Triệu chứng của bệnh gout dễ nhầm với bệnh viêm khớp, không rõ ràng nên khó phát hiện. Cách nhận biết biểu hiện bệnh gout sớm và điều trị hiệu quả, hạn chế tái phát.
Triệu chứng của bệnh gout gần giống với viêm khớp: đau, sưng khớp nhưng thường khởi phát khi gặp điều kiện thuận lợi như uống bia rượu, ăn nhiều thịt, làm việc nặng… Do đó, người bệnh thường chủ quan, lơ là việc điều trị. Thậm chí nhiều người “đoán già đoán non” mình mắc viêm khớp nên tự ý uống thuốc Nam. Đây là lý do “bệnh nhà giàu” này chuyển thành mạn tính, khó chữa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết dấu hiệu bệnh gout cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả hiện nay.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout (còn được gọi là gút, thống phong) là một loại bệnh viêm khớp thường gặp ở đàn ông trên 40 tuổi. Bệnh hình thành do sự dư thừa đạm chuyển hoá thành axit uric, lắng đọng trong khớp thành muối urat gây đau, sưng khớp.
Bệnh thường do di truyền, bẩm sinh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như ăn uống dư thừa đạm, uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều… sẽ khởi phát. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh gout cấp tính sẽ chuyển hoá thành mãn tính, thậm chí gây ra các biến chứng như: sỏi thận, viêm thận, suy thận…
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả
Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh gout ở giai đoạn sớm thường không rõ rệt nên khó phát hiện. Người bệnh chỉ có thể phát hiện nếu làm xét nghiệm nồng độ axit uric trong máu. Do đó, những người trên 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng/ lần. Khi bệnh khởi phát thành gout cấp tính hoặc mãn tính sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau.
Nhận biết bệnh gout cấp tính
Các dấu hiệu bệnh gout cấp tính thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm khớp thông thường. Nhiều người có thói quen tự ý uống thuốc Nam thay vì đi khám, điều trị. Do vậy khi phát hiện gout, bệnh đã ở thể nặng và khó điều trị, gây ra những biến chứng xấu cho cơ thể.
Đau khớp – Biểu hiện bệnh gout cấp tính điển hình
70% cơn đau do gout thường xuất hiện ở các khớp cuối của ngón chân hoặc ngón tay. Trong khi cơn đau do viêm khớp có thể xuất hiện ở các khớp khác như cổ tay, cổ chân, đầu gối…
1, Vị trí đau: 70% cơn đau do gout xuất hiện tại các khớp cuối của ngón chân hoặc ngón tay. Một số người bị đau ở cổ chân, đầu gối khuỷu tay.
2, Biểu hiện đau: khớp bị sưng và căng bóng, bề mặt tấy đỏ và hơi phù, chạm nhẹ cũng thấy đau. Cơn đau rất mạnh, có cảm giác bị nóng, buốt ở khớp đau. Phần khớp bị đau rất khó cử động.
3, Cơn đau sẽ khởi phát nếu xuất hiện một hoặc một số điều kiện thuận lợi:
- Uống rượu bia hoặc ăn nhiều thịt;
- Đi làm việc quá sức hoặc đi giày chật;
- Uống thuốc lợi tiểu;
- Phẫu thuật;
- Bị nhiễm khuẩn;
- Bị xúc động mạnh hoặc căng thẳng về tinh thần;
4, Thời điểm khởi phát cơn đau: chủ yếu là vào ban đêm;
5, Chu kỳ đau khi bị viêm gout cấp tính: khoảng 5 ngày, ban đầu sẽ thấy đau dữ dội, cơn đau tăng dần khoảng 3 ngày sau đó giảm dần và hết hẳn. Nếu có các điều kiện nói trên, cơn đau sẽ lại tái phát.
6, Sau khi hết cơn đau, phần da quanh vùng khớp bị sưng vẫn đau nhẹ, ngứa và bị bong tróc.
Dấu hiệu của bệnh gout cấp tính khác: sốt, táo bón…
Do bị sưng, viêm khớp nên trong cơn đau, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng của bệnh gout khác trong cơn đau:
- Bị sốt nhẹ;
- Xuất hiện tia đỏ trong mắt;
- Hay cảm thấy lo lắng, mệt mỏi không rõ nguyên nhân;
- Khát nước liên tục;
- Bị táo bón, phân có thể có màu đỏ;
Triệu chứng của bệnh gout mạn tính
Do triệu chứng của bệnh gout cấp tính thường hết hẳn sau các cơn đau khiến bệnh nhân lơ là việc điều trị dẫn đến bệnh mạn tính với diễn biến phức tạp.
+ Xuất hiện một hoặc nhiều khối u, còn gọi là tophi:
- Vị trí: xung quanh các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, khuỷu tay, cổ chân… Một số trường hợp bị nổi u trên vành tai.
- Các khối u có đường kính không đồng đều khoảng từ 0.1 cm đến 3 cm hoặc có thể to hơn.
- Bề mặt khối u không phẳng mà lồi lõm, sờ vào thấy khá mềm hoặc khá chắc.
- Quan sát kỹ sẽ thấy cặn màu trắng như vôi ở sau lớp da bọc khối u.
+ Viêm đa khớp: Người bệnh thường bị viêm khớp đối xứng. Ví dụ: viêm cùng lúc khớp ngón tay đầu tiên bên trái và khớp ngón tay đầu tiên bên phải. Thường xuất hiện ở khớp cuối cùng của ngón tay, thường không đau nhiều nên khó phát hiện.
Bệnh gout mạn tính nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, sỏi thận, suy thận… ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống. Do vậy, khi phát hiện các triệu chứng nói trên, bạn nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm: Dấu hiệu của bệnh gout – Báo Sức khoẻ và Đời sống
Xem thêm:
Cách điều trị bệnh gout
Phần lớn bệnh nhân sau khi được trị hết triệu chứng của bệnh gout thường bỏ thuốc, lơ là việc điều trị. Nhiều người khác tự ý uống thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc truyền miệng không theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhiều người bệnh thường không tuân thủ chế độ ăn khoa học khi bị gout. Đây là lý do khiến việc điều trị bệnh gout trở nên khó khăn, tăng nguy cơ biến chứng. Trong khi bệnh gout không khó chữa và không quá nguy hiểm.
Thuốc Tây chữa bệnh gout
Bệnh nhân thường được sử dụng thuốc trị gout Colchicine để giảm đau, chống viêm, đào thải acid uric. Đây là loại thuốc trị gout tốt và hiệu quả nhất hiện nay. Liều dùng:
- Ngày thứ nhất: uống 3 lần, mỗi lần 1 viên 1mg;
- Ngày thứ hai: uống 2 lần, mỗi lần 1 viên 1mg;
- Bắt đầu từ ngày thứ ba: mỗi ngày uống 1 viên 1mg;
- Trong 3 tháng sau khi kết thúc điều trị, uống duy trì để tránh tái phát: 0,5mg/ ngày.
Thuốc Colchicine thường có tác dụng phụ như tổn thương gan, suy giảm hô hấp, tiêu chảy, rụng tóc… Do đó, hiện nay, bệnh nhân được chỉ định chọn một số loại thuốc khác như Phenylbutazon, Naproxen, Diclofenac… Tuy nhiên, y học đánh giá các loại thuốc này chưa có hiệu quả bằng Colchicine.
Lưu ý: Người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc.
Thuốc Nam điều trị bệnh gout
Trên thực tế, các phương pháp Đông y không chỉ điều trị triệu chứng của bệnh gout mà còn giúp cân bằng rối loạn chuyển hoá đạm, hỗ trợ chữa trị gout tận gốc. Dưới đây là một số bài thuốc Nam được các bác sĩ đánh giá cao trong điều trị gout bạn có thể tham khảo.
Chữa bệnh gout bằng lá trầu và nước dừa
Trầu không chứa các hoạt chất quý hiếm như Eugenol, Estragol, Chavicol… Do vậy, trầu không giúp kháng viêm và phục hồi các tổn thương khớp hiệu quả. Trầu không cũng giúp điều hoà chuyển hoá đạm trong cơ thể, giúp các khoáng chất, vitamin hấp thụ vào cơ thể nhanh hơn.
Trong bài thuốc này, nước dừa đóng vai trò như dung môi hoà tan, để các dược chất quý trong trầu không có thể hoà tan và đi vào cơ thể một cách dễ dàng. Nước dừa còn được coi là nước điện phân giúp kiềm hoá cơ thể, đào thải axit uric hiệu quả.
Uống nước lá trầu và nước dừa sẽ giúp giảm đau do gout nhanh chóng, hạn chế tái phát.
Cách làm: Lấy 100g lá trầu không thái nhỏ, nhuyễn đem ngâm vào trong một quả dừa xiêm tươi. Đợi khoảng 30 phút sau đó đem bỏ bã và uống lấy nước vào buổi sáng sớm. Đợi đến khi đi tiểu xong mới ăn sáng. Kiên trì sử dụng bài thuốc sau 3 tháng bệnh có thể thuyên giảm đáng kể.
Trị bệnh gout bằng nấm lim xanh
Lingzih – 8 protein trong nấm lim xanh Thanh-Thiết-Bảo-Sinh kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, giúp đào thải cặn bã, đạm thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, các hoạt chất khác như Beta và heterobeta glucans, ganodermics acids, germanium… giúp trung hoà axit uric rất tốt. Nhờ đó, người bị gout uống nấm lim xanh có thể hết đau chỉ sau 2 tiếng uống nấm, và có thể hết hẳn bệnh sau 2 – 6 tháng uống nấm thường xuyên.
Cách dùng: Cho 15g nấm lim xanh vào 2 lít nước, sắc đến khi còn 1.5 lít nước thì đem uống làm 5 lần trong ngày.
Xem thêm:
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang