Cây mực là gì? Tác dụng của cây mực chữa bệnh gì và bổ dưỡng: gai cột sống, kiết lị, trĩ… Cách dùng cây mực tốt, tránh tác dụng phụ của cây mực. Cách sử dụng cây mực chế biến sắc nước uống, bảo quản. Giá cây mực bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây mực và cách phân biệt với các loại cây dễ nhầm lẫn.
Cây mực là gì?
Cây mực được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam chữa trị các chứng bệnh liên quan tới thận. Tên khoa học của cây này là Phyllanthus reticuiatus Poir. Tại khu vực miền Bắc, người ta không gọi là mực mà quen gọi là cây phèn đen. Cũng có nhiều nơi gọi là cây tạo phan diệp. Nhiều năm trước đây, khi quá trình đô thị hóa chưa phát triển, cây phèn đen mọc ở khắp mọi nơi. Tại các vùng đất hoang, bụi rậm, đồi núi, cây mọc thành từng bụi. Hiện nay, loài cây này chỉ còn phát triển mạnh ở các vùng nông thôn. Thậm chí nhiều nơi còn phải gây giống để trồng làm thuốc.
Hình ảnh cây mực
Cây mực phèn đen mọc hoang ở các bụi rậm nên dễ nhầm lẫn với các cây cỏ dại khác. Người ta thường nhầm lẫn nhiều nhất là cây phèn đen với cây phèn trắng. Bởi chúng rất giống nhau về hình dáng bên ngoài. Nhưng nếu không phân biệt được thì sử dụng nhầm lẫn sẽ không mang lại hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Một số đặc điểm nổi bật để nhận biết:
- Thân cây: cao từ 2 – 4m, mảnh khảnh, phân nhiều nhánh.
- Lá cây: hình dáng lá gần tương đương lá rau ngót nhưng mảnh và nhỏ hơn. Lá cây mọc so le nhau trên các nhánh thân cây.
- Hoa: màu trắng tía đỏ ở cuống cánh. Hoa mọc thành chùm xen giữa các kẽ lá. Mỗi chùm hoa chỉ mọc khoảng 3 – 4 bông. Mùa hoa phèn đen là khoảng từ tháng 8 – tháng 10.
- Quả: quả tròn dẹt, kích thước nhỉnh hơn hạt đỗ đen 1 chút. Khi chín quả chuyển sang màu đỏ rồi màu tím. Đặc biệt khi bóp nhẹ quả chín sẽ có nước màu tím đen chảy ra, vị ngọt chát. Đây chính là lí do vì sao người ta gọi là cây mực.
Tác dụng của cây mực làm thuốc chữa bệnh
Cây mực mọc khắp mọi miền đất nước, từ Bắc tới Nam. Vì vậy, từ xa xưa trên đất nước ta đã lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ loại dược liệu này. Từ thân, lá, hoa cho tới quả của cây này đều có thể điều chế thành thuốc. Công dụng chữa bệnh của từng bộ phận của cây cụ thể như sau:
- Theo y học cổ truyền dân tộc, rễ cây có vị chát, tính lạnh, thường được bào chế chữa kiết lị viêm ruột kết, viêm gan, thận.
- Lá cây dùng làm thuốc phải là lá già, màu xanh thẫm. Lá cây có vị ngọt hơi nhặng đắng, dùng làm thuốc thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Khi gặp vấn đề phù thũng, ứ huyết, lá phèn đen cũng có thể làm giảm các triệu chứng này.
- Nền y học Ấn Độ còn dùng lá cây này để hỗ trợ giải độc do rắn cắn, chữa vàng da ở trẻ nhỏ.
- Nếu bị chảy máu chân răng thường xuyên, chúng ta cũng có thể dùng lá và thân cây để giảm nhẹ triệu chứng.
Cho tới nay, y học vẫn chưa phát hiện trường hợp nào xảy ra tác dụng phụ khi dùng cây phèn đen. Vị thuốc này lành tính, không có chứa độc tố trong thành phần cây thuốc. Vì vậy, người dân hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Xem thêm:
Cách dùng cây mực chữa bệnh hiệu quả
Cây mực – cây phèn đen là thảo dược quý trong đông y. Các thầy thuốc đông y từ lâu đã sử dụng vị thuốc này kết hợp với các loại dược liệu khác để hỗ trợ điều trị thành công nhiều loại bệnh. Các bài thuốc có sử dụng thành phần cây phèn đen an toàn, không có tác dụng phụ.
Bài thuốc điều trị gai cột sống từ cây mực
Để điều trị bệnh gai cột sống từ cây mực, trước tiên nên phơi khô thân và lá cây hoặc mua dược liệu đã phơi khô và đóng gói sẵn. Thành phần bài thuốc bao gồm phèn đen khô, lá lốt, lá bưởi, cỏ xước, rễ gấc. Tất cả đem rửa sạch, sao vàng hạ thổ. Sau khi đã sơ chế xong, cho các loại dược liệu vào nồi sắc nước trong khoảng 2h. Chia thành phẩm thuốc thành 3 phần bằng nhau và sử dụng sau 3 bữa ăn trong ngày khoảng 30’. Tuyệt đối không được dùng trước bữa ăn vì dễ bị say và nôn ói.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị kiết lị từ lá cây mực
Với bệnh kiết lị thì nên dùng lá cây mực tươi, giã nát và lọc lấy nước uống. Không nên uống riêng nước lá cây này vì sẽ không cho hiệu quả rõ rệt. Nên sử dụng kết hợp với các loại dược liệu như: bột mạch nha, cam thảo, ý dĩ tán mịn rồi hòa chung với nước lá phèn đen. Mỗi lần chỉ nên dùng nửa thìa dược liệu trộn với 1 chén nước phèn đen.
Bài thuốc điều trị bệnh trĩ giai đoạn 1 bằng cây mực
Thành phần thuốc: 1 nắm nhỏ lá phèn đen, 1 nắm nhỏ lá trắc bách diệp, 5 lá huyết dụ. Cho tất cả các loại thuốc vào rửa sạch, thái nhỏ sau đó sao vàng hạ thổ. Đun sôi lá thuôc với 800ml nước cho tới khi cạn còn khoảng 200ml nước thuốc. Dùng 150ml nước thuốc để uống, 50ml còn lại hòa với 1 lượng nước ấm vừa đủ để ngâm trĩ. Thực hiện bài thuốc này liên tục trong khoảng 5 – 10 ngày, mỗi ngày 1 – 2 lần sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Xem thêm:
Cây phèn đen chữa được nhiều loại bệnh – Khoa học và đời sống
Mua cây mực ở đâu, giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, giá thành cây mực phơi khô dao động khoảng 50.000đ – 60.000đ/kg. Người bệnh nên tìm đến những địa chỉ bán thuốc nam uy tín, đã được cấp phép của Bộ y tế để đảm bảo chất lượng thuốc thành phẩm. Người dùng không nên tin tưởng vào những nơi cây phèn đen khô với giá quá thấp. Bởi hiện nay tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng bày bán tràn lan vẫn chưa được kiểm soát. Nếu không cẩn thận, người dùng rất dễ mua phải sản phẩm giả với giá thành rất cao. Trước khi quyết định mua cỏ mực ở bất cứ địa chỉ nào, người dùng cần tìm hiểu thật kỹ. Tiêu chí quan trọng để đảm bảo mua được thuốc tốt là nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang