Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì sao cho đúng. Việc lựa chọn thực phẩm cho người đau dạ dày khoa học là biện pháp tốt nhất để đẩy lùi những cơn đau của bệnh.
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì có liên quan chặt chẽ tới việc thuyên giảm các dấu hiệu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh. Theo thống kê của Bộ y tế gần đây, con số người bị bệnh đau dạ dày chiếm 10% dân số nước ta. Tức là cứ 10 người thì có 1 người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn kiểm soát cơn đau và loại bỏ những triệu chứng của đau dạ dày nhờ việc tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống khoa học.
Cẩn trọng với nguyên nhân đau dạ dày thường gặp
Thông thường những người đau dạ dày hay chịu đựng cơn đau trong một thời gian dài. Việc này để lâu gây nên những biến chứng nặng như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… Bệnh hình thành do tác động của nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến là do chế độ sinh hoạt và ăn uống của người bệnh. Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì cho đúng nhất để hạn chế biến chứng tăng nặng của bệnh?
Hút thuốc lá gây đau dạ dày
Thuốc lá có nhiều tác hại không chỉ với cơ thể chúng ta nói chung mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày nói riêng. Nicotine có trong thuốc lá sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin. Đó là những chất sẽ bào mòn niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn ức chế tổng hợp Prostaglandin (chất giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp mạch máu da dưới dạ dày).
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến đau bao tử
Một số thói quen ăn uống không khoa học cũng chính là tác nhân gây ra bệnh dạ dày. Việc người bệnh đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, ăn ra sao cũng ảnh hưởng rất nhiều đến bao tử.
- Ăn quá nhanh: Việc ăn quá nhanh tạo gánh nặng co bóp dạ dày. Hơn nữa, dạ dày chưa kịp truyền tín hiệu cho não bộ sẽ làm dịch dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.
- Ăn trước khi đi ngủ: Vừa ăn xong, thức ăn chưa kịp tiêu hóa mà bạn đã đi ngủ. Khi đó, lượng thức ăn thừa sẽ phân hủy và lên men làm đầy bụng và đau dạ dày.
- Ăn vặt: Nhiều người có sở thích ăn vặt nhưng không biết đây cũng chính là nguyên nhân làm đau dạ dày. Ăn vặt nhiều làm dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động. Khi kéo dài sẽ khiến dạ dày làm việc quá công suất và dẫn tới đau dạ dày.
- Ăn không đúng bữa: Việc ăn đúng bữa sẽ giúp dạ dày tiết dịch vị vào khoảng thời gian chính xác. Bạn sẽ ăn ngon hơn và tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng bữa sẽ làm thành dạ dày co bóp. Khi đó lượng axit tiết ra sẽ gây hại ngược lại chính cơ thể bạn.
- Hoạt động ngay sau khi ăn: Ăn xong, dạ dày và não sẽ tập trung làm việc. Bởi vậy, khi bạn dành năng lượng cho hoạt động khác sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa.
Nguyên nhân đau dạ dày do bia rượu
Rượu bia có chứa chất cồn, đây là chất cực kỳ có hại cho dạ dày. Chất này phá hủy lớp nhầy giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Uống nhiều bia rượu làm gia tăng áp lực carbon dioxide bên trong dạ dày. Việc sử dụng lâu dài gây ra loét dạ dày và biến chứng thủng dạ dày. Bởi vậy, trong danh sách đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì bạn cần loại rượu bia khỏi những đồ uống hằng ngày.
Vi khuẩn HP là tác nhân gây đau bao tử
Vi khuẩn HP cũng được coi là yếu tố chính làm đau dạ dày. Loại vi khuẩn này khi nằm trong niêm mạc dạ dày khiến bộ phận này bị teo đi. Việc này ảnh hưởng đến khả năng tiết axit giảm đi dễ gây nên nguy cơ ung thư mô tuyến ở bao tử.
Xem thêm: Vi khuẩn HP gây đau dạ dày
Đau dạ dày có phải do stress, căng thẳng?
Các axit HCL sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày khi bạn luôn căng thẳng và stress. Từ đó làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương và dẫn tới đau dạ dày.
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để hạn chế cơn đau
Đau dạ dày nên ăn gì và uống gì để giúp hạn chế những cơn đau khó chịu. Để điều trị đau dạ dày thì việc cần thiết nhất đó chính là thay đổi chế độ sinh hoạt. Trong đó, việc ăn uống có tác động rất lớn đến việc giảm thiểu những cơn đau và ngăn chặn sự tăng tiến của bệnh.
Thực phẩm cho người bị đau dạ dày
Đau dạ dày có nên ăn thực phẩm thô?
Theo các chuyên gia y tế thì thực phẩm thô (các loại hạt, các loại đậu, bắp…) có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ các thực phẩm này. Thực phẩm thô có chứa chất khoáng, chất xơ các sinh tố nhóm B rất cần thiết cho việc chuyển hóa các chất. Ngoài ra, các loại hạt thô giúp chống oxy hóa và bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong dạ dày.
Khoai tây có dành cho người đau bao tử?
Tinh bột có trong khoai tây sau khi vào dạ dày nhanh chóng chuyển thành glucose. Chất này giúp bảo vệ cơ thể và thúc đẩy nhu động dạ dày và đường ruột.
Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Người bị đau dạ dày nên bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Trong đó, bắp cải rất tốt cho những bệnh nhân đau dạ dày. Bởi thành phần chứa chất dinh dưỡng giúp bảo vện niêm mạc dạ dày, giúp kích thích hệ tiêu hóa. Đặc biệt, vitamin U có trong bắp cải giúp làm lành vết loét ở dạ dày.
Thực phẩm chứa vitamin C tốt cho người đau bao tử
Vitamin C có tác dụng tốt trong việc bảo vệ thành mạch. Ngoài ra, nó còn giúp giảm nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn H.Pylori. Đây là nguyên nhân thường gặp gây viêm, loét dạ dày. Cung cấp đủ lượng viatmin C cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng cho dạ dày. Trong một số loại trái cây như cam, bưởi, dưa hấu… và các loại rau cải như bông cải xanh, súp lơ… chứa nhiều vitamin C.
Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị người đau dạ dày
Bên cạnh việc điều trị Tây y người đau dạ dày có thể tìm đến một số loại thảo dược tự nhiên. Trong đó, nấm lim xanh có thành phần giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus có hại vào cơ thể như vi khuẩn HP… Ngoài ra, nấm lim xanh Tiên Phước giúp làm lành các vết viêm loét dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng việc tạo chất nhầy.
Sản phẩm nấm đã qua chế biến được loại bỏ hoàn toàn độc tố, an toàn cho người dùng. Hàm lượng dược chất được nâng cao gấp nhiều lần; không gây ra bất kì tác dụng phụ nào khi sử dụng.
Bạn có thể sắc 20g nấm lim xanh với 2 lít nước. Đun sôi đến khi nước cô lại còn 1,5 lít thì sử dụng.
Mẫu thực đơn cho người đau dạ dày
Thực đơn cho người đau bao tử ngày 1
Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).
Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.
Bữa ăn cho người đau dạ dày ngày 2
Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.
Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.
Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.
Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).
Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).
Đau dạ dày nên kiêng gì để tốt cho việc phục hồi
Người bị đau dạ dày nên chú ý trong thực đơn và chế độ sinh hoạt kiêng một số chất kích thích, đồ ăn làm tăng các cơn đau. Việc người đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thuyên giảm những triệu chứng của bệnh.
Thức ăn cọ sát thành dạ dày gây đau bao tử
Các loại rau già có nhiều xơ (rau bí đỏ, rau muống, mướp, măng khô…) nên tránh xa nếu bị đau dạ dày. Ngoài ra nên hạn chế ăn sụn, cổ cánh, chân gà, đầu cá, xương băm nhỏ… Nên ăn cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ hay bánh quy. Những loại thực phẩm này có tác dụng tốt trong việc hút, thấm niêm mạc dạ dày.
Kiêng các loại đồ ăn khó tiêu giảm đau dạ dày
Bữa ăn có chứa nhiều chất đạm hay dầu mỡ sẽ khó tiêu hơn so với thức ăn thông thường. Cần chú ý nhai kỹ, nhai chậm, không ăn uống vội vàng hay vừa ăn vừa đọc sách hay xem ti vi… Khi bạn ăn chậm, thức ăn được nghiền nát, xe nhỏ ra. Thức ăn khi vào dạ dày cùng nước bọt tiết ra làm việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Người bệnh đau dạ dày loại bỏ các chất kích thích
Nếu bạn vẫn phân vân đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì thì việc đầu tiên nên xác định loại bỏ chất kích thích ra khỏi chế độ dinh dưỡng.
- Kiêng cá loại bia, rượu, thuốc lá, nước chè đặc, cà phê.
- Loại bỏ các loại gia vị cay chua, cay, nóng như ớt, tiêu, gừng, chanh, giấm…
- Không nên ăn các món ăn có nhiều gia vị, các loại thịt quay, thịt muối.
Đau bao tử nên hạn chế ăn thức ăn như thế nào ?
- Không nên ăn thức ăn quá nóng vì sẽ làm dạ dày sưng huyết.
- Thức ăn lạnh hoặc bụng đói khiến dạ dày co bóp nhiều hơn. Từ đó, cơn đau trở nên dữ dội hơn thậm chí gây chảy máu dạ dày.
- Ăn no làm dạ dày phình to, co bóp khiến ảnh hưởng đến việc nhào trộn thức ăn.
- Hạn chế ăn đồ đặc vì dịch vị khó thấm đều vào thức ăn.
- Ăn quá lỏng làm dịch vị tiết ra bị pha loãng sẽ khiến khả năng tiêu hóa bị giảm sút.
Đau dạ dày nên ăn gì và kiêng gì luôn là câu hỏi cấp thiết của rất nhiều bệnh nhân. Bạn cần tuân thủ nghiêm chế độ dinh dưỡng nên muốn bệnh đau dạ dày thuyên giảm. Tuy nhiên, khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cần đi khám ngay để được kịp thời chẩn đoán và chữa trị.
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang