Cây hà thủ ô có mấy loại? Đặc điểm cây hà thu ô trắng và cây hà thu ô đỏ. Loại hà thủ ô nào tốt nhất? Tác dụng chữa bệnh của hà thu ô. Người dùng cảnh giác với hà thủ ô giả bán trên thị trường – Báo VnExpress. Nhận biết cây hà thủ ô thật và giả qua chia sẻ của giảng viên Đại học Y Dược TPHCM – Báo Dân trí.
Cây hà thủ ô từ xưa đến nay được coi là một vị thuốc bổ trong Đông y. Hà thủ ô có khả năng làm tóc bạc hóa đen, người già hóa trẻ. Chính vì tác dụng thần kỳ này mà hà thủ ô càng được săn lùng như một phương thuốc ngăn cản sự tàn khốc của thời gian.
Cây hà thủ ô có mấy loại?
Cây hà thủ ô có 2 loại là: Cây hà thủ ô đỏ và cây hà thủ ô trắng.
Cây hà thủ ô đỏ
Hà thu ô đỏ có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Fallopia multiflora (Pteuropterus cordatus Turcz), thuộc họ rau răm Polygonaceae. Hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác như: Giao đằng, dạ hợp, địa tinh… Đây là loại cây có tuổi thọ lâu năm, mọc lẫn với nhiều loại cây khác. Thân hà thủ ô đỏ mềm. mọc theo dạng dây leo quấn với nhau. Lá có hình tim, đầu nhọn; hoa hình chùy, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu trắng. Quả hà thu ô đỏ có 3 cạnh, không tự mở và khô. Rễ cây phình to dần lên tạo thành củ. Củ hà thủ ô đỏ vừa có vị chát đăng, tính hơi ấm.
Nếu so sánh về hình dáng thì hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang. Mặt ngoài của cây có màu nâu đỏ. Bề mặt có nhiều chỗ lồi lõm, rất khó bẻ do ứng chắc. Mặt cắt ngang hà thu ô đỏ có lớp vỏ bần màu nâu sậm. Lớp bên trong có màu hồng, nhiều bột, ở giữa hay có lõi gỗ cứng. Bột tán từ cây hà thủ ô đỏ có màu nâu hồng, vị đắng chát, không mùi. Nhờ tính đắng của cây mà nhiều phương thuốc điều trị bệnh cũng từ đó mà ra.
Cây hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas, thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae. Ngoài ra, hà thủ ô trắng còn có nhiều tên gọi khác như: Hà thủ ô nam, dây sừng bò, dây mốc, mã liên an, cây sữa bò, củ vú bò…
Hà thủ ô trắng thuộc họ thân dây leo nhỏ, thân có màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt. Ở hoa, lá, thân hay quả đều có một lớp lông ngắn, rất dày. Lá cây có đầu nhọn, hoa nhỏ màu nâu vàng mọc giữa kẽ lá. Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi, cũng có thể tự nuôi trồng.
Hà thủ ô trắng có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát. Trên thân và lá có nhiều nhựa trắng. Hà thủ ô trắng không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ. Do mật độ xuất hiện của hà thủ ô trắng nhiều hơn hà thủ ô đỏ nên nhiều người hay nhầm lẫn hai loại với nhau.
Loại cây hà thủ ô nào tốt nhất?
Trong hai loại hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ thì loại hà thủ ô đỏ được dùng nhiều nhất. Hà thủ ô trắng có công dụng chữa bệnh nhưng lại không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ. Vì vậy, hà thủ ô đỏ được sử dụng phần lớn trong y dược.
Tuy vậy, hà thủ ô đỏ lại có mật độ ít hơn hà thủ ô trắng. Nhiều người thu hái hà thủ ô đỏ do không nắm được cách nhận biết dẫn nhầm sang hà thủ ô đỏ. Vì sự nhầm lẫn này mà nhiều người tự ý mang hà thủ ô trắng về làm thuốc bồ bổ sức khỏe. Dẫn đến nhiều người sử dụng lâu dài nhưng không có tác dụng đem lại.
Tác dụng chữa bệnh của cây hà thủ ô
Hà thủ ô từ xa xưa đã được sử dụng như một ví thuốc quý chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Nhất là hà thủ ô có tác dụng hơn cả so với hà thủ ô trắng. Hà thủ ô thường được bán dưới dạng phiến hoặc củ.
Tác dụng cây hà thủ ô đỏ
Tác dụng của hà thủ ô đỏ theo Đông y
- Làm đen tóc
- Bổ máu, an thần
- Dưỡng can, ích thận
- Cố tinh, nhuận tràng,
- Chữa sốt rét
- Chữa yếu sinh lý
Lợi ích của hà thủ ô đỏ theo Tây y
- Chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh
- Bổ tim, giúp sinh huyết dịch
- Kích thích co bóp ruột, kích thích hệ tiêu hóa
- Cải thiện dinh dưỡng cho cơ thể
- Tăng tiết sữa
- Chống co thắt phế quản, chống viêm nhiễm
- Nước sắc hà thủ ô đỏ có thể ngăn cản sự phát triển của trực khuẩn lao.
- Cồn hà thủ ô đỏ ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Đồng thời giảm triglycerid huyết thanh và cholesterol, ức chế tăng lipid máu.
Hà thủ ô trắng có tác dụng gì?
Tuy hà thủ ô trắng không được sử dụng nhiều như hà thu ô đỏ nhưng vẫn có những tác dụng chữa một số bệnh sau:
- Chữa cảm mạo, sốt nóng
- Trị viêm ruột, tiêu chảy
- Chữa viêm thận mạn tính
- Làm thuốc lợi sữa
Xem thêm: Cách dùng hà thủ ô chữa bệnh điều trị tóc bạc sớm
Xem thêm:
Cách nhận biết cây hà thủ ô thật và giả
Trên thị trường hiện nay, người dùng đang rất hoang mang đi tìm mua hà thủ ô. Hà thủ ô được bày bán với đủ loại giá thành, xuất xứ khác nhau. Trong khi đó hà thủ ô đỏ – loại hà thủ ô được dùng để chữa bệnh có mật độ xuất hiện trong thiên nhiên khá ít. Nhiều đối tượng buôn bán đã tung ra thị trường hà thu ô giả nhằm trục lợi. Do vậy, cần biết cách để nhận biết thật – giả để có tác dụng chữa bệnh tốt.
Các đối tượng đã sử dụng hà thu ô trắng và củ nâu để thay thế hà thu ô đỏ. Hà thu ô trắng và củ nâu có hình dáng giống với hà thu ô đỏ nên người dùng rất khó để nhận đâu mới là thật. Tinh vi hơn, các đối tượng thái nhỏ hà thu ô trắng và củ nâu ra rồi phơi khô đem bán.
Với tình trạng buôn bán hà thu bất cập như hiện nay, người dùng hết sức thẩn trọng khi mua hà thủ ô. Cần mua tại những nơi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tránh “tiền mất tật mang”.
Phân biệt hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng
Hà thủ ô đỏ | Hà thủ ô trắng |
|
|
Sự nhầm lẫn giữa hà thủ ô đỏ với củ nâu
Củ nâu là loại củ đang được sử dụng nhiều nhất để làm giả hà thủ ô. Phiến hà thủ ô giả có độ dày thường khoảng 1-3mm, có màu nâu tím hoặc nâu hồng. Phiến có hình dạng bầy dục hoặc hơi tròn, cong queo. Lớp bần bề ngoài nhìn bằng mắt thường thấy hơi sần sùi. Có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc được phân bổ đều khắp bề mặt kể từ lớp bần vào bên trong. Thể chất cứng, khó bẻ, se lưỡi, vị rất chát.
Trong khi đó, vỏ ngoài củ hà thủ ô nhẵn, có những đường vân nổi ở phía bên ngoài. Còn củ nâu vỏ ngoài lại sần sùi, đường vân không nổi rõ ràng. Củ nâu có độ dài lớn và bề ngang nhỏ hơn củ của hà thủ ô. Ruột bên trong củ nâu có màu tím sẫm hơn ruột củ hà thủ ô đỏ.
Củ nâu nếu nói về tác dụng thì cũng có lợi trong việc: Thanh nhiệt, cầm máu, hoạt huyết, sát trùng, cầm tiêu chảy. Vị rất chát và dễ ngộ độc, uống nhiều làm tê lưỡi, nấu nước gội da đầu dễ bỏng dộp, uống vào hại can, tỳ, mật, lây truyền hại viêm phế quản, loét bao tử.. Dùng nhiều củ nâu sẽ gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Lâu ngày sẽ hại gan, hại thận, gây nguy hiểm cho người dùng. Vì vậy, củ nâu từ trước đến nay vẫn chưa được sử dụng làm thuốc. Trong gian, củ nâu chỉ được sử dụng làm màu nhuộm vải.
Một số cây khác làm giả hà thủ ô
Một số cây khác làm giả bao gồm: tam thất căn, bìm bìm thảo. Những cây này có rễ to, dài nhưng không phải là dạng củ như hà thủ ô thật. Hà thu ô giả là dạng thân dây leo, bò trên rào dậu hoặc mặt đất, cây cao như cây chùm gửi. Hà thủ ô giả có màu trắng ngà. Khi xắt thành lát mỏng sẽ nhanh chóng chuyển sang màu xanh tái như bị mốc khi phơi nắng. Hà thủ ô giả có mùi thơm nhẹ, không hắc, vị chát. Người dùng vò lá sẽ thấy ra nhiều mủ trắng. Các cây hà thủ ô giả không có hoạt tính dược như mong đợi. Uống nhiều còn phát sinh ngứa, nóng trong người, khô họng.
Dùng hà thủ ô cần cẩn trọng ra sao?
Cẩn trọng khi dùng hà thủ ô là điều người dùng cần lưu tâm. Không những lưu ý về cách dùng hà thủ ô và cần cẩn trọng khi sử dụng cây hà thủ ô giả.
Dùng cây hà thủ ô đỏ cần lưu ý chất tannin
Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ thì mới có thể sử dụng được. Trong hà thủ ô có chứa thành phần người dùng cần lưu ý là tannin. Đây là dược chất khiến hà thủ ô có vị chát. Khi uống vào mà chưa sơ chế sẽ sẽ khiến kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột bị săn se lại, co thắt ruột giảm dẫn đến chứng táo bón. Dần dần chất độc sẽ tích tụ lại vào trong cơ thể. Nếu dùng lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng xấu đến gan và thận. Vì vậy, khi sử dụng cần phải sơ chế hà thủ ô đúng cách để loại bỏ chất độc tannin.
Tham khảo thêm: Phân biệt cây hà thủ ô thật giả – Báo Thanh Niên
Nguy hại sử dụng hà thủ ô giả
Củ nâu là thứ nhiều đối tượng buôn bán sử dụng làm giả hà thủ ô. Nhiều người cho rằng củ nâu không độc. Thực tế, củ nâu muốn ăn được phải gọt vỏ và ngâm muối rất nhiều ngay may ra mới có thể sử dụng được. Trong củ nâu cũng có hàm lượng tannin rất cao. Ngoài ra, hà thủ ô giả sử dụng phải cũng sẽ không có tác dụng cho cơ thể. Sử dụng phải củ nâu càng lâu càng gây nguy hại cho cơ thể.
Một số cây dùng làm giả hà thủ ô khác như: tam thất căn, bìm bìm thảo cũng đem lại tác dụng không tốt. Hà thủ ô sẽ khiến cơ thể phát sinh ngứa, nóng trong người, khô họng. Cũng như không phát huy được công dụng chữa bệnh nào.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang