Giảo cổ lam có tác dụng gì? Công dụng của giảo cổ lam chữa bệnh tiểu đường, hạ mỡ máu, giảm cholesterol, giảm béo, chữa chứng mất ngủ… như thế nào? Ai nên sử dụng giảo cổ lam chữa bệnh? Cách dùng giảo cổ lam chữa bệnh hiệu quả nhất. Nên lưu ý gì khi dùng giảo cổ làm. Bà bầu có uống được trà giảo cổ làm không?
Giảo cổ lam có tác dụng gì đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh và xác nhận. Từ xa xưa, loại thảo dược quý này đã được dùng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp cho vua chúa.
Trong cuốn sách cổ “Nông chính toàn thư” quyển năm 1639 có ghi giảo cổ lam hay có tên gọi là cỏ thần kỳ, cây trường sinh. Người Trung Quốc từ xưa đã coi loại cây này như một loại thuốc trường sinh bởi theo người dân ở tỉnh Qúy Châu, khi sử dụng loại cây này thì thường sống rất thọ.
Các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện cây giảo cổ lam ở vùng núi Phanxipăng, Sa Pa (tỉnh Lào Cai), vùng núi đá vôi của tỉnh Hòa Bình và xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu cho thấy, giảo cổ lam Việt Nam có chất lượng tương đương với giảo cổ lam của Nhật Bản và Trung Quốc. Đặc biệt các nhà khoa học đã phát hiện giảo cổ lam ở vùng núi đã vôi của tỉnh Hòa Bình chính là loại giảo cổ lam 5 lá (ngũ diệp sâm) đây là loại giảo cổ lam rất quý hiếm mà các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng.
Giảo cổ lam có tác dụng gì?
Trà giảo cổ lam được coi là “báu vật” của nền Y học cổ truyền Châu Á. Loại thảo dược này được biết đến với nhiều công dụng được ghi chép trong Y học dân gian Trung Quốc. Đây là loại cây được sử dụng từ xa xưa giúp kéo dài tuổi thọ, chống viêm, tiêu khối u… Vậy, giảo cổ lam có tác dụng gì giúp chữa bệnh?
Nghiên cứu khoa học về tác dụng của giảo cổ làm chữa bệnh.
Nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự
Đề tài cấp Nhà nước mang mã số: KC.10.07.03.03 do GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, Nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội thực hiện từ năm 1997 đã đi đến kết luận sau:
- Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu. Ngoài ra tác dụng của cây còn làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt. Bệnh nhân uống giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.
- GS.TS. Phạm Thanh Kỳ và cộng sự tại Hàn Quốc đã chiết tách được thành phần hoạt chất mới trong cây giảo cổ lam Việt Nam. Thử nghiệm trên khối u phổi, đại tràng, vú, tử cung, tiền liệt tuyến cho kết quả rất tốt. Hoạt chất mới này có khả năng kìm hãm và tiêu diệt các tế bào ung thư, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Nghiên cứu của Viện dược liệu Trung ương và Hội đái tháo đường Thụy Điển
Các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển nghiên cứu giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid. Dược chất này giúp hạ đường huyết mạnh. Ngoài ra còn kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin. Đây được coi là một thông tin đáng mừng cho các bệnh nhân bị tiểu đường.
Nghiên cứu giảo cổ lam trên thế giới
- Wang và cộng sự đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt.
- Ji Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
- Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo.
Giảo cổ lam có tác dụng gì giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý?
Giảo cổ lam chữa bệnh mỡ máu cao có hiệu quả không?
Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.
Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng. Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định giảo cổ lam giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.
Tác dụng giảo cổ lam với bệnh tiểu đường tuýp 2
Giảo cổ lam có tác dụng gì với người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Thành phần dược chất trong giảo cổ lam có chứa chất phanoside. Công dụng của chất này được xác định như sau:
- Giúp ổn định đường huyết.
- Làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
- Tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào.
- Ổn định nồng độ đường trong máu.
Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường ĐH Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Theo thử nghiệm, các bệnh nhân có chỉ số đường huyết rất cao từ 9 – 14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.
Chữa huyết áp cao bằng giảo cổ lam
Giảo cổ lam có tác dụng gì với bệnh huyết áp được Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã khẳng định. Giảo cổ lam giúp ổn định huyết áp bằng việc kích thích cơ thể sản xuất ra oxit nitric. Chất này có vai trò quan trọng trong việc giữ huyết áp ổn định.
Ngoài ra, các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 223 bệnh nhân huyết áp cao, chia làm 3 nhóm:
- Một nhóm dùng giảo cổ lam giảm chỉ số huyết áp 82%.
- Một nhóm dùng nhân sâm chỉ giảm 41%.
- Nhóm còn lại dùng thuốc hạ huyết áp imdapamide giảm 93%.
Qua đó có thể khẳng định sử dụng giảo cổ lam hàng ngày giúp ổn định huyết áp rõ rệt.
Giảo cổ làm có tác dụng gì với bệnh tim mạch, béo phì, u bướu
- Các nhà khoa học Việt Nam còn phát hiện chất adenosin trong giảo cổ lam 5 lá có tác dụng rất tốt cho tim mạch (làm giảm những cơn đau tim rõ rệt). Hoạt chất này có khả năng tạo năng lượng mạnh, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, ổn định huyết áp, tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
- Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK. Đây là một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Từ đó làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
- Nghiên cứu của PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (Viện Y học cổ truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm) và GS.TS Phạm Thanh Kỳ năm 2011 đã chứng minh chiết xuất giảo cổ lam có tác dụng ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt. Tiếp tục theo đuổi nghiên cứu này, năm 2012, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự Hàn Quốc đã tìm thấy 7 hoạt chất mới trong giảo cổ lam Việt Nam và đặt tên là gypenoisd VN 01 – 07. Các hoạt chất này đã được chứng minh có thể tiêu diệt mạnh các tế bào ung thư phổi, đại tràng, bạch cầu, vú và tử cung.
Giảo cổ lam có tác dụng gì để tăng cường, bảo vệ sức khỏe
Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, acid amin, vitamin giúp chống oxy hóa mạnh, dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng, mệt mỏi… Flavonoid còn có tác dụng chống độc, bảo vệ chức năng gan và làm giảm thương tổn gan.
Tham khảo thêm: Công dụng của cây giảo cổ lam – Báo Mới
Cách dùng giảo cổ lam giúp chữa bệnh tốt nhất?
Bên cạnh việc quan tâm giảo cổ lam có tác dụng gì, người bệnh cũng mong muốn được biết cách dùng loại cây này. Giảo cổ lam pha trà có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng và sử dụng đúng cách để tránh các tác dụng phụ.
Ai nên sử dụng giảo cổ làm chữa bệnh?
Giảo cổ lam nhìn chung rất lành tính. Bởi vậy có thể sử dụng giảo cổ lam cho nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau. Giảo cổ lam có tác dụng đặc biệt với những đối tượng sau:
- Người huyết áp cao, thiểu năng tuần hoàn não.
- Bệnh về tim mạch, mỡ máu.
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
- Người bị béo phì.
- Bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Người khó ngủ, di chứng sau tai biến mạch máu não.
- Những người muốn tăng cường sức đề kháng.
Xem thêm: Giảo cổ lam chữa bệnh gì? Cách dùng giảo cổ lam trị tiểu đường
Lưu ý khi sử dụng giảo cổ lam
Giảo cổ lam vốn được biết đến như một loại thần dược có thể sử dụng hằng ngày. Bên cạnh công dụng tăng cường sức khỏe, giảo cổ lam còn giúp phòng ngừa bệnh tật hiệu quả. Tuy nhiên vì là cây thuốc nên khi sử dụng nên tuân thủ đúng theo liều lượng để tránh phản ứng phụ cho người dùng. Khi sử dụng giảo cổ lam nên chú ý những điều sau:
- Tránh sử dụng quá liều vì có thể gây ngộ độc. Trong giảo cổ lam có hàm lượng saponin cao gấp 3 – 4 lần nhân sâm.
- Uống giảo cổ lam vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Không nên uống trà vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì có thể dẫn tới mất ngủ.
- Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi.
- Pha trà giảo cổ lam nên sử dụng trong ngày, không để lâu. Trà dễ bị biến chất và ôi thiu nếu không được sử dụng đúng cách.
- Giảo cổ lam không được dùng cho các chứng “hư hàn”. Những người có triệu chứng tay chân lạnh, chịu rét kém, mệt mỏi đuối sức, hay vã mồ hôi, miệng nhạt không khát, mạch trầm nhược… không nên sử dụng giảo cổ lam
Bà bầu có thể uống được trà giảo cổ lam không?
Giảo cổ lam có tính hoạt huyết mạnh và có saponin (hoạt chất có trong nhân sâm). Bởi vậy các trường hợp sau được khuyến cáo không nên dùng trà giảo cổ lam:
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ kinh nguyệt kéo dài.
- Người đang chảy máu.
- Người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép phủ tạng.
Rất nhiều người đã hỏi về việc bà bầu uống giảo cổ lam có được không? Xin được đính chính là bà bầu được khuyến cáo không nên sử dụng giảo cổ lam trong quá trình mang thai. Bởi giai đoạn này cơ thể của người mẹ đặc biệt nhạy cảm với các dược chất. Nếu phụ nữ mang thai mắc các bệnh lý thì nên ngay lập tức thăm khám và điều trị theo hướng của bác sỹ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng các loại thảo dược để chữa bệnh. Giảo cổ lam có tác dụng gì được liệt kê trong bài viết trên đây.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang