Cây canhkina dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường.
Tên khoa học:
– Canhkian đỏ – Cinchona succirubra Pav. (C. pubescens Vahl) xuất xứ ở Ecuador là loài có thân lớn và thường được sử dụng làm gốc ghép.
– Canhkina vàng – Cinchona calisaya Weddell xuất xứ ở Bolivia và nam Pêru, được trồng nhiều ở Java.
– Canhkina xám – Cinchona officinalis L., xuất xứ từ phía bắc Colombia tới Pêru.
– Canhkina thon – Cinchona ledgeriana Moens có xuất xứ ở Bolivia và được trồng sớm nhất ở Inđônêxia.
Cây canhkina cho vỏ cây có tác dụng chữa bệnh sốt rét rất hiệu quả. Ngoài ra, cây còn làm thuốc hạ sốt, thuốc bổ kích thích tiêu hoá, điều trị các vết thương, vết loét, điều trị loạn nhịp tim…
Dùng ngoài chữa mưng mủ hoại tử, vết thương không trương lực.
Ngày nay, canhkina được sử dụng để chiết quinin và các alcaloid khác làm thuốc điều trị sốt rét trong y học hiện đại.
Thành phần hóa học:
Vỏ Canhkina giàu tanin catechic (3 tới 5%), một ít tinh dầu, acid hữu cơ (acid quinic) và một heterosid triterpenic (quinovosid), một số alkaloid, alkaloid được quan tâm nhiều nhất là quinine.
Theo đông y:
Vỏ Canhkina có mùi thơm nhẹ, vị đắng chát. Dùng làm thuốc chữa thiếu máu, mệt mỏi toàn thân, dưỡng sức, chữa sốt, sốt rét vì nhiễm trùng, lao và đái đường. Dùng ngoài chữa mưng mủ hoại tử, vết thương không trương lực. Bột Canhkina dùng rắc các vết thương, vết loét.
Bộ phận dùng: Vỏ thân, cành và cũng có thể dùng cả vỏ rễ.
Cách dùng và liều dùng:
Uống dạng bột, cao, siro, rượu bổ. Dạng bột: 4-12g. Cồn: 2 – 15g. Siro: 20 – 100ml mỗi ngày. Quinin chữa sốt rét 0,5g/lần, 1-1,5g/ngày.
Lưu ý:
Cây Ô môi (Cassia fistula Lin. = Cassia grandis L. f.) được trồng ở nhiều nơi cüng được gọi là Canhkina, cơm quả làm thuốc nhuận, tẩy, cần phân biệt tránh nhầm lẫn.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: đang cập nhật.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang