Cây tía tô là cây gì? Tác dụng của cây tía tô chữa bệnh gì: trị cảm, cầm máu, bệnh đường tiêu hóa… Cách dùng cây tía tô tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của tía tô. Cách sử dụng cây tía tô chế biến sắc nấu uống, bảo quản tía tô khô. Giá tía tô bao nhiêu tiền 1kg, mua tía tô ở đâu. Đặc điểm nhận biết cây tía tô thật – giả.
Cây tía tô được biết đến như một vị rau thơm hàng ngày của chúng ta. Chúng có mùi vị rất đặc trưng thơm, cay và có tính ấm nhiệt. Tuy nhiên ít ai biết được tía tô rất nhiều chất dinh dưỡng và chữa được rất nhiều bệnh như gout, trị cảm, ho, giải độc và đau bụng do cảm lạnh… Hiện nay tía tô được sử dụng là thành phần chính trong một số loại thuốc điều trị bệnh gout.
Cây tía tô là gì?
Tía tô còn được gọi là tô ngạnh, từ tô tử. Cây có tên khoa học là Perilla ocymoides, thuộc họ Hoa môi Labiatae (Lamiaceae).
Cây tía tô có đặc điểm gì?
Tía tô là một loại cỏ mọc quanh năm, có chiều cao khoảng 0.5 cm đến 1.5 cm. Cây có đặc điểm hình dáng như sau:
- Thân thẳng đứng và có lông mềm ngắn nhỏ xung quanh.
- Lá mọc cân xứng, hình quả trứng đầu nhọn rìa cạnh có răng cưa lớn.
- Phiến lá dài 4cm đến 12cm, chiều rộng từ 2.5cm đến 10cm.
- Lá tía tô có màu xanh tím hoặc màu tím, trên có lông trải đều màu tím.
- Cuống lá của cây ngắn khoảng từ 2cm đến 3cm.
- Hoa nhỏ mọc thành chùm ở kẽ, màu tím nhạt hoặc màu trắng.
- Chùm hoa dài từ 6cm đến 20cm.
- Quả của tía tô nhỏ đường kính 1mm, hình cầu, màu nâu có mạng.
Cây tía tô có 2 loại:
- Tía tô có lá màu tím hung là Perilla ocymoides var purpurascens
- Loại là màu lục và có gân màu hung là Perilla ocymoides va bicolor.
Tía tô mọc ở đâu?
Cây được trồng ở mọi nơi trên các tỉnh ở Việt Nam để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Cây có thể được trồng bằng hạt chú ý nên chọn những cây to khỏe, ít sâu bệnh. Khoảng thời gian gieo hạt là sau ngày lễ Tết khoảng tháng 1 tháng 2 dương lịch. Số lượng trồng khoảng 20kg đến 30kg trên một hecta.
Cây được thu hoạch tùy theo mục đích sử dụng: lấy hạt hoặc lấy lá. Mục đích lấy lá thì sau khi gieo hạt 2 tháng chúng ta có thể thu hoạch ( khoảng tháng 3, 4). Lúc thu hoạch chỉ nên hái là già rồi sau đó hái lại sau 1 tháng. Tuy nhiên những cây sau khi hái lá lại ít hạt hoặc hạt bị nhỏ và kém vì vậy những cây này thường được chặt sau khi được hái. Cành thu được sau khi chặt ra được dùng để làm thuốc gọi là tô ngạnh.
Những cây còn lại của thời vụ không hái lá thì dùng để lấy hạt hoặc làm giống. Khi cây tía tô già chúng ta thu hoạch hạt, chặt cành về sấy khô hoặc phơi trong mát. Tránh phơi sấy ở nhiệt độ cao, sau đó rũ lấy hạt bỏ tạp chất và cành.
Công dụng của cây tía tô
Tác dụng của cây tía tô theo Đông y
Cây tía tô có vị cay, vào hai kinh phế và tỳ, tính ôn. Tía tô có rất nhiều tác dụng như phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, lý khí khoang hun, giải độc, an thai. Cành của tía tô chỉ có tác dụng lý khí, không có tác dụng phát biểu. Đông y thường dùng lá tía tô chữa nôn mửa, động thai, phong hàn, ngộ độc hải sản. Công dụng của từng bộ phận tía tô như sau:
- Lá tía tô (tô diệp) có tác dụng chữa ra mồ hôi, giúp sự tiêu hóa, chữa ho, giải độ, giảm đau, chữa nôn mửa, đau bụng do ngộ độc ngoài ra còn chưa mạo cảm.
- Cành tía tô (tử tô tử) có chức năng chữa ho, tê thấp, hen suyễn, trừ đờm.
- Hạt tía tô: ở Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ dùng trong việc vẽ trên đồ sứ, kỹ nghệ và thực phẩm.
Tác dụng của tía tô trong y học hiện đại
Nước sắc và cồn chiết xuất từ lá tía tô đều có nhiều tác dụng với sức khỏe:
- Giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
- Làm giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản.
- Có tác dụng cầm máu.
- Chất tinh dầu làm tăng đường huyết.
- Chất Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.
- Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lị, trực khuẩn đại tràng.
Xem thêm:
Cách dùng cây tía tô chữa bệnh
Vị thuốc tía tô hiện nay phổ biến và có bán hầu hết ở các chợ. Tía tô cũng là cây gia vị quen thuộc với người dân Việt Nam dùng trong nấu ăn.
Bài thuốc dùng lá tía tô trong Đông y
Một số cách dùng tía tô phổ biến để điều trị bệnh như sau:
- Điều trị cảm sốt, ho, mệt mỏi: Lá tía tô 1 nắm, lá hành tươi 1 nắm, gạo 200g nấu cháo ăn trong ngày.
- Điều trị sưng vú: Lá tía tô sắc uống, kết hợp dùng thêm lá tươi giã nát đắp hàng ngày.
- Giải độc do thức ăn: Lá tía tô khô 10g, sinh khương 8g, sinh cam thảo 4g sắc với 3 bát nước, sắc cạn còn 1 bát chia 2 lần uống trong ngày lúc nước còn nóng.
- Cháo tía tô: Nấu cháo gạo tẻ cho ra bát, trộn lá tía tô non thái chỉ. Ăn nóng. Có thể thêm hành lá tươi thái nhỏ. Xông xong nằm nghỉ một lúc dậy ăn bát cháo giải cảm này là phương pháp giải cảm lạnh dân gian rất có hiệu nghiệm.
- Người lớn tuổi hay thở suyễn, đuối hơi: Hạt cây tía tô 1 lạng, sao qua tán bột, đổ 2 bát nước vào quấy đều, lọc bỏ bã. Nấu cháo ăn lúc đói.
- Trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái: Hạt cây tía tô 20g tán thành bột, hòa với nước đun sôi để còn âm ấm, lọc bỏ bã cho uống. Cẩn thận hơn thì cho bột vào túi vải hãm vào nước sôi.
Ngoài ra, dân gian thường dùng lá tía tô để xông. Lấy lá tía tô cùng các lá thơm khác tạo thành nồi lá xông và lau rửa. Nếu lá được rửa sạch kỹ thì có thể lấy ra một bát để uống trước hay sau khi xông. Xông xong lau khô mồ hôi cả người đắp chăn nằm nghỉ.
Xem thêm: Những loại cây cảnh trong nhà có tác dụng làm thuốc – Báo Dân Trí
Dùng tía tô chữa bệnh lưu ý gì?
Tía tô là dược liệu được xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) và nhóm phát tán phong hàn. Vì vậy, lá tía tô có tác dụng giải cảm phong hàn, giải độc. Cành có tác dụng như lá nhưng ít hơn, có tác dụng an thần, còn hạt chủ yếu là hành khí hóa đờm. Vì vậy, với trường hợp bệnh nhân biểu hư tự ra mồ hôi không nên dùng tía tô.
Hình ảnh cây tí tô
Cây tía tô ở Việt Nam có nhiều loại: tía tô là xanh, tía tô lá tím. Ngoài ra, tía tô còn dùng để trồng làm cảnh. Tía tô được trồng nhiều tại vườn nhà của người dân Việt Nam. Bạn có thể nhận biết tía tô qua những hình ảnh dưới đây:
Giá bán tía tô bao nhiêu tiền 1kg?
Giá bán tia tô trên thị trường hiện nay:
- Tô tử: 92.000đ/1kg (hạt của tía tô)
- Tô diệp: 105.000đ /1kg (lá của tía tô)
- Tô ngạnh: 57.000đ/1kg (cành của tía tô).
- Tía tô khô: 120.000đ/1kg.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang