Bạch cập là gì? Tác dụng của rễ bạch cập chữa bệnh gì: Ung thư, cầm máu,… Cách dùng bạch cập tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của rễ bạch cập. Cách sử dụng bạch cập chế biến sắc nấu uống, bảo quản. Giá bạch cập bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây bạch cập.
Bạch cập là gì?
Bạch cập (liên cập thảo) có tên khoa học là Bletia hyacinthine R.Br. ex Ait. Đây là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ Lan (Orchidaceae).
Đặc điểm của cây bạch cập
Bạch cập có chiều cao khoảng 30 – 90cm, thân xuất hiện các lá dẹt có bẹ ốp vào nhau. Lá cây mọc so le, hình mác, dài từ 18 – 40cm, rộng khoảng 5cm.
Quả liên cập thảo hình thoi có 6 cạnh. Hoa mọc thành chùm màu hồng tím ở thân ngọn. Mùa hoa nở rộ khoảng tháng 3 – 5 và kết trái tháng 7 – 9.
Rễ cây phình hình củ, là bộ phận được dùng nhiều làm thuốc chữa bệnh. Thời gian thu hoạch dược liệu này chủ yếu là vào mùa đông. Sau khi thu hái, bỏ thân và rễ con, rửa sạch củ rồi sấy hoặc phơi khô.
Mặt ngoài củ khô có vân tròn đồng tâm, khó bẻ gãy; mặt cắt giống chất sừng màu vàng trắng. Theo Đông y, liên cập thảo có vị đắng, tính lạnh, không có độc.
Liên cập thảo thường mọc hoang trên đất đồi, núi, rừng ở các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn,… Ngoài làm dược liệu, loại cây này còn được sử dụng phổ biến để làm cảnh. Hiện nay, thảo dược này rất quý hiếm nên vẫn phải nhập khẩu từ nước khác.
Thành phần dược chất của cây bạch cập
Thành phần dược chất của bạch cập chủ yếu là tinh bột, chất nhầy, glucose, nước glycogen và tinh dầu.
Tác dụng của bạch cập
Tác dụng của bạch cập chữa bệnh đã được các chuyên gia khẳng định rất tốt cho sức khỏe.
- Tác dụng cầm máu của loại cây này có liên quan đến chất nhầy. Một số nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng liên cập thảo có khả năng rút ngắn thời gian đông máu.
- Liên cập thảo có tác dụng ức chế vi khuẩn Gram (+), tụ trực khuẩn trắng, lao và liên cầu A giúp vết thương của cơ thể mau chóng lành.
- Chất nhầy trong thảo dược này được cho là có tác dụng dụng chống ung thư.
- Theo các nghiên cứu lâm sàng, liên cập thảo có khả năng duy trì lưu lượng máu và ổn định huyết áp.
- Điều trị vết bỏng, chấn thương, xuất huyết phổi, dạ dày và kiểm soát được chứng ho ra máu.
Xem thêm:
Cách dùng rễ bạch cập
Cách dùng rễ bạch cập chữa bệnh được nhiều người áp dụng và có hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là một vài bài thuốc trị bệnh từ liên cập thảo bạn có thể tham khảo.
Cách dùng bạch cập chữa bệnh
Cách dùng bạch cập trị bệnh bên trong
Cầm máu, trị ho ra máu:
- Liên cập thảo sử dụng với một lượng vừa đủ, sau đó nghiền thành bột. Mỗi lần dùng 12g thuốc với nước đun sôi còn ấm. Nên uống trước khi đi ngủ.
- Sử dụng 4 phần tam thất và 8 phần liên cập thảo, đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sử dụng với liều lượng 4g, ngày 2 lần, uống với nước đun sôi còn ấm.
- Lấy 63g liên cập thảo, 12g lá tỳ bà, 20g ngó sen, 12g a giao đã nghiền thành bột uống ngày 2 lần với liều lượng 8g. Khi dùng uống với đun sôi vẫn còn ấm.
- Có thể dùng 12g liên cập thảo, 6g xuyên bối mẫu, 12g bách hợp, 20g ý dĩ, 12g phục linh sắc nước uống hằng ngày.
Chữa chứng chảy máu cam:
- Liên cập thảo đem phơi khô rồi tán nhỏ thành bột.
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần với liều lượng từ 4 – 8g, uống với nước đun sôi còn ấm, đồng thời lấy bông thấm thuốc chấm vào lỗ mũi để khắc phục tình trạng nhanh chóng.
Chữa bệnh loét và chảy máu dạ dày:
- Dùng 100g liên cập thảo, 50g tam thất tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 6 – 12g chia làm 2 – 3 lần.
- Kết hợp các nguyên liệu như liên cập thảo 40g, hoài sơn sao 20g, trầm hương 20g với nhau. Đem các loại dược liệu tán thành bột, mỗi lần dùng 12 – 20g sử dụng vào lúc đói.
Cách dùng bạch cập trị bệnh bên ngoài
Chữa mụn nhọt và sưng tấy:
Dùng liên cập thảo phơi khô, tán nhỏ thành bột, hòa với dầu vừng để bôi hằng ngày.
Chữa vết thương:
Cách 1:
Thành phần:
- Liên cập thảo: 20g
- Bồ hóng: 10g
- Vôi bột: 20g
Cách làm:
Tất cả các vị thuốc đem tán bột, trộn đều và rắc vào vết thương ngày 2 – 3 lần.
Cách 2:
Dùng 20g liên cập thảo, 30g lá bông ổi, 10g gừng khô đem phơi khô rồi tán bột mịn, sau đó, rắc lên vết thương, máu sẽ cầm ngay.
Cách 3:
Thành phần:
- Liên cập thảo: 50g
- Thạch cao: 50g
Cách làm:
- Đem tất cả thảo dược phơi khô, tán nhỏ, rây mịn.
- Khi sử dụng, rửa vết thương bằng nước lá trầu không (20 lá trầu đun sôi với 1 lít nước rồi để nguội, lọc bỏ bã, cho 2g phèn đã tán nhỏ vào và khuấy cho tan).
- Sau đó, rắc bột lên vết thương rồi băng lại, mỗi ngày làm 1 lần.
Cách dùng bạch cập trong món ăn
Bạch cập hầm phổi lợn
Nguyên liệu:
- 30g liên cập thảo
- 1 cái phổi lợn
- 150ml rượu trắng
Cách tiến hành:
- Phổi lợn cần chọn loại có màu hồng, làm sạch rồi thái lát.
- Cho phổi lợn và liên cập thảo vào chung nấu chín cùng rượu, nêm gia vị cho vừa ăn. Món này thích hợp với người bị viêm mủ màng phổi.
Bạch cập nấu khoai tây
Nguyên liệu:
- 100ml nước khoai tây
- 100g liên cập thảo
- 1 lượng nhỏ mật ong
Cách làm:
- Liên cập thảo đem tán thành bột mịn.
- Sau đó, trộn với nước khoai tây và mật ong.
- Mỗi ngày dùng 3 lần khoảng 1 muỗng canh. Nên kiên trì sử dụng liệu trình (2 tuần) để thấy hiệu quả rõ nhất.
- Món ăn này tốt cho người bị bệnh viêm loét dạ dày.
Yến sào hầm bạch cập
Nguyên liệu:
- Liên cập thảo: 10g
- Yến sào: 10g
- Đường phèn: 10g
Cách tiến hành:
- Cho tất cả nguyên liệu vào chung, đổ nước vào rồi đun cách thủy cho chín nhuyễn, thêm đường phèn và khuấy tan.
- Ngày sử dụng 2 lần. Người bị lao phổi, ho có đờm, viêm phế quản dùng rất tốt.
Bạch cập đánh trứng gà
Nguyên liệu:
- Bột liên cập thảo: 5g
- Trứng gà: 1 quả
Cách tiến hành:
Đập trứng vào bột liên cập thảo rồi khuấy đều, sau đó đổ nước sôi vào hãm. Món ăn này dùng rất tốt cho người ho đờm lẫn máu.
Xem thêm: Tác dụng liên cập thảo chữa dạ dày
Hình ảnh rễ bạch cập
Cách phân biệt bạch cập
Bạch cập bao gồm hai loại là Nam và Bắc. Liên cập thảo Nam thường dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian của người Việt, còn loại Bắc sử dụng phổ biến trong Đông y, y học Trung Quốc.
Củ liên cập thảo Bắc là những khối rắn, có màu trắng nâu và cứng, gồm hai hoặc 3 nhánh con, khác với liên cập thảo Nam.
Xem thêm: Video về liên cập thảo
Tác dụng phụ của bạch cập
Liên cập thảo có tác dụng chữa nhiều căn bệnh nan y nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, khi dùng thuốc sai liều lượng sẽ gây ra tác dụng phụ và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Những người không nên dùng bạch cập
- Không nên kết hợp sử dụng liên cập thảo với phụ tử và ô đầu.
- Người bị ung phổi thời kỳ đầu không nên dùng.
- Người bị khái huyết do ngoại cảm và thực nhiệt không nên dùng.
Giá rễ bạch cập bao nhiêu tiền 1kg?
Giá bạch cập tương đối cao so với các loại thảo dược khác bởi sự quý hiếm. Cũng chính vì vậy, loại thuốc này được làm giả tràn lan trên thị trường hiện nay.
Để tránh mua phải dược liệu kém chất lượng, người dùng cần cân nhắc kỹ càng. Có thể mua sản phẩm này ở cửa hàng thuốc Đông y hoặc các cơ sở uy tín có sự kiểm định về chất lượng.
Giá liên cập thảo đa dạng tùy thuộc vào nơi sản xuất và chất lượng. Trên thị trường hiện nay, rễ liên cập thảo khô có giá dao động khoảng 2.000.000 – 4.000.000 đồng/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang