Huyết Giác
(Pleomele cochinchinensis Merr)
Tên gọi khác: Cây xó nhà, cây dứa dại, cây giáng ông.
Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep).Thuộc họ Hành Alliaceae.
Mô tả Dược Liệu Huyết Giác
Huyết giác là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-1.5m, có thể tới 2-3m, sống lâu năm. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6-2cm, cây to có đường kính 20-25cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25-80cm, rộng 3-4cm tới 6-7cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7-8 mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6-7cm.
Phân bố, thu hái:
Huyết giác phân bố ở Nam Trung quốc (Quảng Tây), Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây mọc trên các núi đá vôi trong đất liền và hải đảo từ Bắc chí Nam.Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây huyết giác già, lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng thái lát và phơi hay sấy khô.
Bộ phận dùng: Phần thân hoá gỗ màu đỏ (Lignum Dracaenae cambodianae). Thường gọi là Huyết giác, hay Huyết kiệt.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Huyết giác là chất gỗ màu đỏ, do một loại sâu hay nấm gây ra trên gỗ cây huyết giác già cỗi mục nát.Lõi gỗ hình trụ rỗng ở giữa hoặc đôi khi là những mảnh gỗ có hình dạng và kích thước khác nhau, màu đỏ nâu. Chất cứng chắc không mùi, vị hơi chát.
Tính vị: Vị đắng chát, tính bình.
Tác dụng của Huyết giác: Chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ hành khí.
Thành phần hoá học:
Chỉ mới biết rằng trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofoc và benzen. Với kiềm, màu đỏ vàng lúc đầu chuyển sang màu da cam.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Hoa ăn được, Huyết giác được dùng chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê môi, đau lưng nhức xương và đơn sưng, u hạch, mụn nhọt. Dùng ngoài đắp bó gãy xương. Ngày dùng 8-12g sắc uống Hoặc dùng thuốc ngâm rượu uống hoặc xoa.
Chủ trị:
+ Dùng uống: Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh.
+ Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 8- 12 g, phối ngü trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.
Bài thuốc từ Huyết giác:
– Bài thuốc chữa chảy máu do ngoại thương: dùng bột, nhựa huyết kiệt bôi vào sẽ có tác dụng cầm máu.
– Bài thuốc chữa chảy máu mũi: dùng nhựa huyết kiệt, bạc hà, các vị bằng nhau, tán thành bột thổi vào thì sẽ hết.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, khi dùng huyết giác kết hợp với các vị thuốc khác có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, giảm đau, làm giãn mao mạch, giúp máu lưu thông như ô đầu, gừng, một dược, nhũ hương, băng phiến… sẽ có tác dụng rất tốt cho những trường hợp bị thoái hóa khớp.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang