Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Nhau sản phụ với tác dụng của nhau sản phụ và cách dùng chữa bệnh

Nhau sản phụ là gì và tác dụng của nhau sản phụ chữa bệnh gì: bổ thận, hiếm muộn,… Các thành phần của nhau thai là gì? Cách dùng nhau sản phụ tốt nhất tránh tác dụng phụ của nhau sản phụ. Cách sử dụng nhau sản phụ sắc nấu có được không? Giá nhau sản phụ bao nhiêu tiền? Hình ảnh nhau sản phụ ra sao?

Các thành phần dược lý của nhau sản phụ có tác dụng gì và cách sử dụng

Các thành phần dược lý của nhau sản phụ có tác dụng gì và cách sử dụng

Nhau sản phụ là gì?

Nhau sản phụ là gì? Dân gian và y học còn gọi nhau sản phụ với nhiều loại tên khác như: bánh nhau; nhau thai; nhân bào; tử hà sa. Tên khoa học của nhau thai là Placenta Hominis. Nhau là cơ quan rất quan trọng được gắn vào thành tử cung; nối thai nhi với cơ thể mẹ qua dây rốn. Đây là cơ quan duy nhất do cơ thể tạo ra khi mang thai và tự loại bỏ sau sinh.

Nhau thai mang những đặc điểm sau:

  • Hình dạng: hình tròn như cái đĩa hoặc hình bầu dục.
  • Kích thước: đường kính khoảng 9 – 15cm, dày mỏng không đều nhau.
  • Màu sắc: vàng hoặc màu gụ vàng.
  • Mùi vị: có mùi tanh, vụ ngọt và mặn.
  • Bề mặt: 1 mặt lồi lõm, vân rãnh lộn xộn; 1 mặt trơn, phẳng.
  • Trọng lượng: khoảng 0,4 – 0,9kg.
  • Có 1 đoạn cuống rốn, xung quanh có rất nhiều mạch máu li ti.
  • Nhau sản phụ khô: cứng và giòn, màu vàng, không có huyết dư.

Bánh nhau sẽ tự đẩy ra ngoài theo đường âm đạo sau quá trình sinh tự nhiên. Nếu sinh mổ, bác sĩ phải lấy toàn bộ bánh nhau ra khỏi tử cung của sản phụ. Nếu bị sót nhau thai sau sinh thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ sạch. Có như vậy mới ngăn ngừa chảy máu và tránh nguy cơ nhiễm trùng cho người mẹ.

Xem thêm:

Các thành phần dược lý của nhau sản phụ

Các thành phần dược lý của nhau sản phụ là gì? Các chất dinh dưỡng có trong nhau thai chính là nguồn sống cung cấp mọi dưỡng chất cho thai nhi. Bởi vậy mà tử hà sa sẽ chứa rất nhiều chất hóa học cũng như chất dinh dưỡng cần thiết. Cụ thể các thành phần hóa học của nhau sản phụ như sau:

  • Chất Protid đặc biệt được cấu tạo từ hàng chục loại phân tử.
  • Chất Anbumose Polypetit, Pepton và Cholin.
  • Các nội tiết tố Chorionic Gonadotropin.
  • Chất kích thích tố: Lactogen, Estrogen, Progesterone.
  • Chất Albumin, đường, Calci, Vitamin, nhân tố miễn dịch,…
  • Có chứa Lipid, Glucid, và Protid.
  • Chứa Protein, chất béo, các thành phần dinh dưỡng khác.

Những thành phần dược lý của nhau thai khá đa dạng. Chúng giúp lọc Oxy và mang dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi nhờ dây rốn. Đồng thời, nhau cũng lọc các chất gây hại cho thai nhi; làm hàng rào phòng vệ cho máu của mẹ không xâm lấn đến máu của bào thai.

Cấu tạo và thành phần có trong nhau thai

Tác dụng của nhau sản phụ

Tác dụng của nhau sản phụ được nhiều người truyền tai nhau. Họ đề cao vai trò dinh dưỡng mà bánh nhau đem lại đối với sức khỏe. Có người sử dụng nhau thai khô để bồi bổ sức khỏe và chữa một số loại bệnh lý. Cụ thể như sau:

  • Tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Phòng chống viêm loét dạ dày trên thực nghiệm.
  • Công dụng đông máu, chữa biến chứng thiếu máu.
  • Tác dụng bổ phế, chữa bệnh lao và hen suyễn trên thực nghiệm.
  • Bổ khí dưỡng huyết khi bị suy nhược, gầy ốm, mất ngủ, hay quên.
  • Bổ thận, cố tinh cho nam giới.
  • Hữu hiệu cho người thiếu máu kinh, hiếm muộn, thiếu sữa,…
  • Chữa đổ mồ hôi trộm, đau lưng và chân, tóc khô.
  • Ho nhiều, ho ra máu.

Công dụng của nhau thai được lý luận dựa vào giá trị dinh dưỡng có trong nhau. Trong dân gian coi nhau sản phụ được coi là một một vị thuốc rất bổ cho sức khỏe. Nhau có vị ngọt và mặn, có tính ôn, có công dụng đại bổ khí huyết vô cùng hiệu quả.

Cách dùng nhau sản phụ

Cách dùng nhau sản phụ như thế nào cho tốt? Một trong số các phương pháp mà phụ nữ sử dụng nhau để ăn là: rán với trứng; hấp cách thủy; phơi khô, sấy khô rồi làm thành thuốc viên. Uống viên thuốc bánh nhau sấy khô có thể dễ hơn việc nhìn, sờ và ăn sống. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiệt độ rất có thể làm mất một vài lợi ích của nhau.

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng nhau thai:

  • Liều dùng: khoảng 1,5 – 4g cho một ngày.
  • Có thể tán nhau cho mịn để uống, ngày 2 – 3 lần.
  • Nếu dùng nhau tươi làm thuốc sắc: mỗi lần 1/2 – 1 chiếc.
  • Có thể ngâm rượu, mật ong hoặc chiết xuất thành thuốc tiêm.
  • Chế biến làm món ăn: băm nhau thai với trứng, nướng chả.

Chú ý:

  • Tử hà sa phải sấy thật khô và bảo quản cẩn thận.
  • Nên dùng nhau của lần sinh đầu sẽ càng tốt.
  • Nếu không có thì dùng nhau của người khỏe mạnh, không nhiễm bệnh gì.
  • Nhau phải còn nguyên bọc và không xây sát, màu hồng tươi là tốt.
  • Nhau tươi sống không để lâu quá 2 giờ.
  • Công cụ chế biến phải được sát trùng kỹ lưỡng.

Cách sử dụng nhau thai khá đa dạng và không khó để thực hiện. Tuy nhiên, người dùng cũng cần lưu ý những điều trên để tránh những tác dụng không mong muốn.

Cách dùng nhau sản phụ

 

Tên gọi Nhau sản phụ.
Tên khác Nhau thai, bánh nhau, tử hà sa,…
Nguồn gốc Nguồn gốc của nhau sản phụ.
Các chất Protein, chất béo, đường, Calci, Vitamin,…
Tác dụng Tác dụng của nhau sản phụ.
Cách dùng Sấy khô, hấp, sắc, ngâm rượu, bào thuốc.
Giá thành Giá thành nhau sản phụ không đồng đều.
Tác hại Lây bệnh truyền nhiễm, nhiễm ký sinh trùng,…
Hình ảnh Hình ảnh nhau sản phụ.

Nhau sản phụ ngâm rượu

Nhau sản phụ ngâm rượu có được không? Đây là thắc mắc của khá nhiều người khi muốn sử dụng bánh nhau. Trên thực tế, nhau thai có rất nhiều cách chế biến khác nhau. Trong đó, rượu ngâm nhau sản phụ cũng là cách dùng tốt và được nhiều người lựa chọn. Để làm nhau thai ngâm rượu có thể thực hiện theo cách sau:

  • Sơ chế:
    • Nhau sống phải được lau khô huyết cũng như chất nhờn.
    • Rửa sạch với muối, bóc bỏ màng ngoài và ống máu trên mặt.
    • Trữ trong tủ lạnh ở 0 – 4 độ C tối đa 10 ngày.
  • Chuẩn bị:
    • Nhau thai sống 1 cái.
    • 1,5 lít rượu khoảng 40 – 50 độ.
  • Cách ngâm:
    • Thái nhỏ nhau hoặc cắt nhau.
    • Ngâm với rượu trắng trong bình thủy tinh.
    • Có thể bổ sung tinh dầu thơm.
    • Ngâm 10 – 15 ngày trở lên, sau đó cạn lấy rượu uống dần.
    • Khi uống có thể thêm mật ong hoặc đường.

Bánh nhau ngâm rượu có tác dụng tốt cho cơ thể và khá dễ làm. Người sử dụng hoàn toàn có thể chế biến tại nhà. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý: không sử dụng nhau không rõ nguồn gốc, thai phụ có vấn đề về sức khỏe. Trong quá trình sử dụng, cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để đảm bảo an toàn.

Hình ảnh nhau sản phụ

Hình ảnh nhau sản phụ như thế nào? Đây là điều nhiều người thắc mắc. Hình dáng của bánh nhau khá đặc thù. Chúng có hình dạng như sau:

  • Nhau thai có hình tròn và dẹt.
  • Bề mặt lại nổi nhiều gân máu.
  • Gân xắp xếp trông giống gân lá sen khô.

Hình ảnh cụ thể như sau:

Hình ảnh nhau sản phụ khô và sống

Nhau thai tự sinh trong quá trình mang thai

Hình ảnh nhau thai cùng với đặc điểm của chúng khiến nhiều người có phần e ngại. Tuy nhiên, đây là một chất thịt nên điều đó là không tránh khỏi.

Tác dụng phụ của nhau sản phụ

Tác dụng phụ của nhau sản phụ là gì? Trên thực tế, việc sử dụng nhau thai để ăn chỉ là lời đồn và kinh nghiệm dân gian. Còn Y học hiện đại và các bác sĩ đều khuyến cáo không nên sử dụng tử hà sa. Hiện nay, chưa có công trình khoa học chính thức nào chứng minh công dụng của nhau với sức khỏe. Thí nghiệm trên chuột bạch chỉ ra ăn nhau thai giúp chuột mẹ giảm đau sau sinh và tiết nhiều sữa hơn. Tuy nhiên với con người thì sử dụng nhau có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

  • Không kiểm soát được nguồn bệnh truyền nhiễm: Rubella, viêm gan, HIV/AIDS,…
  • Các siêu vi dạng bào tử sẽ sống lại nếu không được vô trùng.
  • Cơ thể nhiễm khuẩn, gây đột biến, ung thư.
  • Mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng.
  • Lây bệnh di truyền,…

Tác hại của nhau thai tiềm ẩn nhiều nguy hại. Việc dùng nhau thai khó có thể đảm bảo an toàn cho tính mạng người sử dụng. Đặc biệt là đối với nhau thai không rõ nguồn gốc. Tại các bệnh viện, nhau thai được phân loại như chất thải y tế để tiêu hủy. Việc bán nhau là tự phát, trôi nổi, kỹ thuật xử lý không đảm bảo yêu cầu Bộ Y tế. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng nhau thai.

Cẩn trọng với nhau sản phụ

Giá nhau sản phụ

Giá nhau sản phụ trên thị trường có sự chênh lệch và không đồng nhất. Tại một cuộc khảo sát của báo Dân trí đã đưa ra các điểm mốc để mua được nhau thai. Theo đó, trên thị trường có những loại giá bán như sau:

Ở Hà Nội:

  • Tại nơi kinh doanh thuốc đông y lớn ở Hà Nội: 250.000 đồng/100g.
  • Chợ Ninh Hiệp: 180.000 – 200.000 đồng/100g (loại có năm chữ viết của Trung Quốc).
  • Loại giá cao nhất ở chợ Ninh Hiệp từ 220.000 – 250.000 đồng/gói.
  • Nhau được đưa vào đơn thuốc: 500.000 đồng/gói.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Nhau thai khô giá 100g là 400.000 đồng.
  • Nhau tán nhuyễn sấy khô bán công khai với 205.000 – 000 đồng/gói.
  • Loại khô đóng gói nhập từ Trung Quốc: 100.000/1 gói trở lên.

Giá tử hà sa bán trên thị trường hiện nay phần nhiều là hàng hóa không rõ nguồn gốc. Bởi vậy, nếu người mua có nhu cầu thì cần phải hết sức lưu ý. Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm nhập lậu, không rõ xuất xứ. Nếu không cẩn trọng, người dùng rất có thể đem nạp nầm bệnh vào cơ thể của mình.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version