Cây tràm cho tinh dầu thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Đặc biệt, tinh dầu tràm dùng để trị bỏng rất tốt.
Tên khoa học: Melaleuca cajuputi.
Cây tràm được dùng nhiều trong nhân dân. Lá và cành non dùng để pha hay hãm hoặc sắc với nồng độ 20g lá để trong 1 lít nước để uống thay nước giúp sự tiêu hóa, chữa ho hoặc xông để trị cảm cúm. Nước sắc lá dùng đắp lên mụn nhọt, vết thương có tác dụng sát trùng và cầm máu, dùng xức các vết bỏng cho chóng lên da non. Lá còn dùng nấu nước tắm trị mẩn ngứa.
Có thể dùng dưới dạng ngâm rượu với tỉ lệ 1/5 với tên cồn khuynh diệp cùng một công dụng như trên với liều 2 – 5g cồn một ngày.
Phổ biến nhất là tinh dầu chiết từ lá tràm. Thường dùng nguyên chất để xoa bóp chữa đau nhức, tê thấp, ho, cảm. Đặc biệt, tinh dầu tràm dùng để trị bỏng rất tốt.
Dung dịch tinh dầu tràm 5 – 10 hay 20% trong dầu còn được dùng với tên gometol để nhỏ mũi chống ngạt mũi.
Người ta còn dùng tinh dầu pha vào nứơc với nồng độ 2‰ để rửa các vết thương rất tốt.
Thành phần hóa học:
Lá Tràm chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là p-cymen 23,7%; a-pinen 13,1%; còn 1,8-cineol 1%; linalol 0,5%; terpinen-4-ol 1,6%; a-terpineol 0,9% và geraniol 6,1%.
Theo đông y:
Lá Tràm có vị cay, chát, tính ấm, mùi thơm; có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau. Vỏ có vị đắng, nhạt, tính bình; có tác dụng an thần, trấn tĩnh, khư phong giảm đau.
Lá Tràm được thường dùng trị:
1.Sổ mũi, sốt.
- Thấp khớp đau nhức xương, đau dây thần kinh.
- Viêm ruột ỉa chảy, lỵ.
Dùng ngoài chữa viêm da dị ứng, eczema.
Vỏ dùng trị suy nhược thần kinh, Mất ngủ.
Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.
Mua bán dược liệu:
Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.
Địa chỉ tham khảo: Đang cập nhật.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang