịp thời. Đồng thời, mỗi người cũng cần có một lối sống lành mạnh như không hút thuốc (cả chủ động và thụ động), sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, không quan hệ tình dục bừa bãi…
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về ung thư hậu môn
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang