Ba ba là gì? Tác dụng của ba ba chữa bệnh gì: hen suyễn, xơ gan, tim mạch,… Cách dùng con ba ba tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của ba ba. Cách sử dụng ba ba chế biến món ăn, bảo quản. Giá con ba ba bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh con ba ba.
Ba ba là gì?
Ba ba có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn ngon mà lại mang đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Tuy nhiên, ba ba hiệu quả trong chữa bệnh gì thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả những thông tin về tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh tốt từ con ba ba.
Ba ba là con gì?
Ba ba còn gọi là đoàn ngư, giáp ngư hay nguyên ngư. Đây là một loài động vật thuộc lớp bò sát, thường sinh sống chủ yếu ở sông, suối, đầm, ao,… Tên khoa học của nó là Trionyx sinensis Wegmann. Nhìn bề ngoài, giáp ngư có hình dáng giống con rùa nhưng kích thước lớn hơn.
Đặc điểm con ba ba
Giáp ngư có 4 chân, mỗi chân 3 móng, hai chân sau ngắn và không có đuôi. Loài động vật này lớn khá chậm, tuy nhiên có con dài tới 1m. Đầu giáp ngư có những vẩy nhỏ, miệng nhiều răng cắn rất đau. Phần cứng bao phủ trên lưng và dưới bụng gọi là mai ba ba hay miết giáp, được cấu tạo bằng chất sừng bóng, bao phủ bằng da ở phía ngoài và xung quanh có rìa vểnh ra.
Giáp ngư ăn gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Thức ăn của giáp ngư là tôm, ốc, cá con, cua, thực vật thủy sinh thậm chí là các cây cỏ. Giáp ngư thường đẻ trứng chỗ đất cát gần nước. Thời gian thu hoạch giáp ngư thường vào tháng 3 – 9, trong đó tháng 5 – 7 là lúc loại động vật này cho ra sản lượng lớn nhất.
Thành phần dược chất của con ba ba
Dược chất (protid) chất đạm trong giáp ngư có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể. Trong 100g thịt giáp ngư, người ta tìm thấy 16,5g, 80g nước, 1,6g carbohydrate, 1,0g lipid, còn lại là hàm lượng các chất khác như sắt, canxi và các vitamin A, B1, B2. Bên cạnh đó, mai ba ba còn chứa keratin (chất sừng), chất đạm và vitaminD,…
Tác dụng của con ba ba
Con giáp ngư có rất nhiều tác dụng thực tế. Dưới đây là các cách dùng phổ biến nhất thường được áp dụng:
- Thịt giáp ngư có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất hiệu quả với người bị ốm hay mắc các bệnh liên quan đến gan, phổi.
- Mai ba ba có tác dụng chữa các bệnh như đau nhức xương, lao lực quá độ, sốt rét lâu ngày, tiểu tiện ra sỏi, bế kinh,…
- Đầu ba ba có tác dụng chữa bệnh cam, sài ở trẻ em, phụ nữ sau sinh bị sa dạ con, âm hộ lở ngứa hay bệnh trĩ ở nam giới.
- Máu giáp ngư có khả năng chữa liệt dây thần kinh số 7 ngoại vi, bệnh về tim mạch, hen suyễn, đường ruột. Khi pha máu giáp ngư uống nóng với rượu còn giúp người mới ốm dậy nhanh hồi phục.
- Mỡ ba ba đem rán thành mỡ nước có tác dụng bôi ngoài da để chữa bỏng, mụn nhọt, vết thương, vết loét,…
- Trứng giáp ngư có khả năng chữa kiết lỵ mạn tính bằng cách lấy lòng đỏ gói với lá chuối rồi rán hoặc nướng không mỡ để sử dụng. Lòng trắng giáp ngư còn lại có thể dùng bôi chữa bệnh trĩ.
Cách dùng con ba ba
Giáp ngư đa dạng cách sử dụng trong chữa bệnh và chế biến món ăn. Dưới đây là các cách dùng phổ biến của loại thủy sản này.
Cách dùng ba ba chữa bệnh xơ gan cổ trướng
Nguyên liệu:
- Giáp ngư: 1 con (khoảng 500g)
- Tỏi: 100g.
Cách tiến hành:
Làm thịt giáp ngư, bỏ ruột rồi rửa sạch, sau đó bỏ vào nấu với tỏi đã bóc vỏ cho đến khi chín nhừ. Để có hiệu quả cao, nên sử dụng bài thuốc 2 ngày 1 lần, mỗi liệu trình từ 10 – 15 ngày. Đối với người nôn không ăn uống được có thể cho thêm 10g gừng tươi.
Lưu ý:
- Giáp ngư dùng để chữa bệnh phải là loại còn sống, nặng từ 200g trở lên. Sau khi mua về, cho giáp ngư vào chậu nước sạch, để khoảng 1 ngày hoặc 1 đêm cho ra hết bẩn.
- Sau khi cắt tiết, nhúng giáp ngư vào nước nóng có nhiệt độ từ 70 – 80 độ C rồi làm sạch. Trong quá trình mổ, tránh để làm vỡ mật và bàng quang. Nếu chẳng may để vỡ, cần rửa sạch để không gây đi ngoài khi ăn.
Cách dùng mai ba ba chữa bệnh ho, hen suyễn
Nguyên liệu:
- 3 quả trứng giáp ngư.
- 20g đường phèn.
- 20ml rượu trắng.
Cách tiến hành:
Cho trứng giáp ngư vào rượu trắng rồi luộc chín. Tiếp đến, cho đường phèn vào, đợi khi tan hết thì bệnh nhân có thể sử dụng ăn trứng, uống rượu. Bài thuốc này nên dùng ngày một lần và liên tục từ 2 – 3 ngày.
Cách sử dụng ba ba chữa bệnh sỏi thận
Nguyên liệu:
- 50 bạch cập
- 20g mai ba ba
- 15g kim tiền thảo
- 15g sài hồ
- 15g địa cốt bì
- 15g sinh địa
Cách thực hiện:
Rửa sạch tất cả các dược liệu rồi sắc nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 3 lần uống và sử dụng liên tục từ 5 – 7 ngày.
Cách sử dụng ba ba chữa tắc kinh
Nguyên liệu:
- 500g mai giáp ngư.
- 200ml giấm ăn.
Cách tiến hành:
Ngâm mai giáp ngư vào giấm ăn và đem sao khô vàng, sau đó tán bột. Mỗi lần uống 9g với nước có pha 50% rượu, chia làm 2 lần sử dụng trong ngày.
Cách sử dụng ba ba điều trị huyết áp cao, giảm mỡ máu
Nguyên liệu:
- Thịt giáp ngư: 50g
- Râu ngô: 5g
- Sơn tra: 4g
- Hồng táo: 2 quả
- Gừng tươi 1g
- Gia vị các loại
Cách thực hiện:
Thịt giáp ngư thái miếng vừa ăn, đem râu ngô rửa sạch, sơn tra lọc bỏ hạt rồi thái mỏng, táo cũng bỏ hạt, gừng thái chỉ. Cho tất cả vào nồi hầm nhừ, khi chín thì bỏ thêm râu ngô, ăn cả nước lẫn cái.
Cách chế biến thịt ba ba
Với cách làm dưới đây, thịt giáp ngư sẽ không bị tanh, tăng hương vị thơm ngon cho món ăn.
Bước 1: Cho giáp ngư lên thớt, sử dụng que đặt vào miệng cho nó cắn chặt. Sau đó, cầm que lôi mạnh, giáp ngư sẽ tự thò cổ ra và tiến hành cắt tiết.
Bước 2: Khi tiết chảy hết, nhúng giáp ngư vào nước nóng khoảng 4 – 5 phút rồi vớt ra cạo sạch mai. Rửa sạch giáp ngư trước khi mổ. Dùng dao khía sâu xung quanh và bóc bỏ mai. Sau đó, rút cổ giáp ngư bằng cách kéo tay về phía đuôi cho các nội tạng ra theo, đồng thời khoét bỏ hậu môn.
Loại bỏ hết mỡ vàng đùi giáp ngư để cho món ăn không tanh. Không lấy lòng giáp ngư, chỉ giữ lại trứng. Khi mổ, cần cẩn trọng để không làm vỡ ruột vì phân dính vào thịt sẽ tạo ra mùi khó chịu, khi ăn có thể gây tiêu chảy.
Sau khi mổ xong, không rửa thịt giáp ngư bằng nước mà chỉ cần thấm khô bằng giấy là được. Đây là giải pháp để tránh giáp ngư bị tanh vì khi rửa trong nước lạnh, các chất trong máu và mỡ của nó sẽ bị ô xy hóa nhanh.
Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh từ mai con giáp ngư
Hình ảnh con ba ba
Cách phân biệt 4 loại ba ba
Trong họ ba ba có nhiều chủng loại. Ở nước ta, các loài thường gặp trên thị trường là ba ba gai, ba ba hoa (ba ba trơn), cua đinh và lẹp suối. Mặc dù các loại giáp ngư đều có hình dáng giống nhau nhưng chúng vẫn có sự khác biệt ở một vài đặc điểm.
Ba ba hoa lúc nhỏ có da màu đỏ, khi lớn màu sắc nhạt dần. Vào thời điểm ba ba trơn đạt 2kg trở lên gần như da có màu trắng. Trên nền bụng của chúng bao gồm khoảng 10 chấm đen đậm, to và vị trí cố định.
Da bụng giáp ngư gai lúc nhỏ của nó có màu xám đen, khi lớn chuyển sang màu xám trắng. Loại động vật này có mũi dài, mai màu nâu hoặc nâu xám và các nốt sần không đều nhau. Giáp ngư gai sở hữu đặc điểm khác biệt là có vết ngấn da sần ở cổ.
Lẹp suối hay ba ba suối là loại có kích thước nhỏ. Da bụng loại này là màu vàng bóng, không có chấm đen. Cua đinh là loại giáp ngư sở hữu da bụng màu trắng và cũng không có chấm đen.
Nguồn gốc của ba ba
Ba ba trơn sinh sống chủ yếu ở những vùng nước ngọt như các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tây,… và khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng.
Ba ba gai phân bố phần lớn ở suối, sông, hồ,… ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Thái Nguyên.
Nơi sinh sống chủ yếu của Lẹp suối là ở các dòng suối nhỏ thuộc tỉnh miền núi phía Bắc.
Cua đinh là loại phân bố tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên, Đông và Tây Nam Bộ. Người miền Bắc thường gọi con này là ba ba Nam Bộ hay miền Nam để phân biệt với các loại giáp ngư khác.
Những người không nên dùng ba ba
Giáp ngư là loại thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng. Ai ăn được nhiều sẽ rất tốt cho sức khỏe vì chữa được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, thịt giáp ngư có tính lạnh nên chỉ thích hợp với người tạng nhiệt. Với những người có tạng hàn, sinh đẻ không nên sử dụng.
Theo một số kinh nghiệm dân gian truyền lại thì không nên ăn thịt giáp ngư với rau kinh giới vì có thể dẫn đến phát sinh các bệnh lở loét và ngứa ngáy. Sau khi dùng thịt giáp ngư xong không nên ăn đào vì hai loại có hợp chất kỵ nhau. Ngoài ra, không ăn thịt giáp ngư chung với thịt thỏ, thịt vịt, rau dền, trứng gà vì có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Giá ba ba bao nhiêu tiền 1kg?
Giáp ngư hiện nay là đặc sản được ưa chuộng nhiều trong các nhà hàng sang trọng. Không chỉ có nhiều chất dinh dưỡng, giáp ngư còn mang đến hiệu quả kinh tế cao. Giá giáp ngư hiện nay đa dạng, tùy thuộc vào chủng loại tự nhiên hay nuôi. Dưới đây là bảng giá cho 1kg bạn có thể tham khảo:
- Ba ba nuôi loại 1,5 – 3kg/con có giá dao động khoảng 450.000 VND/kg.
- Loại 1,1 – 1,4kg/con có giá 410.000 VND/kg.
- Loại 1 – 1,9kg/con có giá khoảng 320.000 VND/kg.
- Loại 0,9 – 0,99 kg/con có giá dao động 290.000 VND/kg.
- Loại 0,7 – 0,8kg/con có giá dao động khoảng 270.000 VND/kg.
- Loại 0,5 – 0,7kg/con có giá dao động khoảng 250.000 VND/kg.
Xem thêm: Video về tác dụng của trứng giáp ngư
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang