Cây cỏ gà là gì và công dụng của cây cỏ gà chữa bệnh gì: dạ dày, trĩ, tiểu đường,… Cách dùng cỏ gà trong các bài thuốc dân gian như thế nào? Giá bán cỏ gà là bao nhiêu tiền? Hình ảnh cỏ gà.
Cỏ gà là gì?
Cỏ gà là gì? Cỏ gà là vị thuốc dân gian có các tên gọi khác là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ giường,… Tên khoa học của cỏ chỉ là Cynodon dactylon (L.) Pers, thuộc họ Lúa-Poaceae. Cây cỏ gà có những đặc điểm như sau:
- Cỏ gà sống dai nhờ thân rễ ngắn.
- Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng.
- Cỏ gà bò chằng chịt vào nhau thành thảm cỏ dày đặc.
- Lá phẳng, dài hẹp, nhọn đầu, màu vàng lục, mềm.
- Lá có thể đổi màu từ xanh đậm sang nhạt theo thời tiết.
- Cụm hoa thường dài từ 3-6cm, gồm từ 3-7 bông con.
- Hoa dài khoảng 2-3mm xếp hình ngón, đơn, mảnh.
- Các ngón hoa tạo thành một vòng nhưng cá biệt
- Ngón hoa có thể tạo thành 2 vòng với 10 cụm hoa.
- Quả thóc, hình thoi thường dẹt, không có rãnh.
- Bộ phận dùng làm thuốc: thân rễ hoặc toàn cây.
Cỏ chỉ là một vị thuốc nam quý, là dòng cỏ sinh trưởng lâu năm. Cây phát triển mạnh mẽ ở những khu vực nhiệt đới, cận nhiệt đới; thích hợp với địa hình khí hậu ở Nam Mỹ, Úc, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á,…
Tác dụng của cỏ gà
Tác dụng của cỏ gà là gì? Đây là câu hỏi của nhiều người. Cỏ gà thường được sử dụng trong y học cổ truyền. Loại thảo mộc này có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, điển hình như sau:
- Kiểm soát lượng đường trong máu, giúp giảm biến chứng đái tháo đường.
- Tăng cường hệ miễn dịch và chống lại nhiều bệnh.
- Tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả.
- Công dụng điều trị hội chứng buồng trứng đa nang.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày, đồng thời cải thiện táo bón.
- Tác dụng điều trị bệnh trĩ và xuất huyết âm đạo.
- Chữa các bệnh ngoài da như ngứa da, phát ban, chàm,…
- Ngăn ngừa loét miệng, trị chảy máu chân răng, chữa hôi miệng.
- Trị rắn cắn, viêm mô tế bào, sốt rét.
- Công dụng làm giảm cholesterol trong máu, chống rối loạn nhịp tim.
Công dụng của cỏ chỉ giúp cải thiện mệt mỏi và mất ngủ vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, rễ cỏ gà có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải nhiệt, giải khát. Ngoài ra, cỏ chỉ còn giúp duy trì độ kiềm trong máu, làm tăng sản xuất hồng cầu. Từ đó, làm tăng mức độ Hemoglobin trong cơ thể và giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Sử dụng cỏ gà thường xuyên cũng giúp giảm căng thẳng rất tốt.
Bệnh tiểu đường dù nặng cỡ nào cũng điều trị dứt điểm 1 cách hiệu quả nhất chỉ với 1 nắm cỏ này
Tên gọi | Cỏ gà, cỏ chỉ, cỏ ống,… |
Tác dụng | Chữa bệnh tiểu đường, trĩ, trị rắn cắn,… |
Cách dùng | Các cách sử dụng cỏ gà chữa bệnh. |
Thành phần | Vitamin C, chất xơ, tinh bột, đường, muối Kali,… |
Họ | Lúa-Poaceae. |
Giá bán | 150.000 VNĐ/1kg. |
Cách dùng cỏ gà như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất? Trong dân gian thường dùng cỏ chỉ dưới hình thức thuốc sắc, cao lỏng, kết hợp với vị thuốc khác. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc ở dạng khô. Dưới đây là một số bài thuốc có sử dụng cỏ gà:
Dùng cỏ gà trị ngoại thương xuất huyết, gãy xương, mụn nhọt:
- Chuẩn bị: 20g bọ mắm, 8g gừng tươi.
- Cỏ gà, lá dâu tằm, lá chanh, măng vòi tre, mỗi vị 12g.
- 12g: lá liễu, cam thảo nam, lá tre gai, bạc hà.
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên, thái nhỏ, phơi héo, sao vàng.
- Sắc với 3 bát nước, cô cạn đến khi còn một bát.
- Người lớn uống mỗi ngày một thang, trẻ em 2 ngày 1 thang.
Trị rắn cắn bằng cỏ chỉ:
- Dùng thân rễ nhai, nuốt nước, lấy bã đắp vào chỗ bị cắn.
Cỏ gà dùng làm thuốc lợi tiểu:
- Dùng 20g cỏ chỉ 20g sắc với 1 lít nước.
- Chia nước này uống nhiều lần trong ngày.
- Có thể nấu thành dạng cao lỏng pha trong nước tỷ lệ 20%.
Cỏ chỉ hỗ trợ chữa bệnh trĩ:
- Lấy cỏ chỉ rửa sạch và ép lấy nước cốt uống.
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12ml.
Chữa sỏi, tiết niệu bằng cỏ gà:
- Dùng 30-50g cỏ gà sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác cùng sắc uống.
- Các thuốc khác: thòng bong, kim tiền thảo, xa tiền thảo-mỗi vị 10g.
Các bài thuốc chữa tiểu đường (đái tháo đường) bằng cỏ gà:
- Dùng 50g cỏ gà, đường phèn, sắc nước uống thay trà trong ngày.
- Thân rễ cỏ gà, râu ngô-đều 30g, đậu bắp tươi 60g, sắc uống.
- Thân rễ cỏ chỉ: 30g, đường phèn lượng vừa đủ, sắc uống.
- 60g sương sáo, 30g: cỏ gà, râu ngô, sắc uống 15-30 ngày.
Phương pháp sử dụng cỏ chỉ trong các bài thuốc chữa bệnh là vô cùng nhiều. Cỏ gà có thể sắc nước uống hoặc nấu thành dạng cao lỏng giúp lợi tiểu. Ngoài ra, cỏ chỉ còn được dùng trong chăn nuôi gia súc, làm mặt cỏ cho, công viên, sân chơi,…
Xem thêm: https://nongnghiep.vn/co-chi-ho-tro-chua-benh-tri-post127224.html
Hình ảnh cỏ gà
Hình ảnh cỏ gà như thế nào? Cỏ gà là loại cây phổ biến trên thế giới, mọc hoang khắp nơi ở nước ta. Cỏ chỉ thường gặp ở những nơi ẩm thấp, trong vườn, ngoài ruộng, bờ đê,… Người ta thường đào cây, cắt lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô để sử dụng. Cỏ gà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi cây có chứa nhiều dưỡng chất. Cụ thể như sau:
- Chất kết tinh (Cynodin) có thể là Asparagin.
- Vitamin C trong lá tươi (64mg/100g lá tươi).
- Tinh bột, đường, các muối Kali.
- Calci, Phospho, Protein,…
- Chất xơ,…
Ảnh cỏ chỉ vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam. Đặc biệt là trẻ ở nông thôn với trò chơi gắn liền với tuổi thơ: chọi cỏ gà/đá cỏ gà. Những cọng cỏ được “chọi” nốt sần vào nhau, nốt sần nào bị đứt rời ra thì coi như thua. Sau đó, nốt sần được bóc ra, cỏ đủ già sẽ có con sâu do ấu trùng phát triển thành.
Xem thêm: http://danviet.vn/que-nha/nho-ngay-choi-da-co-ga-621114.html
Giá cỏ gà
Giá cỏ gà trên thị trường hiện nay là bao nhiêu? Cỏ chỉ là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại, hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y,… đều có bán vị thuốc này. Dưới đây là giá cỏ chỉ:
- Giá bán cỏ gà: 150.000 VNĐ/1kg.
Giá bán cỏ chỉ trên có thể thay đổi tùy theo thời điểm bán. Cỏ chỉ tuy mọc nhiều nhưng thu hoạch rất khó khăn bởi chúng thường mọc lẫn với cỏ dại. Nhiều cơ sở không loại bỏ hết cỏ dại đã mang ra thị trường. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như sức khỏe người dùng. Vì vậy, chọn địa chỉ uy tín, chất lượng để mua vị thuốc này là rất quan trọng, cần thiết.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang