Mò hoa đỏ là cây gì? Tác dụng của mò hoa đỏ chữa bệnh gì: giúp thanh nhiệt, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm. Cách sử dụng mò hoa đỏ tốt nhất, tránh tác dụng phụ của mò hoa đỏ. Sử dụng mò đỏ nấu sắc hãm uống hàng ngày có tốt. Giá mò đỏ bao nhiêu tiền 1kg? Hình ảnh mò đỏ, cách phân biệt mò hoa đỏ thật giả.
Mò hoa đỏ là gì?
Mò hoa đỏ còn có tên gọi khác là mò đỏ, bấn đỏ, vây đỏ, ngọc nữ đỏ, xích đồng nam, lẹo cái,… Tên khoa học của nó là Clerodendrum paniculatum L. Thuộc họ Cỏ roi ngựa. Cây mò hoa đỏ mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta. Phân bố thành từng khóm lớn ở những nơi đất ẩm ướt, ít ánh sáng. Ở vùng nông thôn Việt Nam cây thường mọc rất nhiều ở ven đường.
Mò hoa đỏ là cây gì?
Mò hoa đỏ ( xích đồng nam ) là loài cây bụi, mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Loại cây này có thể sử dụng được toàn thân để chữa bệnh. Cây được thu hái quanh năm, tốt nhất là thu hoạch vào thời điểm cây sắp ra hoa. Rễ rửa sạch phơi hoặc sấy khô. Có khi dùng tươi để sắc uống có tác dụng chữa được nhiều căn bệnh và bồi bổ cơ thể.
Đặc điểm cây mò đỏ
- Cây mò hoa đỏ là loại cây thân thảo có chiều cao khoảng 1m hoặc hơn. Thân vuông, ít phân cành.
- Lá to, mọc đối xứng, cuống có rãnh; gốc hình tim, chia 5 thùy không đều, mép khía răng nhỏ, mặt trên lá màu sẫm tối.
- Cuống và hoa đều có màu đỏ, nhị và nhụy mọc thò ra ngoài. Hoa mọc thành từng chùm. Mỗi cụm hoa hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân.
- Quả hạch màu đen nằm trong đài hoa màu đỏ tồn tại.
- Mùa hoa quả vào tháng 5-11.
- Cây mò đỏ mọc ở hầu hết các tỉnh miền núi và vùng nông thôn ở nước ta. Cây mọc phân bố thành từng khóm lớn ở những nơi đất ẩm ướt, ít ánh sáng. Nếu để ý sẽ thấy cây mò đỏ mọc rất nhiều ở ven đường.
Tác dụng của cây mò hoa đỏ
Theo Đông y, cụm hoa của cây mò đỏ có vị ngọt, tính ấm không độc; có tác dụng bổ huyết. Rễ có vị nhạt hơi ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong thấp, thanh can phế, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng. Cây hoa mò đỏ thường được dùng để chữa các bệnh phụ nữ, vàng da, đau nhức khớp xương,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc giã nát để đắp bên ngoài.
Cây mò đỏ có tác dụng gì: Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
Cây mò đỏ thường được biết đến với công dụng chữa các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, khí hư, ngứa âm đạo rất hiệu quả.
Tác dụng cây mò hoa đỏ trị vàng da, vàng mắt và niêm mạc
Cây xích đồng nam có khả năng điều can, giải uất, thanh nhiệt cơ thể vì vậy rất tốt cho người bị bệnh gan. Sử dụng cây mò đỏ sắc uống nước hàng ngày sẽ giúp trị các triệu chứng của bệnh gan như vàng da, vàng mắt nhất là khi niêm mạc mắt bị vàng thẫm, kiểm nghiệm nước tiểu có sắc tố mật…
Công dụng của cây mò đỏ điều trị cao huyết áp
Ngoài những tác dụng trên, cây mò đỏ còn có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị cao huyết áp.
Tác dụng của cây mò đỏ: Trị bệnh thấp khớp, sưng đau nóng đỏ, mụn nhọt
Lá cây hoa mò đỏ có khả năng thanh nhiệt giải độc giúp điều trị bệnh thấp khớp, sưng đau nóng đỏ, mụn nhọt.
Xem thêm:
Cách dùng cây mò hoa đỏ
Mò hoa đỏ có tác dụng chữa khí hư, vàng da, tê thấp, kinh nguyệt không đều, chữa sài mạch lươn ở trẻ em. Mỗi ngày dùng 10 – 20g phối hợp với các vị thuốc khác để uống sẽ giúp điều trị được rất nhiều căn bệnh khác nhau:
Cách dùng cây mò hoa đỏ chữa ngứa âm đạo
Để chữa ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư ở phụ nữ. Sử dụng mò trắng, mò đỏ lấy cả hoa và lá, mỗi thứ khoảng 15g phơi héo, bồ công anh 12g, rau dừa nước 15g, sắc uống mỗi ngày một thang. Kiên trì sử dụng lâu dài sẽ có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cách sử dụng cây mò hoa đỏ: Chữa tăng huyết áp
Để hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết người bệnh cần sắc uống lá xích đồng nam khô 12g, cúc hoa 12g, hoa hòe 6g, cam thảo nam 12g. Tất cả phơi khô, sao qua cho thơm rồi sắc uống mỗi ngày một thang sẽ giúp điều hòa huyết áp.
Cách sắc nấu cây mò hoa đỏ trị thấp khớp, sưng nóng đỏ đau thuộc thể nhiệt
Sắc uống hoa mò đỏ 80g, dây gắm 120g, cây tâm xuân 8g, đơn tướng quân 8g, đơn mặt trời 8g, đơn răng cưa 8g, cà gai leo 8g, cành dâu 8g. Sắc với nước và chia thành 2 phần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang sẽ giúp thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ điều trị thấp khớp và giảm đau, tiêu sưng.
Cách nấu uống cây mò đỏ chữa kinh nguyệt không đều, tiểu buốt, đi tiểu ra máu
Chuẩn bị rễ xích đồng nam, búp non mía dò, lá huyết dụ, mã đề, bầu đất mỗi thứ 10-15g, đem thái nhỏ, phơi khô, sao cho thơm. Sau đó sắc với khoảng 500 ml nước. Đến khi còn 150 ml nước thì chia đều và uống trong ngày. Uống sau khi sạch kinh khoảng 5 – 7 ngày. Uống liền 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Cách dùng mò hoa đỏ trị vàng da và niêm mạc
Phương pháp này rất đơn giản, chỉ cần chuẩn bị 30g rễ cây mò hoa đỏ sắc uống mỗi ngày một thang giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về gan hiệu quả.
Xích đồng nam chữa “bệnh phụ nữ” – ZingNew
Hình ảnh cây mò hoa đỏ
Cây mò hoa đỏ là loại thân thảo, cao 1m hay hơn. Thân vuông, ít phân cành. Lá mọc đối, cuống có rãnh; gốc hình tim, mép lá khía có răng nhỏ, mặt trên lá màu sẫm tối. Cụm hoa màu đỏ có hình xim hai ngả mọc ở ngọn thân. Nhị và nhuỵ mọc thò ra ngoài. Quả hạch màu đen nằm bên trong đài hoa.
Xem thêm video về cây hoa mò đỏ:
Giá bán, nơi bán mò hoa đỏ
Cây mò hoa đỏ là loại cây chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Mặc dù mò đỏ mọc hoang ở rất nhiều nơi. Nhưng đối với người dân ở các thành phố lớn thì việc tìm được loại thảo dược này là điều không hề dễ dàng. Vì vậy việc mua cây mò đỏ ở đâu? Giá bao nhiêu 1kg là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Giá bán mò hoa đỏ trên thị trường
1kg mò đỏ khô có giá khoảng 150.000đ/kg. Giá bán 1kg mò hoa đỏ còn tùy thuộc vào nguồn gốc, cách chế biến cũng như nơi phân phối, chi phí vận chuyển.
Mua cây mò hoa đỏ ở đâu?
Để mua được cây mò hoa đỏ có chất lượng tốt, xao khô và đóng gói chất lượng, không bị ẩm mốc, mùi thơm đặc trưng, nguồn gốc từ vùng núi. Bạn nên tìm hiểu thông tin sản phẩm từ các địa chỉ, cửa hàng, website uy tín, sản phẩm phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng mới đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang