Vương Bất Lưu Hành
Bộ phận dùng: Quả. Quả bằng chiếc khuy áo con (0,5cm) đen, có nhiều đốm nhỏ. Quả mẩy, hạt đều đen, rắn chắc, không xốp mọt là tốt.
Cách bào chế:
+ Theo Trung Y:
– Bổ làm đôi, phơi nắng nhẹ, cho rơi hết hột, nạo bỏ vỏ ngoài mà dùng.
– Bỏ tạp chất, sao cho nứt thành mảng trắng, khô độ 7/10 lấy ra để nguội.
+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bổ đôi, cạo bỏ hạt (nếu còn). Lúc bốc thuốc thang giã dập (thường dùng). Có thể giã dập, tẩm rượu, sao qua (hành huyết).
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thoáng gió.
Thành phần hoá học: Chứa Saponin, Lacotstic…
– Trung dược học: Đắng, bình.
– Bản kinh: Vị đắng, bình.
– Ngô phổ bản thảo: Kì Bá, Lôi Công: Ngọt.
– Biệt lục: Ngọt, bình, không độc.
– Bản thảo tiện độc: Đắng vừa cay, bình.
Qui kinh:
– Trung dược học: Vào kinh Can, Vị.
– Cương mục: Dương Minh, xung, nhâm.
– Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Can.
Tác dụng của Vương bất lưu hành: Thông kinh, hoạt huyết, giảm sưng.
Chủ trị, phối hợp:
– Thông kinh, hành huyết, dễ đẻ, giảm đau.
– Trị nhọt mụn đinh độc sưng nhức, đàn bà khó đẻ, kinh nguyệt không đều, ít sữa.
– Rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ hoặc mất kinh do huyết trệ: Dùng Vương bất lưu hành với Ðương quy, Xuyên khung, Hồng hoa và ích mẫu.
– Thiếu sữa sau đẻ. Dùng Vương bất lưu hành với Xuyên sơn giáp và Thông thảo. Nếu khí huyết hư, thêm Hoàng kỳ và Ðương quy.
– Viêm vú có sưng và đau vú: Dùng Vương bất lưu hành với Bồ công anh, Kim ngân hoa và Qua lâu.
Liều dùng: Ngày dùng 4 – 12g.
Kiêng kỵ: Không có ứ trệ, ra máu nhiều, có thai thì không nên dùng.