Cây tiền hồ chữa cảm sốt, nhức đầu, nôn mửa, ho có đờm, suyễn. Một số nước châu Âu chiết coumarin phối hợp làm thuốc chữa ung thư vú.
Tên khoa học:
Tiền hồ hoa tím: Angelica decursiva.
Tiền hồ hoa trắng (Nham Phong): Peucedanum praeruptorum Dunn.
Tiền hồ còn có tên là Nham phong, Tín tiền hồ, Qui nam, Tử hoa tiền hồ, Thổ đương qui, Sạ hương thái
Tiền hồ dùng chữa cảm mao sốt nóng, đầu nhức, chữa phong nhiệt sinh ho, nhiều đờm, đàm nhiệt, suyễn mãn, đờm nhiều vàng đặc. Là loại thuốc chặn đau, chặn cơn ho và trừ đờm, thích hợp dùng vào chứng cảm mạo, đau đầu phát sốt, viêm khí quản, ho, suyễn thở, ho bách nhật, khí nghịch làm tức ngực. Dân gian thường dùng làm thuốc đòn.
Dùng ngoài trị nhọt độc, hoà với rượu đắp trị thấp khớp. Cũng được dùng trị đau dây thần kinh.
Thành phần hóa học:
Tiền hồ hoa trắng có: Tinh dầu và bạch hoa tiền hồ tố A,B,C,D
Tiền hồ hoa tím có: Tinh dầu và glucosid tử hoa tiền hồ, tử hoa tiền hồ tố.
Ngoài ra, rễ tiền hồ chứa nodakenin, decursin, decursidin, marmesin, 3’’-isovaleroyl-4-0-angeloyl-3′.4′-dihydroxan-thyletin và umbelliforone. Còn có tinh dầu, tamin.
Theo y học hiện đại:
Theo cao ứng đẩu và Chu Thọ Bành (1954,Trung Hoa y học tạp chí, 5) thí nghiệm trên mèo gây mê thì tiền hồ có tác dụng trừ đờm.
Nhưng Hoàng khánh Chương (1954, Trung hoa y học tạp chí, 11) gây ho cho mèo bằng cách tiêm dung dịch 1% iôt và dưới sườn, sau đó cho uống thuốc sắc tiền hồ 0,8-2g cho 1kg thể trọng, thì không thấy có tác dụng trừ ho rõ rệt.
Thuốc có tác dụng hóa đàm tốt nhưng chưa thấy tác dụng giảm ho.
Bạch hoa tiền hồ tố C có tác dụng tăng lưu lượng máu của động mạch vành và các học giả cho là một loại thuốc giãn động mạch vành có chọn lọc, thuốc còn có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu ở người.
Thuốc có tác dụng kháng virus cúm và hoạt tính của nấm. Có tác dụng an thần.
Theo đông y:
Theo tài liệu cổ tiền hồ có vị đắng, cay, tính hơi hàn, vào hai kinh phế và tỳ. Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hơi hàn; có tác dụng tán phong thanh nhiệt, giáng khí hoá đàm. Dùng chữa phong nhiệt, sinh ho, đờm đặc, xuyễn tức.
Thường tiền hồ là một vị thuốc chữa ho, trừ đờm. Ngoài ra còn là một vị thuốc chứa sốt, giảm đau dùng trong trường hợp cảm mạo, sốt nóng, đầu nhức.
Liều dùng 9-15g dưới dạng thuốc sắc chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Bộ phận dùng: Rễ củ – Radix Peucedani, thường gọi là Tiền hồ. Vào mùa thu, đông hay mùa xuân, đào lấy rễ về, rửa sạch đât, phơi hay sấy khô là được.
Một số bài thuốc từ cây Tiền Hồ:
Chữa viêm khi quản, đờm không tiết ra được: Tiền hồ 10g, tang bạch bì 10g, đào nhân 10g, khoản đông hoa 8g, bối mẫu 10g, cát cánh 5g, cam thảo 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. (Đơn thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).
Trị viêm phế quản thể nhiệt, ho đàm nhiều màu vàng, tức ngực khó thở: Tiền hồ tán (Chứng trị chuẩn thằng): Tiền hồ 10g, Tang bì 10g, Bối mẫu 6g, Mạch môn 10g, Hạnh nhân 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống.
Trị viêm đường hô hấp trên (viêm họng, viêm amidale .) thể phong nhiệt: Tiền hồ, Bạc hà, Cát cánh đều 6g, Ngưu bàng tử, Hạnh nhân đều 10g, sắc uống.
Tiền hồ, Kinh giới, Bạch chỉ đều 10g sắc uống trị cảm mạo đau đầu.
Ngoài ra có người dùng Tiền hồ tươi giã đắp, trị nhọt đang sưng.
Chữa cảm sốt, ho đờm, đau họng, ngực căng thở gấp, nhức đầu: Tiền hồ, Nam sài hồ, Mạch môn đều 12g, rễ Dâu, Tía tô (hay Hương nhu trắng), đều 8g, sắc uống.
Chữa đơn độc sưng tấy: Củ Tiền hồ tươi giã đắp.
Lưu ý:
Không thực nhiệt, ngoại cảm không dùng được.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang