Cây huyết sâm là gì và công dụng của cây huyết sâm chữa bệnh gì: suy tim, ho, khó thở,… Cách sử dụng huyết sâm như thế nào? Cách ngâm rượu huyết sâm thực hiện ra sao? Giá bán huyết sâm là bao nhiêu tiền? Hình ảnh huyết sâm.
Huyết sâm là gì?
Huyết sâm là gì? Huyết sâm có tên khác: đan sâm, viểu đan sâm, vử đan sâm, xích sâm, huyết căn, tử đan sâm,… Đan sâm là cây thuốc quý thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza Bge. Dưới đây là những đặc điểm của huyết sâm:
- Huyết sâm là dạng cây cỏ, sống lâu năm.
- Cây cao khoảng 30-80cm, thân màu đỏ nâu, đường kính 0,5-1,5cm.
- Thân vuông, trên có các gân dọc.
- Lá kép mọc đối, thường gồm 3-7 lá chét.
- Lá chét giữa thường lớn hơn, mép lá chét có răng cưa tù.
- Mặt trên lá chét màu xanh tro, có lông.
- Hoa mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10-15cm, với 6 vòng hoa.
- Mỗi vòng 3-10 hoa, thông thường là 5 hoa, màu đỏ tím nhạt.
- Tràng hoa 2 môi, môi trên cong lưỡi liềm, môi dưới xẻ ba.
- Có 2 nhị ở môi dưới, bầu có vòi dài.
- Quả nhỏ, dài 3mm và rộng 1,5mm.
- Mùa ra hoa: tháng 5-8, mùa ra quả: tháng 6-9 hàng năm.
Đan sâm được trồng nhiều ở Trung Quốc và mới được di thực vào nước ta, trồng ở Tam Đảo. Vị thuốc huyết sâm là phần rễ của cây-một vị thuốc quý. Rễ ngắn, thô, hình trụ dài, hơi cong queo; có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ dài 10-20cm, đường kính 0,3-1cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, cứng, giòn, mặt bẻ gẫy có vết nứt, hơi phẳng và đặc. Phần vỏ đỏ nâu, phần gỗ vàng xám/nâu tía và bó mạch trắng vàng xếp theo hình xuyên tâm.
Xem thêm: https://dantri.com.vn/tu-van/huyet-sam-duoc-thao-cho-nguoi-thieu-mau-nao-1417433955.htm
Tác dụng của huyết sâm
Tác dụng của huyết sâm là gì? Theo Đông y, đan sâm có vị đắng, tính hàn, là thuốc chữa bệnh về máu cho phụ nữ. Trong lịch sử y học cổ truyền, huyết sâm cho cũng cho thấy các tác dụng chữa bệnh rất tốt. Ngày nay, công dụng của đan sâm còn được chứng minh qua các nghiên cứu khoa học hiện đại. Các tác dụng của huyết sâm được tổng hợp lại như sau:
- Tác dụng giãn tĩnh mạch, hoạt huyết, cải thiện lưu lượng tuần hoàn.
- Huyết sâm ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống oxy hóa, chống viêm.
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng ho, phù, khó thở, mệt mỏi.
- Giảm cơn đau thắt ngực do bệnh tim, đặc biệt là suy tim.
- Đan sâm giúp tiêu huyết khối (làm tan các cục máu đông).
- Công dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, đau bụng kinh.
- Tác dụng làm hết ứ máu, đau nhói ở ngực và bụng.
- Huyết sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim hiệu quả.
Công dụng của đan sâm chữa bệnh ngăn ngừa bệnh tật là cực kỳ đa dạng. Đan sâm là dược vị không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết. Ngoài ra, huyết sâm còn là một vị thuốc bổ cho phụ nữ, chữa vàng da, tử cung xuất huyết,…
Cây đan sâm và 15 công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà ít người hay biết
Xem thêm: https://dantri.com.vn/suc-khoe/nhung-tac-dung-tot-cua-dan-sam-doi-voi-tim-mach-1418647320.htm
Cách dùng huyết sâm
Cách dùng huyết sâm như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất? Huyết sâm là cây dược liệu quý từ xa xưa đến nay rất được ưa chuộng dùng để chữa bệnh. Đan sâm được sử dụng rất rộng rãi và hiệu quả trong nhiều bệnh lý liên quan đến ứ huyết. Từ xưa, huyết sâm đã được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, cụ thể như sau:
Huyết sâm giúp giảm mỡ máu:
- Dùng 8-12g đan sâm nguyên chất, tán thô.
- Hãm nóng như hãm trà, uống trong ngày.
Chữa viêm gan mãn tính bằng huyết sâm:
- Huyết sâm: 10g, nhân trần: 15g, sắc lấy nước uống.
- Có thể thêm 15g đường đỏ, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Đan sâm chữa thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ:
- Chuẩn bị 16g: đan sâm, bạch thược, đại táo, hạt muồng sao.
- Mạch môn, ngưu tất, huyền sâm, mỗi vị 16g.
- Dành dành, toan táo nhân, mỗi vị 8g.
- Sắc nước uống, mỗi ngày một thang.
Chữa viêm khớp cấp kèm theo tổn thương ở tim:
- Huyết sâm, kim ngân hoa, mỗi vị 20g.
- Đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật, mỗi vị 16g.
- Đương quy, long nhãn, liên kiều, hoàng cầm, hoàng bá, mỗi vị 12g.
- Táo nhân, phục linh, mỗi vị 8g.
- Mộc hương, viễn chí, mỗi vị 6g.
- Sắc uống ngày một thang.
Chữa kinh nguyệt không ra, đau đớn bằng huyết sâm:
- 10g huyết sâm, 6g hương phụ, 10g đương quy.
- 5g bạch thược, 5g xuyên khung, 10g địa hoàng, 600ml nước.
- Sắc còn 200ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa suy tim từ đan sâm:
- Đan sâm, bạch truật, ý dĩ: 16g mỗi vị, đảng sâm: 20g.
- Xuyên khung, ngưu tất, trạch tả, mã đề, mộc thông, mỗi vị 16g.
- Sắc uống ngày một thang.
Phương pháp sử dụng đản sâm chữa bệnh có hiệu quả không còn phụ thuộc vào cơ địa bệnh nhân. Tuy nhiên, những bài thuốc trên chỉ dùng để tham khảo; người bệnh không tự ý áp dụng khi chưa hỏi ý kiến thầy thuốc, bác sĩ.
Tên gọi | Huyết sâm, đan sâm, xích sâm, tử đan sâm,… |
Tác dụng | Tan huyết khối, điều hòa kinh nguyệt,… |
Cách dùng | Cách sử dụng huyết sâm chữa bệnh. |
Thành phần | Xeton, Phenol, Axit Lactic, Vitamin E. |
Giá bán | 25.000-120.000 VNĐ/cây. |
Huyết sâm ngâm rượu
Huyết sâm ngâm rượu có tốt không? Rượu thuốc chắt lọc được tinh chất, bảo quản vị thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Thế nên rượu thuốc có tác dụng rất tốt. Rượu huyết sâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa, an thần; chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp,…
Dưới đây là những cách ngâm rượu đan sâm thông dụng:
Tửu đan sâm (chế rượu):
- Lấy đan sâm khô thái phiến, thêm rượu và trộn đều.
- Trộn đều, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu.
- Đem hỗn hợp trên sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội.
- Cứ 10kg đan sâm thì ngâm với 1 lít rượu.
Ngâm rượu huyết sâm để phòng trị bệnh mạch vành:
- Chuẩn bị 30g huyết sâm, rửa sạch, ngâm trong 500g rượu trắng.
- Ngâm khoảng 7 ngày là có thể sử dụng.
- Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10ml trước bữa ăn.
Bài thuốc ngâm rượu huyết sâm điều kinh hoặc sau sinh sản dịch không ra hết:
- Đan sâm: 20-40g, tán bột mịn và nặn thành viên 6-8g.
- Uống chung với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống.
- Chia 2 lần uống trong ngày.
Rượu đan sâm có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến liều lượng, dùng đúng người, đúng bệnh, không sử dụng tùy tiện. Những người âm hư hỏa vượng không nên dùng huyết sâm ngâm rượu. Bệnh nhân nên tham khảo, lắng nghe lời khuyên từ thầy thuốc Đông y xem có nên dùng hay không.
Xem thêm:
Hình ảnh huyết sâm
Hình ảnh huyết sâm như thế nào? Huyết sâm là vị thuốc quen thuộc được các lang y thời xưa sử dụng rất nhiều. Theo GS. Đỗ tất Lợi, huyết sâm chứa 3 chất Xeton có tinh thể:
- Tansinon I C18H12O3: đỏ nâu, khi thêm Axit Sunfuric sẽ cho màu xanh lam.
- Tansinon II C19H18O3: màu đỏ, thêm Axit Clohydric vào sẽ cho màu xanh.
- Tansinon III C19H20O3: màu đỏ, thêm axit clohydric sẽ cho màu nâu.
- Ngoài ra còn có: Phenol, Axit Lactic và Vitamin E.
Ảnh đan sâm rất phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh về máu cực kỳ hiệu quả. Trong dân gian có câu “Nhất vị đan sâm, cộng đồng tứ vật thang”; nghĩa là một vị đan sâm có tác dụng bằng bốn vị đương quy, địa hoàng, xuyên khung, bạch thược. Đây đều là những vị thuốc có trong các bài thuốc bổ huyết kinh điển của Đông y.
Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/dan-sam-tot-cho-phu-nu-va-nguoi-benh-tim-n72234.html
Giá huyết sâm
Giá huyết sâm trên thị trường là bao nhiêu? Đan sâm là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Hiện tại, hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám Đông y,… đều có bán vị thuốc này. Dưới đây là giá huyết sâm và chế phẩm từ huyết sâm:
- Cây huyết sâm: 25.000-120.000 VNĐ/cây.
- Huyết sâm khô: 160.000 VNĐ/500g.
- Trà đan sâm: 100.000 VNĐ/hộp, tương đương 12 góix5g.
Giá bán đan sâm có thể thay đổi tùy theo thời điểm. Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng xuất hiện tràn lan; việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang