Cây bạch đàn là gì? Tác dụng, cách dùng cây bạch đàn chữa bệnh gì: trị ho, thông đờm, đau nhức xương khớp, ngứa ngoài da, làm đẹp… Cách dùng cây bạch đàn sắc nấu uống tốt, tránh tác dụng phụ của bạch đàn. Giá cây bạch đàn bao nhiêu tiền 1kg, mua bạch đàn ở đâu. Hình ảnh nhận biết cây bạch đàn thật – giả.
Cây bạch đàn là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn. Bạch đàn có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta.
Cây bạch đàn là gì?
Cây bạch đàn là một loại cây lấy gỗ được trồng rất nhiều ở nước ta từ đồng bằng đến trung du, miền núi. Tưởng chừng đây chỉ là một cây lấy gỗ đơn thuần, nhưng không phải bạch đàn còn là một vị thuốc rất quý được sử dụng nhiều trong các phương thuốc y học cổ truyền.
Cây bạch đàn mọc ở đâu?
Ở Việt nam chỉ du nhập khoảng 10 loại bạch đàn. Những loại bạch đàn này được phân bố khá rõ ràng phù hợp với tính chất địa hình, đất đai và khí hậu của từng nơi. Bạch đàn thường được dùng để trồng rừng hoặc trồng lấy bóng mát tại các miền quê.
Đặc điểm cây bạch đàn
- Cây gỗ to, vỏ mềm, bần bong thành mảng để lộ vỏ thân màu sáng
- Cành non có 4 cạnh, lá non mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, màu lục như phủ sáp.
- Lá già mọc so le phiến lá hình liềm hẹp và dài hơn lá non.
- Phiến lá có túi tiết tinh dầu.
- Hoa mọc ở nách lá. Quả hình chén.
- Hai mặt lá đều có màu xanh ve ít vàng nhạt, lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng.
- Khi soi lá trước ánh sáng thấy rất nhiều túi tiết tinh dầu nhỏ li ti.
- Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá.
- Khi vò lá có mùi thơm mạnh đặc biệt, mùi dịu hơn ở loài bạch đàn E.camaldulensis.
- Sắc bạch đàn có vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau có cảm giác mát và dễ chịu.
Tác dụng của cây bạch đàn chữa bệnh gì?
Công dụng của lá cây bạch đàn
Theo y học cổ truyền, lá bạch đàn có rất nhiều công dụng điều trị bệnh. Dưới đây là một trong những công dụng điển hình của lá bạch đàn:
- Điều trị ho, thông đờm
- Điều trị đau nhức xương khớp
- Điều trị hôi nách
- Điều trị bệnh ghẻ, ngứa ngoài da.
Trong Lá bạch đàn có một lượng lớn tinh dầu với mùi thơm rất dễ chịu. Tinh dầu này có tên gọi là tinh dầu khuynh diệp. Đây là một loại tinh dầu có giá trị cao, được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp mỹ phẩm.
Công dụng của bạch đàn theo y học hiện đại
Có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liễu để thay thế lá bạch đàn xanh (E. globulus) là loại đã được sử dụng rất lâu đời ở các nước châu Âu. Dạng dùng: Thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen…
Tinh dầu bạch đàn được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở quy mô công nghiệp như tràm. Tinh dầu bạch đàn chanh được Khoa tai – mũi – họng, bệnh viện Bạch Mai sử dụng nhiều trong những năm kháng chiến chống Mỹ để chữa ho, viêm họng, sát khuẩn đường hô hấp. Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa.
Tác dụng của bạch đàn làm đẹp da
Tinh dầu bạch đàn tốt cho làn da. Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên của bạch đàn khiến nó trở thành một chất lý tưởng để bảo vệ làn da. Chà xát lá bạch đàn rồi đắp lên da sẽ mang lại hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dầu bạch đàn cực mạnh và có thể rất độc nếu dùng không đúng liều lượng.
Cách dùng cây bạch đàn chữa bệnh
- Điều trị ho: Dùng tinh dầu để bôi ngoài da, đặc biệt là ở ngực, cổ họng và hai bên thái dương.
- Điều trị đau nhức xương khớp: Dùng tinh dầu khuynh diệp xoa bóp những vùng cơ khớp bị đau. Lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu và chất annins có tác dụng như một loại thuốc giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh viêm khớp rất hiệu quả.
- Điều trị hôi nách: Dùng lá bạch đàn tươi giã nát, chà xát vào vùng nách sau khi tắm. Mỗi ngày là một lần làm liên tục cách trên trong thời gian khoảng một tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
- Điều trị ghẻ, ngứa ngoài da: lấy lá bạch đàn đun nước mà tắm hàng ngày. Nước lá bạch đàn có mùi tinh dầu và vị đắng. Con ghẻ rất kỵ mùi này khiến nó phải bỏ đi nơi khác trú ngụ.
Lưu ý: Tác dụng của bạch đàn có thể tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của bạch đàn – Báo Mới
Hình ảnh cây bạch đàn
Cây bạch đàn khá quen thuộc với người dân Việt Nam. Bạn có thể nhận biết chúng qua các hình ảnh dưới đây:
Giá bán cây bạch đàn bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện nay, các lái buôn thường bán cây giống bạch đàn với giá từ 10.000 – 50.000 đồng/cây (Tùy vào kích thước to nhỏ của cây). Gỗ bạch đàn dùng trong xây dựng, làm cột điện, trụ mỏ, thùng xe, đóng thuyền, ván sàn và đồ dùng thông thường. Gỗ bạch đàn dưới 15 tuổi có thể làm giấy, lá và cành non chứa 0,1% tinh dầu. Vỏ thân có nhiều tanin (20,5%). Trên thị trường, dầu khuynh diệp giá 50.000 – 70.000 đồng/25ml.
Cây bạch đàn là loài dễ trồng, ít kén đất, tăng trưởng nhanh nhưng hấp thụ nhiều nước và dưỡng chất trong đất nên nếu trồng tập trung thành rừng thuần loại trên đất trống đồi trọc vô tình sẽ làm khô cằn và nghèo nàn đất đai sau một vài chu kì. Bạn có thể mua cây giống bạch đàn ở các vườn ươm trên cả nước.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang