Cây hoàng liên ô rô dùng điều trị lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da (bệnh về gan), đau mắt, mụn nhọn, mẩn ngứa ngoài da…
Tên khoa học: Mahonia Nepalensis.
Hoàng liên ô rô, hay còn gọi là cây mật gấu được nhân dân dùng điều trị lỵ, ăn uống không tiêu, vàng da (bệnh về gan), đau mắt. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị mụn nhọn, mẩn ngứa ngoài da.
Thành phần hóa học:
Thân, lá chứa Berberin. Ở Ấn Độ, người ta xác định trong rễ và cây chứa một tỷ lệ cao của alcaloid umbellatin (0,48%) và nephrotin (0,02%). Ở loài Thập đại công lao – Mahonia fortunet (Lindl.) Fedde, lá chứa palmatin, jatrorrhizin và magnoflorin như ở cây Hoàng liên.
Theo đông y:
Hoàng liên ô rô có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt ở phế vị, can thận.
Ở Ấn Độ, quả được xem như là lợi tiểu và làm dịu kích thích. Thường dùng chữa ho lao, sốt cơn, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ. Chữa viêm ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ.
Bộ phận dùng: Lá, thân, rễ và quả.
Một số bài thuốc từ cây hoàng liên ô rô:
Chữa ho lao, sốt cơn, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt ù tai, mất ngủ:
- Dùng lá khô hay quả 8-12g sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.
- Hoặc dùng rễ hay cây khô 10-20g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Điều trị bệnh về đường tiêu hóa: mỗi ngày dùng 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Có thể ngâm rượu để sử dụng
Dùng ngoài da điều trị mụn nhọt, lở ngứa:
- Dùng lá cây khoảng 200g lá tươi đun sôi, lấy nước để nguội tắm cho trẻ.
Lưu ý:
Cây hoàng liên ô rô, hay còn gọi là mật gấu, khác với cây mật gấu(lá đắng) của miền nam. Mọi người thường nhầm lẫn tác dụng của 2 cây này do cùng tên.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: 120k/kg.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang