Actisô là gì? Tác dụng của cây actisô chữa bệnh gì: Bệnh gan, tiểu đường, tim mạch, giảm cân,… Cách dùng actisô tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của actisô. Cách sử dụng hoa actisô làm trà, nấu ăn. Giá actisô bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây actisô và cách phân biệt actisô thật giả.
Cây actisô là gì?
Cây actisô còn được gọi là atiso có tên khoa học là Cynara scolymus. Loại cây này có nguồn gốc từ Châu Âu với khoảng 10 – 15 loài khác nhau. Ở Việt Nam, actisô được trồng nhiều ở Sa Pa, Đà Lạt.
Đặc điểm của cây actisô
Atiso là giống cây thân thảo, cao từ 1 – 1,3m, có thể lên đến 2m. Phần thân cây thẳng và cứng, có những khía dọc và phủ lông trắng xung quanh. Lá cây to, dài khoảng 50 – 80cm, mọc so le nhau, phiến lá ở gốc thường chia thùy, mép lá hình răng cưa, mặt dưới thường có lông trắng.
Hoa của cây thường mọc trên các nhánh, gồm nhiều bông hình ống xếp sát nhau và có màu tím. Quả actisô thường nhẵn, có màu nâu sẫm, hơi dính với nhau thành vòng và dễ tác ra khi chín. Hạt của cây không có nội nhũ.
Lá và hoa của cây actisô có phần gốc nạc thường được dùng làm thuốc và thực phẩm. Thời điểm thu hoạch loại cây này tốt nhất là lúc sắp ra hoa hoặc mới ra hoa.
Thành phần dược chất của actisô
Theo nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ: Atiso là một loại cây rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Trong búp hoa và lá của actisô có những thành phần dược chất sau:
- Trong hoa atiso có protid 3%, lipid 0,1 – 0,3% giúp điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Đường khoảng 11 – 15,5% rất tốt cho những bệnh nhân đái tháo đường.
- Hợp chất chính trong atiso là cynarin (phức hợp của calcium, magnesium, kalium, natrium) có chức năng nuôi dưỡng, tái tạo và bảo vệ gan.
- Một số khoáng chất tốt như phosphat, sắt, mangan,…
- Nhiều loại vitamin như: Vitamin A, B1, B2, B6,…
- Giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thân và lá cây chứa các loại muối hữu cơ của một số kim loại như K, Ca, Na, Mg, Kali.
- Ngoài ra, actisô còn chứa một số hợp chất có lợi sau: Scolymosid, polyphenol, carbohydrate, sulphur,…
Tác dụng của cây actisô
Hiện nay, actisô được trồng không chỉ làm thực phẩm mà còn được xem là một vị thuốc tốt. Sử dụng thường xuyên actisô sẽ mang lại những lợi ích về sức khỏe như sau:
-
Chất Cynarin có trong actisô có khả năng tăng cường hoạt động của gan và mật. Ngoài ra, nó cùng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ gan khỏi những bệnh lý suy giảm chức năng, viêm mãn tính, xơ gan,…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ nóng và nôn. Ngoài ra, nó còn làm tăng cường chức năng của đường ruột giúp giảm tiêu chảy, đầy hơi, táo bón.
- Trong actisô có chứa apigenin và luteolin có khả năng tăng tiết mật, tạo các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp điều trị bệnh dạ dày hiệu quả.
- Các hợp chất cynarin trong actisô có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu hiệu quả.
- Rất giàu vitamin C, kali, magie rất tốt cho hệ tim mạch.
- Hàm lượng chất chống oxy hóa trong actisô cao giúp chống lão hóa, làm đẹp da.
- Rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường vì thành phần có trong trà giúp điều hòa và giảm lượng đường trong máu về mức ổn định.
- Tăng tiết sữa cho phụ nữ mới sinh và đang nuôi con nhỏ.
- Lượng đạm trong atiso rất ít nên dùng thường xuyên giúp giảm cân hiệu quả.
- Ngoài ra, một số thí nghiệm còn cho thấy chiết xuất của lá cây atiso có thể loại bỏ những tế bào chết, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư (ung thư vú, tiền liệt tuyến,…).
Xem thêm:
Cách dùng cây actisô hiệu quả
Actisô có rất nhiều cách sử dụng khác nhau, có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Dưới đây là một số cách sử dụng cây atiso tốt nhất:
Cách dùng actisô làm trà
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 2 búp hoa atiso tươi.
- Lá dứa.
- Đường phèn.
- Nước sạch.
Cách tiến hành:
Bước 1: Rửa sạch búp atiso rồi cắt bỏ phần cuống và những lá bị thâm, dập.
Bước 2: Cho atiso vào nồi cùng với 3 lít nước, đun trong vòng 45 phút với lửa nhỏ thì tắt bếp.
Bước 3: Bỏ phần búp atiso ra đĩa, thêm đường phèn vào nước vừa nấu khuấy cho tan là có thể dùng được.
Ngoài ra, có thể chẻ nhỏ búp atiso rồi phơi khô sau đó mới nấu nước cũng rất tốt. Có thể bảo quản nước atiso trong tủ lạnh để uống hàng ngày.
Trà atiso có tác dụng cải thiện chức năng gan, tốt cho hệ tim mạch, làm đẹp da và mát cơ thể hiệu quả.
Cách chế biến atiso làm món ăn
Toàn bộ cây atiso đều có thể làm rau ăn rất bổ dưỡng. Sau đây là hai công thức nấu ăn ngon với loại cây này:
Cách dùng atiso làm salad
Chuẩn bị:
- 100g actisô.
- Hành tím, khoai tây, cà rốt, boa – rô.
- Thịt cua.
- Mayonnaise, muối, tiêu, dầu oliu, tỏi băm.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Atiso rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Hành tím bóc vỏ, thánh thành những lát mỏng.
- Cà rốt, khoai tây gọt vỏ, luộc chín, xắt hạt lựu.
- Hành boa – rô rửa sạch, thái khúc 1cm.
Bước 2: Đun nóng dầu oliu trong chảo rồi cho tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho thịt cua vào xào sơ qua, để nguội.
Bước 3: Cho atiso, cà rốt, boa – rô, khoai tây và thịt cua vào bát tô rồi thêm mayonaise, tiêu, muối trộn đều. Sau đó nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút là có thể dùng được.
Lưu ý: Nếu không ăn được búp atiso sống có thể hấp chín rồi trộn salad.
Cách dùng actisô làm súp gà
Chuẩn bị:
- Hoa atiso 100g.
- Thịt gà 200g.
- Boa – rô 100g.
- Muối, đường, bột ngô, dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
- Thịt gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn.
- Atiso rửa sạch, xé nhỏ.
- Boa – rô thái khúc 1cm.
Bước 2: Cho nồi lên bếp, xào qua boa – rô với 2 thìa dầu ăn rồi thêm nước dùng vào đun sôi.
Bước 3: Khi nước sôi cho thịt gà vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi thêm bột ngô vào khuấy đều. Khi thịt gà chín thì thêm atiso vào nấu thêm khoảng 1 phút rồi tắt bếp là có thể dùng được.
Xem thêm: Bảy công dụng của atiso.
Hình ảnh cây actisô
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hoa atiso và hoa bụp giấm đỏ. Tuy nhiên hai loại này hoàn toàn khác nhau, atiso đỏ đó thực chất là hoa của cây bụp giấm, có vị chua và nhỏ hơn atiso rất nhiều.
Cây atiso thường mọc ở những vùng đồi núi có khí hậu mát. Hiện nay loại cây này được trồng nhiều nhất ở Châu Âu.
Toàn bộ cây atiso đều có thể dùng làm thực phẩm, nhưng bộ phận được dùng nhiều và có công dụng tốt nhất là búp hoa khi chưa nở.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm được bào chế từ cây actisô như: Trà, cao, viên sủi, sữa,… các sản phẩm này mang lại nhiều công dụng như làm đẹp, giảm cân, tăng cường chức năng gan và tim mạch.
Tác dụng phụ của actisô
Atiso sẽ rất tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách và liều lượng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng sử dụng quá nhiều atiso có thể gây ra một số tác hại như sau:
- Gây chướng bụng: Sử dụng trên 2 lít nước atiso 1 ngày sẽ gây đầy bụng, khó tiêu và co thắt cơ của đường tiêu hóa.
- Gây suy thận hại gan: Mặc dù loại cây này đặc biệt tốt cho gan nhưng dùng nhiều sẽ làm nhuận gan quá tiết ra quá nhiều dịch, gây mất cân bằng các chất.
- Dư thừa sắt dẫn đến chán ăn.
Loại cây này rất lành tính, có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi nhưng nếu dùng trong điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia.
Giá cây actisô hiện nay
Hiện nay atiso được trồng và bày bán tại rất nhiều nơi với giá như sau:
Hoa atiso tươi: 200.000 đồng/ 1kg.
Hoa atiso khô: Khoảng 500.000 – 700.000 đồng/ 1kg.
Các loại thực phẩm bào chế từ atiso: 30.000 đồng – 300.000 đồng.
Ở Việt Nam có thể dễ dàng tìm mua hoa atiso (tươi, khô) và các dạng thực phẩm bào chế từ loại cây này tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán rau sạch. Ngoài ra, hiện nay đa số các nhà vườn đều có trang web hoặc facebook, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hai kênh này để mua hàng.
Một số trang web chuyên cung cấp atiso: Vuaatiso.com, atisodalat.org, chonongsan.com,…
Trên đây là những thông tin đặc điểm tác dụng và cách dùng hoa actisô. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin bổ ích.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang