Thảo quả là gì? Tác dụng của cây thảo quả chữa bệnh gì: Ung thư, tim mạch,… Cách dùng hạt thảo quả tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của thảo quả. Cách sử dụng thảo quả chế biến sắc nấu uống, bảo quản. Giá thảo quả bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây thảo quả.
Thảo quả là gì?
Thảo quả không chỉ sử dụng như gia vị phổ biến trong nhiều món ăn mà còn được coi là cây thuốc quý. Tên khoa học của nó là Amomum tsaoko Crevost et Lem, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Loại cây này có tên gọi khác là đò ho.
Đặc điểm của cây thảo quả
Thảo quả là loại cây thân thảo lâu năm, cao khoảng 2,5 – 3m. Thân rễ thường mọc ngang, đường kính từ 2,5 – 4cm, bên trong có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng bắt mắt.
Lá đò ho mọc so le, có cuống hoặc không, phiến dài từ 60 – 70cm, rộng khoảng 20cm, bẹ lá xuất hiện khía dọc.
Hoa đò ho mọc thành cụm từ gốc, màu hồng nhạt, dài khoảng 13 – 20cm, mỗi bông gồm nhiều quả. Thời điểm ra hoa thường là mùa hè từ tháng 5 – 7 và kết trái vào tháng 10 – 12.
Khi chín quả có màu đỏ mận, dài từ 2,5 – 4cm và rộng khoảng 1,5 – 2cm. Mỗi quả có khoảng trên 20 hạt, vỏ dày cỡ 5mm. Hạt đò ho có mùi thơm, cay và nóng.
Hiện nay, trên thị trường bày bán hai loại là đò ho đen (đỏ) và xanh. Cả hai loại đều sử dụng làm phụ gia trong đồ uống như trà hay cà phê vì có hương vị độc đáo. Bộ phận thường dùng làm thuốc là quả đò ho.
Thành phần dược chất của thảo quả
Thành phần dinh dưỡng của thảo quả đã được các chuyên gia thừa nhận có lợi cho sức khỏe.
- Hàm lượng tinh dầu trong đò ho chiếm khoảng từ 1 – 3%. Loại tinh dầu này có màu vàng nhạt, ngọt, thơm, cay nhưng rất dễ chịu.
- Các chất dinh dưỡng chứa trong đò ho phong phú bao gồm: Vitamin, protein, riboflavin, thiamin, carbohydrate, niacin, pyridoxine, chất xơ và các khoáng chất khác như canxi, đồng, mangan, sắt, magie, phốt pho,…
Tác dụng của thảo quả
Tác dụng của thảo quả đối với sức khỏe như thế nào là điều nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số công dụng phổ biến của cây đò ho chữa bệnh.
Tác dụng của thảo quả đối với tim mạch
Theo các nghiên cứu, quả đò ho là nguồn cung cấp các khoáng chất như kali, magie, canxi dồi dào. Trong 100g quả đò ho chứa tới 1119mg kali. Đây là chất quan trọng giúp cơ thể kiểm soát huyết áp và nhịp tim.
Tác dụng của thảo quả giúp bổ máu
Quả đò ho chứa lượng chất sắt lớn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Trong 100g đò ho có chứa 13,97mg sắt, tương đương với 175% hàm lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất ra tế bào máu, do đó sử dụng đò ho thường xuyên rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của thảo quả giúp phòng chống ung thư
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan tại Ấn Độ, sử dụng nước pha từ đò ho có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nghiên cứu này được thực hiện trên chuột bạch, đặc biệt hiệu quả với ung thư ruột kết.
Tác dụng của thảo quả giúp ngăn ngừa huyết áp cao
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, quả đò ho có khả năng làm giảm huyết áp cao. Nếu uống khoảng 3g quả đò ho mỗi ngày với thời lượng 12 tuần có thể giữ huyết áp ổn định.
Tác dụng của thảo quả giúp ngăn ngừa máu đông
Quả đò ho chứa một số chất có tác dụng bảo vệ và ngăn chặn tình trạng máu vón cục và nguy cơ dẫn đến máu đông. Nhờ khả năng chống lại sự kết tập tiểu cầu mà hiện tượng này được khắc phục đáng kể.
Tác dụng của thảo quả đối với hệ tiêu hóa
Nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng, sử dụng đò ho rất tốt cho đường tiêu hóa, đặc biệt là lợi tiểu, giảm đầy hơi và ợ nóng.
- Đò ho giúp thúc đẩy loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể qua việc đẩy mạnh hoạt động đi tiểu.
- Tình trạng chướng bụng, đầy hơi sẽ được giảm khi dùng đò ho kết hợp với tỏi hoặc hành tây.
- Quả đò ho có khả năng kích thích sản xuất mật và giảm hàm lượng axit trong dạ dày. Do đó, tình trạng ợ nóng sẽ được hạn chế đáng kể.
Ngoài những công dụng trên, đò ho còn có nhiều lợi ích khác như:
- Giảm lượng caffeine trong cơ thể
- Giảm sự co thắt dạ dày
- Chữa đau bụng ở trẻ em
- Giải nhiệt cơ thể
- Cải thiện các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm họng, hen suyễn,…
- Hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh
Xem thêm:
Cách dùng thảo quả
Cách dùng thảo quả rất đa dạng trong đó bao gồm sắc nước thuốc chữa bệnh hoặc đập dập làm gia vị cho món ăn. Sau đây là cách sử dụng thảo quả làm thuốc chữa bệnh.
Cách dùng thảo quả trị sốt rét
Thành phần:
- Hạt đò ho: 4g
- Thục phụ tử: 10g
- Sinh khương: 3 lát
- Đại táo: 3 quả
Cách tiến hành:
Đem tất cả dược liệu sắc nước uống trong ngày.
Cách dùng thảo quả chữa đau bụng, đầy bụng
Thành phần:
- Đò ho nướng: 6g.
- Hậu phác: 10g.
- Hoắc hương: 10g.
- Thanh bì, thần khúc, bán hạ mỗi loại 6g.
- Đinh hương, cam thảo mỗi loại 4g.
- Sinh khương: 10g.
- Đại táo: 10g.
Cách tiến hành:
Cho các dược liệu vào nồi sắc nước uống ngày 1 thang. Nên kiên trì sử dụng từ 3 – 4 ngày để có kết quả rõ rệt.
Cách dùng thảo quả chữa tiêu chảy
Cách 1:
Thành phần:
- Quả đò ho: 5g
- Gừng tươi: 3g
- Gạo tẻ: 30g
- Gia vị
Cách tiến hành:
- Cho gừng tươi, đò ho vào nồi rồi thêm nước đun sôi, gạn lấy nước và bỏ bã.
- Thêm gạo xay nhỏ vào nồi nấu với nước thuốc đã đun sôi thành cháo. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Sử dụng ngày 2 lần vào lúc đói. Nên dùng liên tục từ 2 – 3 ngày.
Cách 2:
Thành phần:
- 10g quả đò ho
- 10g kha tử
- 7 lát gừng sống
- 7 quả táo đen
Cách tiến hành:
Đem các dược liệu sắc với 300ml nước cho đến khi còn 200ml, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
Cách dùng thảo quả trị miệng hôi
Lấy 1 quả đò ho giã dập và ngậm nuốt dần.
Cách chế biến món ăn từ thảo quả
Sườn heo hầm thảo quả
Nguyên liệu:
- 300g sườn heo
- 80g củ sen
- 80g củ năng
- 80g cà rốt
- 1 quả đò ho
- 1 thìa cà phê kỷ tử
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Sườn heo làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Hầm 2 tiếng cho chín mềm, vớt hết bọt.
- Sau đó, cho quả đò ho vào nồi xương hầm.
- Củ sen và cà rốt đem gọt vỏ rồi xắt thành miếng dày 1cm.
- Củ năng gọt sạch vỏ và ngâm với chanh cho trắng.
- Khi nước hầm được, cho các loại rau củ vào đun sôi 10 phút nữa. Nêm gia vị cho vừa ăn.
- Sau cùng, múc canh ra bát và thưởng thức.
Cách làm chân gà thảo quả
Nguyên liệu:
- Chân gà
- Gừng, nghệ
- Đò ho, thuốc bắc
- Gia vị như đường, sữa tươi, bột canh
- Dưa chuột hoặc rau thơm ăn kèm
Cách làm:
- Chân gà đem rửa sạch với gừng và muối rồi chặt bỏ móng.
- Đổ nước xâm xấp mặt, cho thêm 1 muỗng bột canh, gừng, nghệ đã được đập dập và thuốc bắc, quả đò ho vào ngâm chung khoảng 30 phút.
- Luộc chân gà chín, sau đó vớt ra ngâm vào nước đá, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để phần da của gà săn chắc, ăn sẽ giòn, dai hơn.
- Pha nước chấm với tỷ lệ: 4 thìa đường, 5 thìa sữa tươi, 2 thìa bột canh, 2 thìa thuốc bắc loãng, 5 quả ớt, 5 quả quất.
- Khi ăn sử dụng kết hợp với rau thơm và dưa chuột.
Xem thêm: Vị thuốc từ quả đò ho
Hình ảnh thảo quả
Nguồn gốc của thảo quả
Thảo quả là loại cây mọc hoang hoặc được trồng phổ biến ở các vùng núi cao có khí hậu mát lạnh, những rừng cây to và đất ẩm nhiều mùn.
Tại Việt Nam, đò ho được trồng chủ yếu ở các khu vực núi như Hoàng Liên Sơn, vùng Tây Bắc, các tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang,… Nơi trồng đò ho nhiều nhất là huyện Bát Xát (Lào Cai). Ngoài ra, ở Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc), đò ho cũng mọc với mật độ lớn.
Tác dụng phụ của thảo quả
Nếu dùng đò ho không đúng liều lượng sẽ dẫn đến tác dụng phụ bao gồm tức ngực, phát ban, sưng da hoặc khó thở,… Khi các triệu chứng này xảy ra, cần đi khám kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Xem thêm: Video về tác dụng của quả đò ho
Những người không nên dùng thảo quả
Đò ho mang đến nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng.
- Phụ nữ mang bầu và đang cho con bú nên hạn chế dùng thảo dược này.
- Hạt đò ho có thể gây đau bụng nếu sử dụng nhiều. Do đó, người bị bệnh sỏi mật hay sỏi thận không nên dùng hoặc tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng.
Giá thảo quả bao nhiêu tiền 1kg?
Giá thảo quả trên thị trường mỗi năm thường không ổn định tùy từng thời điểm, chất lượng và nơi sản xuất. Với loại đò ho tươi, giá dao động khoảng 60.000 – 80.000 đồng/1kg. Còn loại khô giá cao hơn từ 450.000 – 500.000 đồng/1kg.
Ngoài ra, mầm thảo quả xào hoặc muối chua làm đồ chấm cũng được nhiều người ưa chuộng trong khẩu phần ăn hằng ngày. Giá mầm thảo quả tươi khoảng 50.000 đồng/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang