Đinh hương là gì? Tác dụng của cây đinh hương chữa bệnh gì: Giảm ho, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng,… Cách dùng cây đinh hương tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của đinh hương. Cách sử dụng nụ hoa đinh hương ngâm rượu, sắc thuốc uống, bảo quản. Giá đinh hương bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây đinh hương.
Cây đinh hương là gì?
Đinh hương (Clove) có tên khoa học là Syzygium aromaticum, thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Cây có nguồn gốc từ Indonesia, hiện nay được trồng nhiều ở Zanzibar, Sri Lanka, Ấn Độ và Việt Nam để làm thuốc hoặc gia vị trong nấu ăn.
Đặc điểm của cây đinh hương
- Đinh hương là cây thường xanh, thân gỗ, phân nhiều nhánh, cao từ 10 – 15m.
- Lá cây mọc đối, hình bầu dục lớn, đầu hơi thuôn nhọn.
- Hoa màu đỏ, mọc thành từng cụm ở phía đầu cành. Các chồi hoa lúc đầu có màu nhạt, dần chuyển sang màu lục, đến khi phát triển thì chuyển thành đỏ tươi. Tràng hoa màu trắng hồng, thường rụng khi hoa nở. Đế hoa dài, giống hình chiếc đinh.
- Quả mọng dài, bên trong chỉ chứa một hạt.
Bộ phận của cây đinh hương dùng làm thuốc chữa bệnh là lá và nụ hoa. Nụ hoa bao gồm phần đế hoa hình trụ, bộ nhị và nhụy. Đế hoa dài từ 10 – 12mm, rộng 2 – 3mm, màu nâu sẫm và có mùi thơm đặc trưng.
Thành phần dược chất của cây đinh hương
Thành phần dược chất của cây đinh hương rất tốt cho sức khỏe. Theo một số kết quả nghiên cứu, loại cây này có chứa một số chất dinh dưỡng như:
- 10 – 12% nước
- 5 – 6% chất vô cơ
- 6 – 10% lipid
- 13% tanin
- 15 – 20% tinh dầu, trong đó có 80 – 85% eugenol và 2 – 3% acetyleugenol.
Tác dụng của cây đinh hương
Tác dụng của cây đinh hương được chứng minh và khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Theo Y học cổ truyền, cây có vị cay, mùi thơm, tính ôn, đi vào kinh phế, tỳ, vị và thận. Không chỉ được dùng làm gia vị, loại cây này còn được chế biến làm thuốc, giúp điều trị một số căn bệnh như:
- Giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, giúp lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
- Cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm.
- Thúc đẩy khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, điều trị rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày.
- Chữa đau răng, sát khuẩn, loại bỏ mùi hôi trong khoang miệng.
- Điều trị các vết thương ngoài da, chữa mụn nhọt, trứng cá,…
- Chữa ho, long đờm hiệu quả.
- Giảm đau nhức xương khớp.
- Cải thiện sức khỏe tình dục, tăng cường ham muốn, có lợi trong điều trị vô sinh.
- Giảm lượng đường trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống nhiễm trùng.
- Kiểm soát ung thư vú, phổi, buồng trứng ở giai đoạn đầu.
Tác dụng của đinh hương chăm sóc răng miệng
Tác dụng của đinh hương làm giảm đau răng, sưng nướu và loét miệng rất tốt. Trong những năm gần đây, các nha sĩ đã sử dụng hợp chất eugenol (một thành phần chính của cây) để điều trị nha khoa. Theo một số nghiên cứu, chất này trong cây cao hơn 20 lần so với những thảo dược khác nên có khả năng chữa bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, hương thơm của tinh dầu chiết xuất từ nụ hoa còn giúp người dùng loại bỏ hơi thở có mùi. Chỉ cần sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng từ tinh dầu thơm, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.
Tác dụng của cây đinh hương làm giảm căng thẳng
Tác dụng cây đinh hương loại bỏ stress được rất nhiều người quan tâm. Thảo dược này là một trong những liệu pháp tự nhiên có khả năng cải thiện tinh thần rất hiệu quả. Tinh dầu thơm chiết xuất từ cây có công dụng kỳ diệu trong việc xoa dịu tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Những người trầm cảm hoặc thường xuyên mất ngủ nên sử dụng vị thuốc này để cải thiện chất lượng giấc ngủ, điều trị bệnh.
Cách dùng cây đinh hương
Cách dùng cây đinh hương trị bệnh rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tùy từng mục đích sử dụng, người dùng có thể kết hợp vị thuốc này với một số thảo dược khác để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách dùng cây đinh hương chữa bệnh
Cây đinh hương điều trị được nhiều loại bệnh như đau nhức xương khớp, viêm loét miệng, sưng chân răng,… Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến dưới đây.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Sử dụng 20g vị thuốc này kết hợp với 20 xuyên tiêu.
- Cách làm: Tán các thảo dược thành một mịn, hàng ngày rịt vào chỗ răng đau để sát khuẩn, chữa sưng nhức do viêm.
Bài thuốc 2: Tán 5g thảo dược thành bột mịn, hòa với một chút nước đun sôi để nguội thành hỗn hợp sền sệt. Để 3 giờ cho bột quyện lại, dùng tăm bông chấm vào thuốc, bôi lên vết viêm loét. Người bệnh bôi thuốc khoảng 5 ngày, kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối loãng để trị viêm loét miệng.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Thảo dược này kết hợp cùng tầm gửi cây dâu, lá lốt, tục đoạn, long não và muối.
- Cách làm: Cho các vị thuốc vào ấm đựng 300ml nước sắc đến khi còn 150ml thì tắt bếp, chờ nguội bớt. Khi nước nóng vừa phải, không gây bỏng được thì ngâm chân hoặc bàn tay vào, đến lúc nguội hẳn thì ngừng. Thực hiện đều đặn các buổi tối, chỉ sau một thời gian ngắn, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện.
Cách dùng nụ hoa đinh hương làm gia vị
Nụ hoa đinh hương làm gia vị được sử dụng ở ba dạng là nguyên hạt, xay thành bột và tinh dầu. Hiện nay, có thể bắt gặp loại gia vị này ở hầu hết các nhà bếp, từ nhà hàng, khách sạn cho đến bếp ăn gia đình. Với vị cay ngọt và hương thơm đặc trưng, chúng được dùng để làm dậy hương vị các món cà ri, thịt và món tráng miệng.
Người Nhật Bản, Trung Quốc thường sử dụng gia vị này để chế biến hương liệu. Ở Pháp, các đầu bếp thích cho chúng vào món súp gà để kích thích xúc giác và vị giác người ăn.
Tại Việt Nam, khi muối dưa, tỏi hoặc cà thường hay cho gia vị này vào nhằm tạo mùi thơm đặc biệt.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/loi-ich-suc-khoe-cua-cay-dinh-huong-n109216.html
Đinh hương ngâm rượu
Sử dụng đinh hương ngâm rượu để xoa bóp giúp giảm đau hiệu quả. Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền bài thuốc từ loại cây này, các bạn có thể tham khảo dưới đây.
- Nguyên liệu: Chuẩn bị 20g thảo dược này cùng với 12g long não và 250ml rượu trắng.
- Thực hiện: Ngâm các nguyên liệu trong rượu khoảng 7 ngày. Bảo quản rượu ở nơi khô ráo, thoáng mát. Mỗi lần dùng một chút rượu xoa lên chỗ khớp bị đau, sau một thời gian dài, bệnh tình sẽ thuyên giảm.
Lưu ý: Trong khi sử dụng rượu bôi, người bệnh nên kết hợp tập thể dục thường xuyên, thay đổi thói quen đi đứng để không gây tổn thương cho khớp.
Xem thêm:
Hình ảnh cây đinh hương
Dưới đây là một số hình ảnh để các bạn tham khảo.
Tác dụng phụ của cây đinh hương
Tác dụng phụ của loại thảo dược này có thể xảy ra với bệnh nhân tùy vào cơ địa từng người.
- Kích thích da
- Gây đông máu
- Kích thích mô, tổn thương đường hô hấp
Không phải ai sử dụng thuốc từ thảo dược này cũng gặp phải tác dụng phụ. Người dùng có bất kỳ thắc mắc nào nên trực tiếp hỏi ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Giá đinh hương trên thị trường
Giá đinh hương trên thị trường là bao nhiêu luôn được nhiều người quan tâm. Thảo dược này được bán nhiều ở các nhà thuốc trên cả nước. 1kg vị thuốc khô có giá từ 350.000 – 400.000 đồng.
Hy vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng và cách dùng loại thảo dược này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang