Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Cây sen có tác dụng gì?-Chú ý khi sử dụng dược liệu từ sen

Cây sen có tác dụng cầm máu, an thần, bồi bổ sức khỏe, điều trị các bệnh di mộng tinh, trĩ, xuất huyết…

Tên khoa học: Nelumbo nucifera.

Cây sen là một dược liệu quý trong đông y. Từ cây sen cho ra rất nhiều vị thuốc như liên ngẫu (ngó sen), liên thạch (quả sen, hạt sen nguyên vỏ cứng), liên nhục (hạt sen đã tách vỏ), liên phòng (gương sen), liên tu (nhị sen bỏ bao phấn), tâm sen (mần xanh trong hạt sen), hà diệp (lá sen)…Các vị thuốc trên chủ yếu có tác dụng cầm máu, an thần, bồi bổ sức khỏe, điều trị các bệnh di mộng tinh, trĩ, xuất huyết…

Cây sen

Thành phần hóa học:

Trong hạt sen có thành phần chủ yếu là tinh bột, ngoài ra còn có đường, chất béo, khoáng chất và 1 lượng nhỏ alkaloid.

Trong lá có

  • Các alkaloid như: nuciferin, anonain, roemerin, pronuciferin…
  • Các flavonoid như: quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin…

Trong tâm sen chứa các alkaloid như liensinin, isiliendinin, methyl-corypanin, neferin, lotusin…

Gương sen có chất đạm, chất béo, carbohydrat và một lượng nhỏ vitamin C.

Tua nhị sen có tanin.

Ngó sen chứa tinh bột, asparagin, arginin, trigonellin, tyrosinglucose, vitamin C, A, B, PP, tinh bột và một ít tanin.

Tác dụng của một số hoạt chất:

Chất flavon trong lá sen có tác dụng chống oxy hóa lipid màng tế bào gan chuột…

Lá sen giúp hạ cholesterol và lipid máu, tuy nhiên tác dụng yếu.

Nuciferin trong lá sen có tác dụng giải co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, giảm đau, an thần, chống rối loạn nhịp tim, cầm máu.

Theo đông y:

  1. Hạt sen đã tách vỏ

Có vị ngọt tính bình. Có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa di tinh, mộng tinh, mất ngủ, suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém.

  1. Tâm sen

Có vị đắng tính hàn. Công dụng: Ức chế dục tính, nên dùng chữa di tinh, an thai. Giảm co bóp ruột nên làm giảm đau bụng. Chữa tim hồi hộp, mộng tinh, mất ngủ, huyết áp cao.

  1. Hạt sen còn nguyên vỏ cứng

Có tác dụng điều trị lỵ, cấm khẩu.

  1. Ngó sen

Có vị ngọt, tính mát. Có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt giải độc. Thường dùng: Chữa sốt cao, chảy máu (đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, rong kinh).

  1. Gương sen đã tách hạt

Có vị đắng, chát, tính mát. Có tác dụng cầm máu. Thường dùng chữa: Đại tiểu tiện ra máu, đới hạ.

  1. Lá sen

Có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu. Thường dùng để điều trị chứng bệnh: Thử thấp tiết tả, thủy chỉ phù thũng, nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết, đi lỵ ra máu. Theo kinh nghiệm dân gian: Lá sen còn có tác dụng hạ mỡ máu, chữa đau đầu, sơ vữa mạch máu, đái đường, hạ huyết áp cao.

  1. Nhị sen đã bỏ bao phấn

Có vị đắng mát, tính lương, tác dụng cầm máu. Thường dùng chữa các chứng bệnh: Băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ, thần kinh suy nhược, táo bón, bí đại tiểu tiện, đau đầu, điều hòa huyết áp, chứng ngực sườn đầy tức.

Dược liệu từ cây sen

Một số bài thuốc từ cây sen:

– Chữa người tỳ hư, đi lỵ, khí hư mệt mỏi, hồi hộp, mất ngủ, suy nhược cơ thể: Liên nhục: 10 – 20 g. Cách dùng: Tán bột uống.

– Điều trị tiêu hóa kém ở trẻ em, hay đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phân sống, gầy yếu phù thũng, hoàng đản:

Liên nhục: 14g               Bạch trật: 12 g

Gừng nướng: 3 lát          Bạch phục linh: 6 g.

Nhân sâm : 4 g               Đại táo: 4 quả.

Thục địa: 4 g                  Cam thảo (trích): 3 g.

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa chứng tim hồi hộp, lo lắng, tăng huyết áp, hôn mê do nhiệt bệnh gây nên: Tâm sen:  2 – 4 g. Sắc uống.

– Chữa chứng suy nhược cơ thể ở người có bệnh đường hô hấp, viêm phế quản mãn tính, lao:

Tâm sen: 10 g                Ngũ vị tử: 12 g

Đại táo: 4 quả                Đan bì: 12 g.

Qui bản : 12 g                Y dĩ: 12 g.

Mạch môn: 12g              Sinh địa : 12 g

Cát cánh : 10 g               Bạch thược: 12 g

Trần bì : 10 g                 Đẳng sâm: 12 g

Trích cam thảo: 6 g

Sắc uống ngày 1 thang.

  • Chữa chứng hồi hộp, đau lưng, mỏi gối, kém ăn, ngủ ít:

Quả sen: 12 g                 Trạch tả: 8 g

Liên nhục: 8 g                Phụ tử chế: 8 g

Hoài sơn: 18 g                Táo nhân: 8 g

Thục địa: 12 g                Ngục quế: 6 g

Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang

– Ho ra máu, đại tiểu tiện ra máu: Liên ngẫu: 20 – 40 g, sắc uống.

– Chữa các chứng chảy máu do sốt cao: Liên ngẫu sao đen: 8 g. Tam lăng, nga truật, huyết dụ, bồ hoàng sao đen: Mỗi vị 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa chứng đại tiện ra máu, bạch đới, huyết áp cao: Liên phòng: 15 g ( khoảng 2 cái ). Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa hội chứng đái tháo đường: Liên phòng 500 g, Cỏ may: 1.000 g.

Cách dùng: Sắc, cô lấy 1 lít cao lỏng. Pha thêm 250 ml rượu tốt để bảo quản. Uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 ml.

– Chữa sản dịch kéo dài: Hà diệp (sao thơm, tán bột). Uống với nước đồng tiện. Mỗi ngày 20 – 30 g.

– Chữa mất ngủ: Hà diệp tán bột, làm thành viên hoàn. Uống mỗi ngày 10 – 20 g.

– Chữa chứng băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh, mất ngủ, đái són bạch đới: Liên tu 5 – 15 g, sắc uống.

Chú ý:

Các bộ phận cây sen đều có chứa một alkaloid có tác dụng an thần và tác dụng lên tim mạch. Với chất này thì phải dùng đúng liều quy định. Nếu quá liều thì nó lại trở thành chất độc, gây nên các triệu chứng tê môi, lưỡi và niêm mạc miệng, nôn nao, hoảng hốt, da xanh tái, chân tay lạnh, vã mồ hôi, co giật, mạch nhỏ yếu, khó bắt, tim đập chậm, không đều, rối loạn tim mạch, tụt huyết áp…

Với lá sen, chỉ được dùng 15-20 g mỗi ngày cho người lớn, nếu dùng quá liều sẽ gây độc. Thực tế nếu dùng tâm sen, lá sen quá liều lại làm mất ngủ do làm rối loạn nhịp tim. Bởi vậy, người dùng cần có tư vấn của thầy thuốc.

Ngoài ra, chính tác dụng thanh nhiệt trong lá sen dễ làm cho người thể hàn bị tiêu chảy, nhiệt độ hạ thấp, chân tay lạnh, đi tiểu nhiều.

Mua bán sen:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:
Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version