Giỏ hàng

Kiều mạch và tác dụng của kiều mạch với cách dùng trị bệnh hiệu quả

Kiều mạch là gì? Tác dụng của cây kiều mạch chữa bệnh gì: Tim mạch, tiểu đường, bệnh gan, làm đẹp da,… Cách dùng hạt kiều mạch tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của hạt kiều mạch. Cách sử dụng cây kiều mạch chế biến nấu uống, bảo quản. Giá hạt kiều mạch bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây kiều mạch trong tự nhiên.

Tác dụng của hạt kiều mạch và cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh

Tác dụng của hạt kiều mạch và cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh

Cây kiều mạch là gì?

Cây kiều mạch có tên khoa học là Fagopyrum esculentum moench, thuộc họ rau răm (Polygonaceae). Loại cây này còn được biết đến với một số tên gọi khác như: Tam giác mạch, lúa mạch đen, ô mạch, dưỡng tử,…

Đặc điểm cây kiều mạch

Kiều mạch là giống cây thân thảo, cao từ 0,4 – 1,7m. Thân cây hình trụ, phân thành nhiều nhánh, màu đỏ hoặc xanh. Lá cây thường mọc đơn, hình mũi giáo hoặc tim, đầu hơi nhọn; Cuống lá dài từ 2 – 3cm, lá mọc ở ngọn cây không có cuống; bề mặt lá có nhiều gân nhỏ, mép lá không có răng cưa.

Hoa tam giác mạch đơn tính, thường mọc thành chùm ở đầu cành và nách lá; vòng bao hoa màu trắng, hồng hoặc đỏ; 1 bông hoa có 8 nhị với 3 vòi dời nhau, xung quanh có tuyến mật. Quả có 2 lớp vỏ, hình 3 cạnh, màu xám hoặc nâu đen; lớp vỏ bên trong mọng, màu trắng vàng. Hạt màu nâu vàng, chứa nhiều nội nhũ dạng bột lớn.

Loại cây này thường ra hoa từ tháng 6 – 10, cho quả từ tháng 7 – 11 hàng năm (một số vùng có thể ra hoa và quả muộn hơn). Bộ phận thường dùng làm thực phẩm và thuốc của cây là hạt.

Thành phần dược chất của hạt kiều mạch

Thành phần hóa học của hạt kiều mạch được nhiều chuyên gia nghiên cứu và đánh giá cao. Cây tam giác mạch chứa những chất sau:

  • Thành phần của hạt tam giác mạch chủ yếu là tinh bột, có thể dùng hàng ngày để thay thế gạo và lúa mì. Ngoài ra, loại hạt này còn chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin, sắt, kẽm, selen có lợi cho cơ thể.
  • Toàn bộ cây có chứa chất glycosid và rutosid, nhiều nhất là ở lá.
  • Hoa, lá và hạt tam giác mạch còn chứa nhiều chất rutin và sananh.
Thành phần dược chất của hạt kiều mạch

Thành phần dược chất của hạt kiều mạch

Kiều mạch

Tác dụng của hạt kiều mạch

Hạt kiều mạch có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Loại cây này theo Đông y có vị chát, hơi the, tính bình nên rất phù hợp dùng làm thuốc chữa lợi thấp, tiêu thũng và giải độc. Dưới đây là một số công dụng của hạt tam giác mạch:

  • Giúp giảm lượng mỡ trong máu và gan rất hiệu quả, phù hợp dùng cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
  • Hoạt chất trong hạt có khả năng làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, tốt cho người bị bệnh về tim mạch và huyết áp cao.
  • Giúp giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong máu.
  • Chất xơ trong hạt rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, loại hạt còn còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh viêm ruột cấp tính.
  • Các hợp chất phenolic trong hạt có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư.
  • Cải thiện tình trạng ra nhiều khí hư ở nữ giới.
  • Giúp thanh nhiệt cơ thể và giải độc gan.
  • Sử dụng tam giác mạch thường xuyên còn giúp điều hòa lượng đường trong máu, thích hợp dùng cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Giúp làm đẹp da và giảm cân.
  • Hạt còn có một số tác dụng khách như: Bồi bổ cơ thể, chữa mụn nhọt, nhiễm trùng, phát ban,…

Ngoài ra, lá và hoa của tam giác mạch còn được dùng làm nguyên liệu chiết xuất rutin để bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh khác.

Tác dụng của kiều mạch chữa bệnh được Đông y đánh giá cao

Tác dụng của kiều mạch chữa bệnh được Đông y đánh giá cao

Cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh

Cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh hiệu quả không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số cách dùng loại hạt này chữa bệnh theo Đông y:

Cách dùng kiều mạch chữa đầy bụng, tiêu chảy

Tác dụng của hạt kiều mạch với hệ tiêu hóa là giúp cải thiện chức năng của dạ dày, chữa chứng đầy bụng, khó tiêu và viêm loét dạ dày.

  • Thành phần: Hạt tam giác mạch 100g.
  • Cách làm: Dùng hạt tam giác mạch sao vàng, sau đó xay thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 – 15g với nước ấm. Nên dùng bài thuốc này liên tục trong khoảng 3 – 5 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách sử dụng bột kiều mạch chữa suy nhược cơ thể

Cách dùng kiều mạch bồi bổ cơ thể, chữa ra mồ hôi trộm được nhiều người tin dùng như sau:

  • Thành phần: Bột hạt tam giác mạch 500g, đường mía 150g.
  • Cách làm: Hòa đường mía với 200ml nước rồi cho bột tam giác mạch vào nhào thành hỗn hợp bột mịn, ủ khoảng 1 tiếng. Sau đó, cán bột mỏng và nướng ăn hàng ngày. Dùng liên tục khoảng 7 ngày sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn.

Cách dùng lá kiều mạch chữa cao huyết áp

Tác dụng của lá kiều mạch chữa bệnh cao huyết áp, phát ban và xuất huyết được Đông y đánh giá cao. Cách dùng lá tam giác mạch trị bệnh như sau:

  • Thành phần: Lá tam giác mạch tươi 100g, ngó sen 200g.
  • Cách làm: Dùng hai vị thuốc đã chuẩn bị sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ trong 40 – 60 phút. Nước sắc từ lá tam giác mạch nên uống hết trong ngày, sử dụng thường xuyên giúp hạ huyết áp, điều hòa cơ thể.

Cách dùng kiều mạch chữa khí hư ra nhiều

Cách dùng hạt kiều mạch chữa khí hư ra nhiều, kéo dài trong nhiều ngày như sau:

  • Thành phần: Bột tam giác mạch 15g, lòng trắng trứng gà.
  • Cách làm: Trộn bột tam giác mạch với lượng lòng trắng trứng gà vừa đủ rồi hấp chín, ăn trong ngày. Người bệnh nên dùng bài thuốc này khoảng 5 – 7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, có thể dùng hạt và lá cây tam giác mạch sao vàng, tán thành bột mịn rồi hòa với nước ấm uống hàng ngày để chữa khí hư ra nhiều.

Cách sử dụng kiều mạch làm đẹp da

Tác dụng của bột kiều mạch trong làm đẹp là chống lão hóa da, ngăn ngừa nám và tàn nhang. Cách dùng bột tam giác mạch thay sữa rửa mặt như sau:

  • Thành phần: Bột tam giác mạch, vitamin E.
  • Cách làm: Dùng 10g bột tam giác mạch, trộn với nửa viên vitamin E, thêm vào một lượng nước vừa đủ rồi trộn thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó bôi hỗn hợp vừa trộn lên da mặt, mát xa khoảng vài phút rồi rửa lại với nước sạch.

Dùng bột tam giác mạch để rửa mặt liên tục khoảng 2 tháng sẽ giúp da mặt trắng và mịn màng hơn.

Xem thêm: Tác dụng trị bệnh của tam giác mạch.

Hình ảnh cây kiều mạch

Dưới đây là một số hình ảnh của cây tam giác mạch:

Hình ảnh hoa kiều mạch

Hình ảnh hoa kiều mạch

Công dụng của hạt kiều mạch chữa bệnh gì?

Công dụng của hạt kiều mạch chữa bệnh gì?

Cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh rất đơn giản

Cách dùng hạt kiều mạch chữa bệnh rất đơn giản

sản phẩm từ kiều mạch rất tốt cho sức khỏe

sản phẩm từ kiều mạch rất tốt cho sức khỏe

Tác dụng phụ của kiều mạch

Sử dụng hạt tam giác mạch không đúng cách và liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa nếu dùng một lượng quá lớn hạt tam giác mạch trong thời gian dài.
  • Một số trường hợp dùng tam giác mạch chăm sóc da sai cách có thể dẫn đến phát ban và sưng tấy.

Những người dùng kiều mạch

Tác dụng phụ của hạt tam giác mạch rất ít người gặp phải vì đây là một loại thực phẩm rất lành tính, phù hợp với mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, thầy thuốc Đông y khuyên các trường hợp sau không nên dùng loại hạt này thường xuyên:

  • Người bị tỳ vị hư hàn, thường xuyên hạ đường huyết không nên dùng hạt tam giác mạch.
  • Người có cơ địa dễ bị dị ứng, đang chữa trị ung thư nên cẩn thận khi dùng loại hạt này.

Giá hạt kiều mạch bao nhiêu tiền 1kg?

Giá hạt kiều mạch trên thị trường dao động trong khoảng 300.000 – 400.000 đồng/1kg. Hiện nay, loại hạt này được bán nhiều tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị trên khắp cả nước.

Trên đây là những thông tin về đặc điểm, hình ảnh, tác dụng và cách dùng của hạt tam giác mạch. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button