Cây cam thảo bắc có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, ho, đinh nhọt, trúng độc, loét dạ dày…
Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis.
Cây cam thảo bắc dùng sống có tác dụng thanh hỏa trong những chứng đau họng, ho, đinh nhọt, trúng độc, loét dạ dày… Dùng chích (sao mật) có tác dụng bổ trung chữa những chứng tỳ hư ỉa lỏng, vị hư khát nước, phế hư mà ho. Tẩm mật sao có tác dụng nhuận bổ.
Thành phần hóa học:
+ Glycyrrhizin, 18b-Glycyrrhetic acid, Glucuronic acid, Glycyrrhizic acid.
+ Uralsaponin.
+ Licorice-Saponin A3, B2, C2, D3, E2, F3, G2, H2, J2, K2.
+ Liquiritigenin, Liquiritin, Isoliquiritigenin, Isoliquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cam thảo có tác dụng:
- Giải độc rất tốt dối với nhiều loại độc tố: như Chloralhydrat, Physostigmin, Acetylcholin, Pilocarpin, các loại Barbituric, Histamin…
- Tác dụng kích thích bài tiết dịch niêm mạc của hầu họng và khí quản, làm cho loãng đàm, làm long đờm tốt.
- Tác dụng giữ nước và muối NaCl trong cơ thể, bài thải Kali gây phù, làm tăng huyết áp.
- Tác dụng chống loét, ức chế tiết axit dịch vị do có tác dụng ức chế Histamin, làm vết loét chóng lành.
- Tác dụng chống co thắt đốí với cơ trơn ống tiêu hóa.
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm (do tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch, kháng Histamin và làm giảm tính phản ứng của tế bào đối với kích thích).
- Tác dụng làm hạ mỡ rõ rệt, nhưng không có tác dụng phòng xơ mỡ động mạch.
- Cam thảo cùng dùng với Sài hồ có tác dụng chống thoái hóa mỡ ở gan.
- Cam thảo còn có tác dụng giải nhiệt, chống lợi niệu và trên thực nghiệm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim.
Theo đông y:
Theo tài liệu cổ cam thảo bắc có vị ngọt, tính bình, vào 12 đường kinh, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải đọc, điều hòa các vị thuốc. Muốn thanh tỏa thì dùng sống, muốn ôn trung thì nướng. Nướng lên chữa tỳ hư mà ỉa lỏng, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho. Dùng sống chữa đau họng ung thư.
Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô.
Các bài thuốc từ cây cam thảo bắc:
+ Trị di chứng sau khi thương hàn, do huyết hư làm cho tâm hay hồi hộp: Chích thảo 80g sắc với 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi, uống nóng, ngày 2 lần.
+ Trị tâm khí huyết bất túc sinh chứng mạch Kết mạch Đại (rối loạn nhịp tim): Chích Cam thảo 16g, Thục đỉa 30g, Mạch môn, A giao, Ma nhân, Đảng sâm, Quế chi mỗi thứ 12g, Sinh khương 12g, Đại táo 4 quả, sắc uống. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí, bổ huyết.
+ Trị họng đau do phế nhiệt, có đàm, dùng Cam thảo sảo 80g, Cát cánh (tẩm 1 đêm với nước mã, 40g, mỗi lần uống 20g, 1 chén rưỡi nước bỏ nửa cân A giao vào sắc uống.
+ Trị Phế nuy, hay chảy ra nhiều nước dãi, hoặc mửa ra dãi nhớt, váng đầu, hoa mắt, tiểu nhiều lần nhưng không ho là do trong phế bị hàn: Cam thảo chích 160g, Can khương sao 80g, 3 chén nước sắc còn 1 chén rưỡi, chia ra uống nóng.
+ Trị trẻ em cấm khẩu: Cam thảo sống 10g, sắc với 1 chén nước còn 7 phân, uống nóng, đợi khi mửa đàm nhớt ra thì nhỏ sữa vào miệng.
+ Trị trẻ nhỏ trúng độc: Cam thảo 20g, sắc với 1 chén nước còn 5 phân, uống khi nào mửa thì thôi.
+ Trị ăn trúng phải vật độc chưa biết loại gì, trước hết chưa có thuốc thang gì nên sắc Cam thảo với Tề ni cho uống.
+ Trị say cà độc dược làm bệnh nhân cuồng loạn như trúng gió hoặc mửa, dùng Cam thảo sắc uống để giải.
+ Trị âm đầu lở: Cam thảo sao, tán bột, xức vào nhiều lần là khỏi.
Lưu ý:
+ Tỳ vị thấp trệ mà trong bụng đầy ứ thì cấm dùng.
+ Phản Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Hải tảo.
+ Ghét Viễn chí, kỵ thịt heo, có thể làm yếu sinh lý, không nên ăn với cá biển.
+ Bụng đầy, nôn, phù trướng…: không nên dùng.
+ Trường hợp muốn lợi tiểu, trừ thấp, thông hạ cần có tác dụng thì nhanh không nên phối hợp với Cam thảo.
+ Cam thảo uống liều cao xuất hiện bụng đầy, không muốn ăn và rối loạn tiêu hóa. Chất thủy phân Glyxyrisin có trong cam thảo có tác dụng dung huyết (làm vỡ hông cầu).
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo: Bạn có thể mua tại các hiệu thuốc đông y gần nhà.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang