Dây thìa canh là gì? Tác dụng của dây thìa canh chữa bệnh gì: bệnh tiểu đường. Cách dùng dây thìa canh hiệu quả, tránh tác dụng phụ tác hại của dây thìa canh. Cách chế biến sử dụng dây thìa canh nấu sắc uống dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường. Giá dây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh dây thìa canh và cách phân biệt dây thìa canh thật giả.
Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre , thuộc họ thiên lý Asclepiadaceae. Dân gian gọi dây thìa canh với nhiều tên khác nhau: Cây thìa canh, thìa canh, lừa ty rừng, dây muôi.
Dây thìa canh là gì?
Dây thìa canh là cây thuốc dược liệu được sử dụng nhiều trong Đông y. Dây thìa canh mọc trong tự nhiên dưới dạng cây leo. Thực tế, có hơn 3000 giống cây leo khác nhau giống với dây thìa canh. Do đó, loại cây này rất khó nhận biết, cho nên dây thìa canh rất dễ bị thu hái nhầm với các loại cây khác.
Đặc điểm cây thìa canh
Dưới đây là một số đặc điểm về cây thìa canh để người dùng có thể phân biệt được cây thìa canh với những loại cây khác.
Hình ảnh cây thìa canh thân leo
Thìa canh là loại dây leo, cao từ 3 – 5m. Thân cây thìa canh có đặc điểm:
- Thân mềm. Khi còn non thân có màu xanh. Khi già thân thìa canh màu nâu.
- Có lông phủ mịn.
- Có lỗ vỏ đường kính 0,5 – 1mm.
- Thân có nhựa mủ màu hơi vàng hoặc trắng.
Đặc điểm lá cây thìa canh
Lá cây thìa canh thường có đường kính khoảng 3mm. Phiến lá có hình bầu dục hoặc trứng. Các lá mọc đối nhau. Thông thường người dân phân biệt cây thìa canh với các loại cây khác thông qua lá rồi đến hoa, quả hoặc các đặc điểm khác.
Hoa thìa canh như thế nào?
Hoa thìa canh có màu trắng hơi vàng. Chúng mọc thành dạng tán chùm. Sau khi hoa nở khoảng 1 tháng sẽ có quả. Quả thìa canh màu xanh hình thuôn dài. Phần gần cuống phình ra, sau đó thu nhỏ dần về phía đuôi quả.
Cách nhận biết cây thìa canh trong tự nhiên
Người dùng khi tìm mua cây thìa canh, bên cạnh đặc điểm bên ngoài để nhận dạng thì có thể thử nhai sống lá thìa canh tươi. Đây cũng là cách thử giúp mua được cây thìa canh tự nhiên chuẩn.
Cách thử như sau: Dùng lá thìa canh tươi nhai sống. Sau đó ăn một chút đồ ngọt (đường, kẹo…). Sau khi ăn, nếu cảm thấy mất vị ngọt nhanh chóng thì đó là cây thìa canh chuẩn.
Bởi trong thành phần cây thìa canh có chứa chất peptide, chúng tác động tới tế bào vị giác ở lưỡi làm mất cảm giác ngọt trong khoảng 2 – 4 giờ.
Cây thìa canh có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường chỉ có 2 loại thìa canh: Thìa canh lá nhỏ và thìa canh lá to.
Dây thìa canh lá nhỏ
- Đúng như tên gọi, loại cây dây thìa canh này lá nhỏ hơn.
- Nhựa loại cây này màu trắng hoặc ngả vàng.
- Khi nếm, vị ngọt của cây nhanh chóng biến mất.
Dây thìa canh lá to
- Lá cây to hơn loại cây dây thìa canh lá nhỏ.
- Nhựa cây có màu vàng đậm, đẹp mắt.
- Vị ngọt của cây khi nếm cảm nhận lâu hơn.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây dây thìa canh lá to có công dụng chữa bệnh hiệu quả hơn lá nhỏ. Do đó, nếu bạn đang phân vân trong việc lựa chọn thì nên lựa chọn loại cây lá to.
Nhận biết hình ảnh cây thìa canh thật giả trong tự nhiên
Để mua được dây thìa canh chất lượng tốt, người dùng cần nhận biết được đặc điểm, hình dáng để phân biệt với các loại cây khác.
Nhận biết hình ảnh dây thìa canh
- Cây thuộc họ dây leo, cao từ 3 – 5 m.
- Thân non màu xanh, phủ lông mịn. Thân già màu nâu, có lỗ vỏ, đường kính lỗ vỏ từ 0,5 – 1 mm.
- Toàn cây có nhựa mủ màu trắng hay hơi vàng.
- Lá cây mọc đối. Cuống lá dài 3 – 5 mm; đường kính 2 – 3mm. Lá thìa canh bóng và mịn, không có lông tơ.
- Hoa nhỏ màu trắng hơi vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá.
- Cây ra hoa tháng 7, có quả tháng 8.
- Cây thìa canh thường mọc dại ở các bờ bụi, hàng rào.
- Phân bố ở các nước có khí hậu nhiệt đới, được trồng nhiều ở Nam Định, Thái Nguyên.
Dây thìa canh bán trên thị trường
Hiện nay trên thị trường đang bán cả cây thìa canh tươi và cây thìa canh khô. Tùy vào mục đích sử dụng, cây thìa canh còn được chế biến thành dạng túi trà lọc.
Dây thìa canh có tác dụng gì?
Dây thìa canh được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2000 để trị bệnh nước tiểu ngọt mật. Dây thìa canh có tên gọi khác là Gurmar (kẻ hủy diệt đường).
Công dụng của dây thìa canh với sức khỏe
Trong dây muối chứa hoạt chất chính là Gymnemic acid có tác dụng tăng tiết Insulin tuyến tụy, ức chế hấp thụ Glucose ở ruột. Từ đó làm tăng hoạt tính của men hấp thụ và sử dụng đường, giảm Cholesterol và Lipid máu.
Cho đến nay đã có hơn 70 nghiên cứu về tác dụng của dây thìa canh trên cả động vật và cơ thể người. Các nghiên cứu đưa ra cùng một kết quả là tác dụng giảm đường cực tốt của cây thìa canh.
Dây thìa canh có tác dụng gì với người tiểu đường
Theo PGS.TS Trần Văn Ơn, Chủ nhiệm Bộ môn thực vật học, Đại Học Dược Hà Nội cho biết: Dây thìa canh chứa nhiều Acid Gymnemic có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột sau ăn, giảm tân sinh đường trong gan. Đồng thời làm tăng khả năng sử dụng đường ở mô, cơ. Nhờ những cơ chế này, lượng đường vào máu giảm đi đáng kể, giúp ổn định đường huyết ở mức an toàn.
Ngoài ra, cây dây muối giúp tái sinh tế bào bêta đảo tụy. Việc này giúp phục hồi chức năng tuyến tụy, tăng khả năng sản sinh Insulin và chuyển hóa đường của Insulin. Từ đó có thể ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tốt hơn.
Chính vì vậy, dây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết, ổn định đường huyết ở người cao huyết áp và mắc bệnh tiểu đường.
Tác dụng hạ Lipid máu của cây thìa canh
Các dịch chiết của cây thìa canh có khả năng chuyển hóa lipid, làm giảm các chất béo tiêu hóa được, tăng bài tiết Sterol trung tính và Sterol Acid qua phân. Ngoài ra, dây thìa canh còn giúp giảm tổng lượng Cholesterol toàn phần và Triglycerid trong huyết tương.
Tác dụng này tốt cho những người thừa cân, béo phì trong quá trình giảm béo, giữ cân nặng ổn định.
Cây thìa canh có tác dụng chống béo phì
Công dụng của các thành phần dược chất trong thìa canh
Trong dây thìa canh được nghiên cứu có một số thành phần hóa học như Acid Gymnemic, một hoạt chất thuộc nhóm Saponin Triterpenoid, Formic Acid, Phytin, Resins, Lupeol…Ngoài ra, dây thìa canh còn chứa các thành phần khác như Anthraquinone, Acid Tartaric, Hentri-acontane, α và β- chlorophylls, d-quercitol, Pentatriacontane…
– Acid Gymnemic:
- Có khả năng kích thích sản sinh tế bào Beta của tuyến tụy.
- Cân bằng lượng đường huyết.
- Acid gymnemic còn ức chế gan tân tạo glucose vào máu và kích thích các enzyme chịu trách nhiệm tiêu thụ đường.
– Peptide Gumarin:
- Chất này khiến lưỡi không hấp thu được đường glucose, gây mất cảm giác ngọt. Tuy nhiên tác dụng này sẽ mất đi khi dược liệu được nấu chín hoặc phơi khô.
Dây thìa canh có tác dụng phụ không?
Khoa học đã nghiên cứu và chứng minh dây thìa canh không có tác hại. Tuy nhiên, có một số trường hợp ghi nhận tác dụng phụ của dây thìa canh.
Dùng dây thìa canh không đảm bảo chất lượng
Bác Trần Đức Tuấn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một trong số những người bị tiểu đường lâu năm. Từ lúc biết mình bị tiểu đường với mức 7,3mmol/l bác đã nhờ người mua dây thìa canh khô về uống. Giá dây thìa canh bác Tuấn mua là 150 ngàn đồng/kg. Thấy rẻ, lại nghĩ là có tác dụng rất tốt với người tiểu đường nên bác uống rất chăm chỉ. Thế nhưng sau 3 tháng đi tái khám, bác bất ngờ khi đường huyết lại tăng lên 7,8mmol/l.
Mang túi dây thìa canh khô đi hỏi khắp nơi, bác được biết là trong đó chỉ có 3 phần là dây thìa canh, còn 7 phần còn lạ thì không phải. Đó chỉ là một loại cây khác nhìn rất giống dây thìa canh.
Dùng quá liều lượng gây ra tác dụng phụ của dây thìa canh
Cô Dung (Thái Thụy, Thái Bình) cũng là một bệnh nhân tiểu đường và từng phải nhập viện do hạ đường huyết quá mức. Nghĩ rằng thảo dược, thuốc Nam lành tính, uống càng nhiều càng tốt, nên cô đã uống quá liều. Sáng sớm đã pha thật đặc và uống mấy cốc to dây thìa canh, nhưng lại bỏ ăn sáng. Khoảng nửa tiếng sau, cô thấy tay chân run, vã mồ hôi và người xỉu đi do hạ đường huyết quá mức. Rất may, cô được đưa vào viện cấp cứu kịp thời
Các chuyên gia cho biết, việc tự ý thu mua hoặc trồng dây thìa canh đem vào sử dụng có thể dẫn đến tác dụng phụ. Bằng mắt thường, người dùng khó phân biệt dây thìa canh chuẩn. Quá trình trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thu hái không đúng thời điểm cũng làm cho lượng hoạt chất không đủ. Chưa kể việc sử dụng không đúng liều cũng gây hại không kém.
Cách dùng cây thìa canh đúng chuẩn
Cây thìa canh có rất nhiều cách để sử dụng và khai thác giá trị của nó. Tuy nhiên, với mỗi thể trạng bệnh và đối tượng sử dụng khác nhau sẽ có những cách dùng không giống nhau.
– Dùng cho người bị bệnh tiểu đường: Dùng 10g dây thìa canh với 500ml nước. Đun hỗn hợp trong 15 phút rồi tắt lửa. Chia phần nước làm 3 phần, uống sau bữa ăn nửa tiếng.
– Hỗ trợ trị vết rắn độc cắn: Giã nát dây thìa canh đắp lên vết thương hoặc nấu nước uống.
– Dùng lá (bỏ cả thân và rễ đi): Dùng dây thìa canh đun nước uống trị phong thấp tê bại, trĩ và các vết thương do dao.
Khi dùng thìa canh, người dùng có thể có những biểu hiện như nôn và long đờm. Đây là những dấu hiệu rất bình thường, do rễ cây dây thìa canh gây nên. Dây thìa canh không gây tác dụng phụ, tuy nhiên bạn không nên dùng quá liều và lạm dụng.
Cách sắc nước cây dây muối
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 1 ấm sắc nước bằng đất hoặc ấm điện;
- 1.5 lít nước sạch;
- 50g dây thìa canh phơi khô;
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem thìa canh rửa sạch bụi bẩn.
- Bước 2: Cho 50g thìa canh vào ấm điện.
- Bước 3: Đun cho đến khi sôi thì mở nhỏ lửa rồi đun thêm khoảng 15 phút là dùng được.
- Bước 4: Chia phần nước thìa canh làm 3 phần và uống hết trong ngày, uống sau bữa ăn 30 phút. Bạn có thể để nước cây thìa canh vào tủ lạnh uống cho mát.
Cách hãm nước uống cây thìa canh
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bình giữ nhiệt hoặc tích pha trà tươi.
- Một phích hoặc siêu đựng 1 lít nước sôi.
- 50g cây thìa canh khô.
Cách thực hiện:
- Lấy 50g dây muối khô đem rửa sạch với nước sạch.
- Cho dây muối vào bình (tích) pha trà.
- Chế khoảng 200ml nước sôi vào bình rồi bỏ đợt nước đó đi (giống với tráng trà).
- Chế 800ml nước sôi vào bình hãm rồi đậy kín, chờ khoảng 30 – 40 phút là dùng được.
- Lượng nước hãm ta chia ra uống sau bữa ăn 30 phút.
Cách dùng cây thìa canh kết hợp với xạ đen
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cây xạ đen 50g;
- Dây thìa canh khô: 20g;
- 1 lít nước sạch;
- 1 bình giữ nhiệt hoặc phích nước nóng;
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các hỗn hợp trên, tráng qua nước đun sôi.
Bước 2: Đổ 1 lít nước sôi vào bình hãm trong khoảng 30 phút là dùng được.
Nước thìa canh hãm với lá xạ đen có vị thơm mát. Nhiều người có thể uống thay nước hàng ngày, thời gian dùng tốt nhất là sau khi ăn 20 – 30 phút.
Cây thìa canh có thể kết hợp với loại thuốc nào?
– Có thể dùng phối hợp với các loại thuốc, thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ bệnh đường huyết. Khi dùng thuốc nên cách 30 phút sau đó mới dùng thìa canh.
– Có thể dùng dây thìa canh với:
- Giảo cổ lam;
- Mướp đắng;
- Nấm linh chi;
Đây đều là những loại thảo dược, thảo mộc khi dùng chung với thìa canh không gây nên tác dụng phụ, tốt cho người bệnh đường huyết.
Xem thêm:
Những lưu ý khi sử dụng cây thìa canh
Dây thìa canh có hoạt chất Gymnema có tác dụng kích thích Insulin ở tuyến tụy giúp hạ đường huyết, hạ huyết áp. Bởi vậy cần lưu ý định lượng sử dụng dây thìa canh trong 1 ngày là khoảng: 40 -50g/người/ngày.
Đối tượng nên sử dụng dây thìa canh
- Bệnh nhân mắc tiểu đường.
- Bệnh nhân tiền tiểu đường, có triệu chứng tăng đường huyết.
- Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao.
- Người bị ngộ độc, có thể dùng dây thìa canh để giải độc tố.
Sử dụng dây thìa canh vào thời gian nào là tốt nhất?
Thời gian sử dụng dây thìa canh tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 20 phút. Vì lúc này cơ thể mới nạp năng lượng, một lượng đường lớn được cơ thể hấp thụ và chuyển vào máu dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Bởi vậy, sử dụng dây thìa canh vào thời gian này là tốt nhất vì cây thuốc sẽ giúp bạn ổn định được đường huyết trong máu.
Sử dụng dây thìa canh trong thời gian bao lâu thì phát huy tác dụng
Hiện nay, tiểu đường vẫn là bệnh chưa điều trị được khỏi dứt điểm. Các loại thuốc, kể cả thuốc từ cây Dây thìa canh cũng chỉ có tác dụng tăng tiết insulin ở tuyến tụy, giúp bệnh nhân ổn định đường huyết trong ngày. Do vậy, bạn phải sử dụng dây thìa canh hàng ngày và liên tục.
Giá bán dây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg?
Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm và thực phẩm chức năng được làm từ cây thìa canh như:
- Dây thìa canh khô;
- Dây thìa canh tươi;
- Dây thìa canh dạng viên;
- Dây thìa canh dạng túi lọc.
- Một số loại thực phẩm chức năng khác.
Giá cây thìa canh loại tươi?
Thông thường, dây thìa canh được các công ty thu mua về với mức giá tương đối thấp. Sau khi được chế biến, sấy khô và tinh chế thì mức giá bán ra cho người tiêu dùng có thể gấp nhiều lần.
Ông Lâm Thanh Vân, Chủ nhiệm HTXNN Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định chia sẻ: “Về sản lượng thu hoạch, dây thìa canh cho 1 – 1,2 tạ/sào/lần thu hái, với giá cả ổn định 35.000 đ/kg. Đây là loại cây dễ trồng, gia đình còn bán giống cây và sản phẩm dây thìa canh phơi khô cho những người có nhu cầu”.
Cây thìa canh khô giá bao nhiêu 1 kg?
Giá thìa canh bao nhiêu tiền 1kg với loại khô? Đây là câu hỏi được rất nhiều tiêu dùng thắc mắc.Thông thường, thìa canh khô là loại đã được qua chế biến, sấy có thể sử dụng được ngay. Với cây khô có thể dễ dàng sắc và hãm trà để uống.
Trên thị trường hiện nay rất nhiều cơ sở, cá nhân và các thương lái rao bán với nhiều mức giá khác nhau. Dây thìa canh sau khi chế biến có mức giá từ 120.000đ – 140.000đ/kg. Tuy nhiên khi mua dây thìa canh khô bạn nên kiểm tra xem có bị mốc hay không để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Giá dây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg tại hiệu thuốc Bắc?
Các hiệu thuốc Bắc luôn là địa chỉ tin tưởng của người tiêu dùng khi lựa chọn để mua các loại thảo dược. Các dược sĩ sẽ chỉ dẫn về cách dùng và liều lượng chính xác cho người bệnh. Hiện nay, tại nhiều tiệm thuốc Bắc, thìa canh được bán nhiều với giá dao động 180.000đ/kg đến 250.000đ/kg.
Giá bán dây thìa canh trên mạng internet hiện nay?
Thông thường cây thìa canh khô được rao bán trên mạng với giá dao động từ 80.000đ – 150.000đ/kg. Công nghệ ngày càng phát triển, từ đó nhiều hình thức kinh doanh qua mạng internet ngày càng trở nên phổ biến. Bạn chỉ cần gõ từ khóa “giá bán cây thìa canh” trên google sẽ hiển thị hàng trăm địa chỉ mua bán dây thìa canh với mức giá cụ thể.
Tuy nhiên, những mức giá được công khai trên mạng có thể không đúng với giá trị thực của loại dược liệu này. Do đó, người dùng cần tìm mua ở các đại lý uy tín, đảm bảo chất lượng.
Giá trà túi lọc dây thìa canh
Trà túi lọc dây thìa canh có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Dùng trà túi lọc dây thìa xanh dễ dàng bảo quản, sử dụng sạch sẽ và tiện lợi hơn. Tuy vậy, nên lưu ý mua sản phẩm túi trà lọc thìa canh ở các hiệu thuốc uy tín. Đảm bảo túi trà lọc cây thìa canh vẫn còn mùi thơm, không pha vẫn tạp chất, không có dấu hiệu ẩm mốc.
Trên thị trường hiện nay, giá một hộp trà túi lọc thìa canh là 52.000đ.
Giá cây giống thìa canh
Hiện nay, cây giống dây thìa canh được bán phổ biến tại các vườn ươm cây Bắc Bộ. Cây thìa canh non được ươm vào bầu đất, rễ đâm ra khỏi bầu. Cây có 5 đến 7 lá, cao từ 15 – 20cm, cây mập khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh. Giá là 5.000 – 10.000đ/1 cây
Mua bán cây thìa canh ở đâu?
Tại Hà Nội cũng có rất nhiều hiệu thuốc Đông y bày bán các sản phẩm tinh chế từ cây thìa canh. Ngoài ra, dây thìa canh khô cũng được bày bán rất phổ biến. Tại nhiều con phố dược liệu, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm được cây thìa canh.
Hỗn loạn thị trường mua bán dây thìa canh
Cây thìa canh trong tự nhiên gặp phải một vấn đề đó là không đảm bảo được hàm lượng cũng như chất lượng hoạt chất có lợi. Các loại dược liệu trong tự nhiên, nếu không được trồng ở môi trường tiêu chuẩn thường phải đối diện với nhiều nguy cơ như sâu bệnh, ô nhiễm, thu hái bừa bãi khiến chất lượng của dược liệu không đạt được tiêu chuẩn phù hợp để điều trị. Vì vậy, rất khó để tìm mua được dây thìa canh tự nhiên đảm bảo chất lượng tốt hoàn toàn.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Ơn, người đã có nhiều công trình nghiên cứu tâm huyết về dây thìa canh cho biết: Dây thìa canh là loại cây dây leo, rất dễ nhầm với các loại dây leo khác vì có tới hơn 100 giống cây có hình dáng giống như thế. Do đó, dây thìa canh thu hái từ tự nhiên có khả năng rất cao bị lẫn với các loại cây khác. Nếu thu mua ở ngoài chợ vì ham rẻ dưới dạng dây thìa canh khô thì lại càng khó phân biệt, tạo điều kiện cho dược liệu giả tràn lan trên thị trường.
Mua cây thìa canh tươi ở đâu Hà Nội
Giá cây thìa canh bao nhiêu tiền 1kg và mua tại đâu tại Hà Nội. Với cây thìa canh loại tươi khi mua, bạn cần lưu ý một số đặc điểm sau:
- Nên chọn dây muối có nhiều lá, ngọn non, thân nhỏ thì sẽ có nhiều chất.
- Cây thìa canh khi ở dạng khô vẫn có màu rất tươi.
- Cây thìa canh có mùi thơm rất đặc trưng.
- Các sản phẩm cây thìa canh được rao bán trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng chất lượng. Độ an toàn của sản phẩm không chắc chắn. Người tiêu dùng không nên mua.
Lựa chọn các cơ sở uy tín để mua dây thìa canh tươi tại Hà Nội.
Mua dây thìa canh ở đâu tại TP.HCM?
Hiện nay ở các thành phố lớn có khá nhiều cửa hàng bán dây thìa canh uy tín. Người tiêu dùng có thể sử dụng internet tìm kiếm thông tin hoặc hỏi từ những người xung quanh để tìm kiếm nơi mua dây thìa canh chất lượng, giá cả phải chăng. Với những trang bán online dây thìa canh giá rẻ hơn giá thị trường, người tiêu dùng nên cẩn thận về chất lượng của dược liệu.
Cách chọn mua dây thìa canh tốt, chất lượng
Chọn mua cây thìa canh chất lượng hay không có thể dựa vào vị. Thử bằng cách nhai sống lá cây thìa canh tươi, sau đó ăn một chút đồ ngọt. Nếu chúng ta bị mất cảm giác với vị ngọt, đó là cây thìa canh chuẩn. Bởi khi đó chất Peptide ‘Gurmarin’ trong lá cây thìa canh tác động lên tế bào vị giác trên lưỡi, làm mất cảm giác ngọt trong vòng 2 – 4 giờ.
Hiện nay tại Việt Nam, vùng trồng thìa canh chuẩn phải đảm bảo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới từ chọn đất, chọn giống, tới thu hái, bảo quản… Vùng trồng phải cách xa khu dân cư để tránh tạp nhiễm lên dược liệu. Chọn giống phải đảm bảo chính xác là dây thìa canh 100%, không lai tạp. Nhân giống phải có khu riêng, chọn được nguồn giống tốt nhất gieo trồng.
Trong suốt quá trình gieo, chăm bón phải theo đúng quy trình chuẩn để giảm thiểu sâu bệnh. Chọn lựa thời điểm thu hái khi cây đạt lượng hoạt chất cao nhất. Về mặt bảo quản, sản phẩm không sử dụng bất kỳ loại chất bảo quản nào. Từ đó hoạt chất trong cây đảm bảo được cao nhất và an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang