Mã tiền là gì? Tác dụng của cây mã tiền chữa bệnh gì: Động kinh, tê liệt,… Cách dùng hạt mã tiền tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của mã tiền. Cách sử dụng cây mã tiền chế biến sắc uống, bảo quản. Giá hạt mã tiền bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây mã tiền.
Mã tiền là gì?
Mã tiền có tên gọi khoa học là Strychnos nux-vomica L, thuộc họ Mã tiền (Loganiaceae). Loại cây này còn được gọi là củ chi hay cổ chi.
Từ thời xa xưa, cây mã tiền mọc nhiều ở địa phương Củ chi nên dùng để đặt tên cho vùng đất này. Khu vực có tên Củ chi ngày nay là huyện Củ chi ở TP. HCM.
Đặc điểm của cây mã tiền
Mã tiền là cây thân gỗ, cao khoảng 5 – 12m, có khi đạt mức 25m, phân thành nhiều cành. Lá cây hình bầu dục, mọc đối xứng, rộng từ 4 – 8cm, dài khoảng 6 – 12cm. Mặt trên lá bóng, hai đầu hơi nhọn, 3 gân chính nổi rõ và có cuống ngắn.
Hoa củ chi nhỏ, màu lục nhạt hoặc trắng, đỉnh chia thành 5 chùy. Quả cây hình cầu, mọng, đường kính từ 3 – 6cm, chứa cơm màu trắng, vỏ cứng, khi chín có màu vàng cam.
Hạt củ chi dẹt và tròn giống như khuy áo, đường kính khoảng 2 – 2,5cm, có một mặt lồi và mặt còn lại lõm. Bộ phận thường sử dụng chủ yếu của cây là hạt. Hạt củ chi thường được thu hoạch từ những quả chín do bão làm rụng hoặc chim ăn để lại dưới gốc. Khi dùng, đem hạt thái mỏng, sấy hoặc phơi khô rồi tán nhỏ.
Củ chi là loại cây có độc tố cao. Chất độc bao gồm trong cả vỏ thân, lá và hạt. Tuy nhiên, hạt củ chi được coi là vị thuốc sử dụng nhiều trong Đông và Tây y.
Cây củ chi ở nước ta gồm nhiều loại trong đó chủ yếu là loại dây leo và thân gỗ. Ngoài loại Strychnos nux – vomica, củ chi còn có các giống khác như Strychnos vanprukii Craib (cành vuông), Strychnos vanprukii Craib (hoa tán), Strychnos ignatii Berginus (cây đậu gió), Strychnos cathayensis Merr (mã tiền Trung Quốc) và Strychnos axillaris Colebr (hoa nách).
Thành phần dược chất của mã tiền
- Hạt củ chi chứa phần lớn là chất strychnin, còn lại là brucin, alkaloid như α-colubrin, β-colubrin, vomicin,…
- Ngoài ra, hạt còn chứa các chất béo, acid igasuric, cycloartero,… và một glycosid là loganin.
- Trong lá chiếm khoảng 2%, vỏ thân có 8% alkaloid nhưng phần lớn là brucin.
- Một số loại củ chi khác còn có toàn phần chất alkaloid và strychnin. Loại hạt làm thuốc phải chứa 1,2% strychnin.
Tác dụng của mã tiền
Tác dụng của mã tiền lên hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn và tim mạch, hệ tiêu hóa… Tác dụng của mã tiền là do chất strychnin phát huy hiệu quả bao gồm:
- Hệ thần kinh trung ương: Nếu sử dụng cây củ chi với liều lượng hợp lý và đúng cách sẽ mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe. Khi dùng với mức độ nhỏ, strychnin trong củ chi có tác dụng kích thích thần kinh, giúp tăng cường khả năng trí não và chức năng của các giác quan.
- Hệ tuần hoàn và tim mạch: có tác dụng điều chỉnh huyết áp thấp của bệnh nhân đến mức ổn định.
- Hệ tiêu hóa: Giúp bài tiết dịch vị và quá trình chuyển hóa thức ăn nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng thường xuyên sẽ gây ra rối loạn tiêu hóa và dạ dày.
- Ngoài ra, chất này còn có khả năng trị bệnh suy nhược hay ngộ độc thuốc ngủ, trừ phong thấp, nhức mỏi chân tay, bại liệt nửa người và bị chó dại cắn.
Xem thêm:
Cách dùng cây mã tiền
Cách dùng cây mã tiền đa dạng trong đó bao gồm thuốc sắc, ngâm rượu hoặc thuốc bột.
Cách chế biến mã tiền
Cách 1:
- Cho hạt củ chi vào ngâm với nước vo gạo một ngày cho tới khi mềm.
- Sau đó, lấy hạt ra cạo vỏ, thái mỏng rồi sấy khô và tán thành bột.
Cách 2:
- Cho hạt củ chi vào dầu vừng đun sôi, khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay (không để hạt cháy đen vì sẽ mất tác dụng).
- Đem thái nhỏ, sấy khô là có thể dùng.
Cách 3:
- Ngâm hạt củ chi với nước thường hoặc vo gạo cho mềm rồi lấy ra bóc vỏ, nhân và lông để riêng.
- Sau khi sao riêng, tán nhỏ từng thứ một. Cách làm này thường dùng để chữa bệnh chó dại cắn.
Cách dùng mã tiền trị phong thấp, đau khớp
Cách 1:
Nguyên liệu:
- Bột củ chi chế: 50g
- Hương phụ tứ chế (chế biến với giấm, nước tiểu, rượu và muối): 13g
- Bột mộc hương: 8g
- Bột địa liền: 6g
- Bột thương truật: 20g
- Bột quế chi: 3g
Cách tiến hành:
- Trộn các nguyên liệu thành hỗn hợp rồi vo thành viên với số lượng khoảng 1000.
- Mỗi ngày sử dụng khoảng 4 viên, tối đa là 6 – 8 viên. Chia lượng thuốc làm 2 đợt uống với liều lượng 50 viên.
Cách 2:
Nguyên liệu:
- Hạt củ chi chế: 380g
- Xuyên ô chế: 380g
- Thảo ô chế: 380g
- Khương hoạt: 380g
- Ngưu tất: 335g
- Ma hoàng: 335g
- Độc hoạt: 380g
- Phụ tử chế: 70g
- Đương quy: 335g
- Mộc qua: 335g
- Nhũ hương: 155g
- Một dược: 155g
Cách tiến hành:
- Cho tất cả các thảo dược nghiền chung thành bột mịn.
- Sử dụng 125g quế chi sắc thành nước, trộn với bột để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, làm thành viên bằng hạt đậu xanh. Nên uống trước khi đi ngủ, mỗi lần sử dụng 4g với nước đun sôi vẫn còn nóng.
Ngoài cách làm trên, người ta còn dùng hạt mã tiền ngâm rượu để xoa bóp xương khớp. Tuy nhiên, tuyệt đối không được uống rượu củ chi vì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách dùng mã tiền trị ung nhọt
Sử dụng hạt củ chi chế, sơn đậu căn, thanh mộc hương với liều lượng bằng nhau. Sau đó, nghiền tất cả thành bột mịn, rồi thổi vào họng để chữa sưng, đau.
Cách dùng mã tiền trị tê liệt chân, tay
Nguyên liệu:
- 30g hạt củ chi chế
- 63g xuyên khung
- 63g xích thược
- 63g đỗ trọng
- 63g xương bồ
- 63g đại hoàng
- 63g hoa hồng
- 63g quy vĩ
- 63g huyết kiệt
- 63g nhân hạt đà
- 63g nhũ hương
- 63g một dược
- 63g ngưu tất
- 8g manh trùng
- 20g thổ miết trùng
- 20g hài nhi trà
- 20g ma hoàng
- 20g bạch giới tử
- 12g trầm hương
Cách thực hiện:
Nghiền tất cả dược liệu thành bột mịn, trộn với mật làm thành viên. Mỗi lần uống 2 – 3g, ngày dùng 2 lần.
Cách dùng mã tiền trị động kinh
Nguyên liệu:
- Hạt củ chi: 32g
- Dầu vừng: 1000g
- Giun đất sấy khô: 8 con
Cách tiến hành:
- Cho hạt củ chi vào dầu vừng đã đun sôi, rán đến khi có màu đỏ thì vớt ra, để nguội rồi tán thành bột.
- Giun đất sấy khô cũng nghiền thành bột.
- Trộn hai loại với nhau rồi thêm bột mì làm thành viên. Mỗi lần uống khoảng 0,35 – 1g trước khi đi ngủ với nước muối.
Cách bảo quản mã tiền
Hạt mã tiền sống được coi là chất độc hạng A, loại đã qua chế biến là thuốc độc hạng B. Loại thuốc này rất dễ bị mọt đục, hút ẩm nên cần để nơi khô ráo, thoáng mát.
Xem thêm: Tác hại của cây củ chi
Hình ảnh cây mã tiền
Phân bố và thu hái mã tiền
- Củ chi Strychnos nux – vomica phân bố chủ yếu ở các nước như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Sri lanka. Ở Việt Nam, loại này mọc hoang nhiều ở một số vùng núi rừng các tỉnh phía Nam.
- Trong khi đó, loại củ chi khác phân bố rộng rãi khắp các tỉnh miền núi nước ta, đặc biệt phổ biến ở Tây Nguyên, Long An và Kiên Giang. Riêng loài Strychnos cathayensis Merr thì chỉ mới thấy ở vùng Quảng Ninh.
Tác dụng phụ của mã tiền
- Củ chi là loại cây có vị đắng, tính hàn và độc tính mạnh. Khi dùng phải qua chế biến và bào chế. Nếu dùng với liều lượng cao khoảng 60 – 90mg có thể dẫn đến tử vong bởi vì hô hấp bị liệt.
- Nếu bị ngộ độc sẽ có hiện tượng như nôn mửa, ngáp, nước dãi chảy nhiều, co giật, khó thở, ngạt,…
Những người không nên dùng mã tiền
- Người bị chứng mất ngủ, di tinh không nên dùng.
- Trẻ em dưới 3 tuổi tuyệt đối không được sử dụng bởi vì thuốc có chất độc, dễ gây nguy hiểm. Do đó, cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh “mang họa vào thân”.
- Phụ nữ mang bầu và đang cho con bú không nên sử dụng.
Giá mã tiền bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện nay, trên thị trường hạt mã tiền không ổn định. Tùy thuộc vào chất lượng, chủng loại mà giá củ chi khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, hạt củ chi khô có giá dao động khoảng 200.000 – 250.000 đồng/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang