Cây dây đau xương thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức.
Tên khoa học: Tinospora sinensis.
Dây đau xương thường dùng chữa sốt rét, phong thấp, chứng đau nhức gân cốt, đau dây thần kinh hông, đòn ngã tổn thương và để bổ sức. Lá tươi cũng dùng đắp lên các chỗ nhức trong gân cốt và trị rắn cắn.
Thành phần hoá học:
Ngọn lá non có tỷ lệ %; nước 91,3; protid 1,4; glucid 5,4; xơ 1,1; tro 0,8; trong tro có caroten 15mg%, vitamin C 42,5mg%.
Theo đông y:
Dây đau xương có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu tiêu độc, sát trùng.
Bộ phận dùng: Rễ củ và dây lá.
Thu hái và chế biến: Đào củ về, rửa sạch ngâm một đêm cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao. Cũng thường tán bột.
Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu canh chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cũng dùng làm thuốc xổ và nhuận tràng. Ngày dùng 10-30g, sắc uống; có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài. Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với chua me đất hoa vàng. Quế chi, Gừng, lá Trầu không, vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.
Một số bài thuốc từ cây dây đau xương:
- Phong thấp đau nhức xương: Đau xương 20g, Dây đau xương 15g, rễ Lá lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày.
- Bong gân, chấn thương, sưng nề, tụ máu: Lá Đau xương, lá đau xương, lá Thầu dầu tía, ba vị bằng nhau, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml giấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1-2 lần trong ngày.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 100-120k.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang