Nấm lim xanh gia truyền THANH-THIẾT-BẢO-SINH
Nấm lim xanh tự nhiên LOẠI NGUYÊN CÂY
CÔNG TY TNHH NẤM LIM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Tổ 5 - Xã Tiên Hiệp - Tiên Phước - Quảng Nam
0904 522 869 024 3797 0138

Đông trùng hạ thảo: Công dụng, cách sử dụng, phân biệt thật, giả ra sao?

Đông trùng hạ thảo là gì? Đông trùng hạ thảo là dược liệu quý Tây Tạng. Tác dụng của đông trùng hạ thảo chữa bệnh gì? Viện Khoa học. Cách dùng đông trùng hạ thảo tốt nhất tránh tác dụng phụ? Giá đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg? Phân biệt hình ảnh trùng thảo thật giả. Địa chỉ nơi mua bán đông trùng hạ thảo ở đâu?

Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo hay trùng thảo, hạ thảo Đông trùng có bản chất là dạng ký sinh của nấm Ophiocordyceps sinensis. Nấm này nằm trong nhóm nấm Ascomycetes, có trên cơ thể ấu trùng của một số loài bướm thuộc chi Thitarodes Viette.

Từ khoảng thế kỷ 15, Đông trùng hạ thảo đã được quảng bá trong y học cổ truyền Tây Tạng với những dược tính thần kỳ. Đến đầu thế kỷ 17, nó trở thành loại dược liệu y học cổ truyền phổ biến ở Trung Quốc.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo có đặc điểm gì?

Vào mùa đông, tác dụng của đông trùng hạ thảo chữa bệnh gì tốt nhất có hình dáng trông giống côn trùng, nằm trong trong đất. Đến mùa hè, khi bào tử nấm ký sinh mọc chồi lên mặt đất, nó trông giống một loài thực vật (thảo mộc). Đây cũng là nguồn gốc cho cái tên đặc biệt này gợi ý đến cách dùng đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo tự nhiên mọc ở các vùng núi cao trên 4000m

Đông trùng hạ thảo mọc ở đâu?

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy chủ yếu vào mùa hè, ở vùng núi có độ cao từ 4.000 – 5.000 m trên các cao nguyên Tây Tạng, Thanh Hải, Cam Túc, Tứ Xuyên, Vân Nam…

Đông trùng hạ thảo – quá trình phát triển từ ấu trùng thành nấm

Quá trình phát triển của Đông trùng hạ thảo – từ ấu trùng thành nấm được Earth Touch News chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Phát tán bào tử

Nấm O. sinensis phát tán bào tử của nó tới sâu bướm thuộc chi Thitarodes Viette nằm dưới lòng đất.

Giai đoạn 2: Ký sinh

Khi sâu bướm lột xác vào thời điểm nóng nhất của mùa hè, bào tử nấm O. sinensis xâm chiếm bên trong cơ thể của ấu trùng. Sau đó, dưới mặt đất khoảng 2 – 5 cm, bào tử nấm sẽ ăn các mô của vật chủ, khiến ấu trùng chết chỉ sau vài tuần. Lúc đó, tuy vỏ bọc bên ngoài của sâu bướm vẫn còn nguyên vẹn nhưng cơ thể của nó giống như một xác ướp.

Giai đoạn 3: Nấm xuất hiện

Vào mùa xuân, nấm phát triển quả thể (fruiting body) và mọc ra khỏi đầu vật chủ ký sinh, nhô lên khỏi mặt đất. Trùng thảo gồm toàn bộ xác sâu bướm dưới lòng đất và quả thể nấm phía trên.

Quá trình biến đổi từ ấu trùng thành nấm của Đông trùng hạ thảo

Quá trình biến đổi kỳ diệu từ ấu trùng thành nấm của trùng thảo chỉ xảy ra trên những cao nguyên có khí hậu khắc nghiệt như cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya, ở độ cao từ 4.000 – 5.000m. Loài nấm này sống âm ỉ trong lòng đất khoảng 5 năm trước khi trồi lên khỏi mặt đất.

Đông trùng hạ thảo có mấy loại?

Phân loại Đông trùng hạ thảo theo nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc, Đông trùng hạ thảo được chia thành:

– Trùng thảo mọc tự nhiên

– Trùng thảo được nuôi trồng nhân tạo

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO LÀ GÌ

Phân loại Đông trùng hạ thảo theo xuất xứ

Các loại trùng thảo phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm:

– Trùng thảo Tây Tạng

– Trùng thảo Mỹ

– Trùng thảo Nhật Bản

– Trùng thảo Hàn Quốc

– Trùng thảo Trung Quốc

– Trùng thảo Việt Nam

Phân loại Đông trùng hạ thảo theo cách chế biến

Với cách phân loại này, trùng thảo được chia làm 2 loại:

– Trùng thảo tươi

– Trùng thảo sấy khô

Phân loại Đông trùng hạ thảo theo hình dáng

Dựa vào hình dáng, trùng thảo được chia thành:

– Trùng thảo dạng viên nang

– Trùng thảo dạng nước

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Thành phần dược chất của Đông trùng hạ thảo

Các nhà khoa học chỉ ra trong sinh khối biomass của trùng thảo chứa nhiều dược chất tác dụng của đông trùng hạ thảo rất có lợi cho sức khỏe khi sử dụng đúng cách dùng đông trùng hạ thảo:

– 17 acid amin hiếm đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và tổng hợp protein cho cơ thể.

– Lipid là nguồn năng lượng quan trọng cần thiết cho cơ thể, .

– D-mannitol – tác dụng trong điều trị và phòng chống hội chứng phù não, bệnh bài tiết nước tiểu, thiểu niệu…

– Các nguyên tố vi lượng như Na, K… là thành phần quan trọng trong các enzyme, vitamin, hoóc môn. Chúng cũng tham gia vào một số phản ứng trao đổi chất, đóng vai trò hoạt hóa hoặc coenzym xúc tác.

– Các loại vitamin C, B12, K, A, E…

Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện thêm nhiều hoạt chất sinh học mới có trong sinh khối của trùng thảo như cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đặc biệt, nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs) có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus rất mạnh.

Đông trùng hạ thảo có công dụng gì?

Với thành phần dược chất đa dạng, có giá trị cao, Đông trùng hạ thảo được cho là có thể chữa bách bệnh. Trong y học cổ truyền Tây Tạng và Trung Hoa, trùng thảo còn được xem là có sự cân bằng tuyệt vời giữa âm và dương, vì nó vừa là động vật lại vừa là thực vật.

Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh chính của hạ thảo Đông trùng được đăng trên Tập San Nấm Dược Liệu Quốc Tế – International Journal of Medicinal Mushrooms.

Công dụng chữa bệnh của Đông trùng hạ thảo

Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị ung thư

Chất Cordycepin trong Đông trùng hạ thảo có thể ức chế sự phân hạch và trì hoãn sự lây lan của các tế bào ung thư.

Nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Trung Quốc, Nhật Bản trên các bệnh nhân ung thư khác nhau cho thấy khi tiêm 6 gram trùng thảo mỗi ngày kết hợp với hoá trị trong vòng 2 tháng đã làm giảm đáng kể kích thước khối u. Hiện tượng trên không xảy ra ở các bệnh nhân chỉ được chữa trị bằng hoá trị liệu, bức xạ.

Đông trùng hạ thảo được ứng dụng trong điều trị HIV/AIDS

Một trong những hoạt chất của nhóm HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin-Analogs) trong Đông trùng hạ thảo được các chuyên gia Mỹ, Nhật sử dụng để bào chế thuốc chống HIV/AIDS.

Đông trùng hạ thảo hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch

Các dược chất adenosine, deoxy-adenosine… trong Đông trùng hạ thảo có khả năng hạ huyết áp, hạ đường huyết, điều tiết khí oxy cho máu và chống rối loạn nhịp tim.

TÁC DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo điều trị rối loạn, suy giảm chức năng tình dục

Từ thế kỉ 15, người Tây Tạng đã sử dụng Đông trùng hạ thảo để thúc đẩy sản xuất tinh dịch ở nam giới.

Ngày nay, nhiều thí nghiệm trên các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi, giới tính đều cho thấy hạ thảo Đông trùng giúp hỗ trợ điều trị rối loạn, suy giảm chức năng tình dục và các vấn đề liên quan đến sinh sản của cơ thể.

Đông trùng hạ thảo loại bỏ bệnh mãn tính

Sử dụng Đông trùng hạ thảo trong một thời gian dài sẽ giúp loại bỏ các bệnh như viêm dạ dày mãn tính, viêm gan mãn tính, hen suyễn mãn tính, viêm khí quản mãn tính…

Đông trùng hạ thảo giúp giảm mệt mỏi

Trùng thảo làm giảm mệt mỏi bằng cách gia tăng Ađênôzin triphôtphat – nguồn năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào và oxy trong cơ thể. Nhờ vậy mà cơ thể luôn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

Đông trùng hạ thảo giảm cholesterol trong máu

Tăng cholesterol trong máu là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã bị rối loạn về chức năng trao đổi chất. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Trùng thảo đã được chứng minh là có tác dụng giảm lượng cholesterol rất hiệu quả.

Tác dụng của Đông trùng hạ thảo với phụ nữ

Trong thời kỳ mang thai: Sử dụng Đông trùng hạ thảo trong 3 tháng đầu khi mang thai sẽ giảm nguy cơ sẩy thai, tử cung khỏe mạnh…

Uống hoặc ăn các món ăn có trùng thảo trong tháng thứ 6 – 7 của thai kì sẽ giúp phụ nữ có làn da hồng hào, không bị phù nề khi mới sinh.

Đông trùng hạ thảo giúp phụ nữ mang thai khỏe mạnh

Sau sinh: Phụ nữ sau sinh dùng trùng thảo sẽ có vóc dáng thon gọn, da căng ở bụng.
Giai đoạn trung niên: Trùng thảo cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe, chống lão hoá… Ngoài ra, đối với phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh, thảo dược này giúp họ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Nó ngăn cản rối loạn nội tiết, giảm bốc hỏa hay đổ mồ hôi đêm.

Đông trùng hạ thảo và các món ăn, thuốc quý

Theo Đông y, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn nên rất tốt cho sức khỏe. Nó có thể được dùng làm thuốc hay những món ăn bổ dưỡng, được chế biến dưới dạng nấu hầm, ngâm, sắc.

Dùng Đông trùng hạ thảo làm thuốc như thế nào?

Đông trùng hạ thảo trị liệt dương, di tinh, hoạt tinh

Nguyên liệu:

  • Trùng thảo 6g
  • Dâm dương hoắc 8g
  • Ba kích 12g
  • Hà thủ ô 12g

Thực hiện:

  • Trùng thảo đem tán thành bột.
  • Các vị khác đem sắc và cô lại còn 300ml.

Cách sử dụng: Hòa bột trùng thảo với thuốc sắc được để uống từ 2 – 3 lần/ngày.

Đông trùng hạ thảo chữa suy nhược ở người già, viêm phế quản mãn tính, ho hen lâu ngày

Nguyên liệu:

  • Hạ thảo đông trùng 6g
  • Khoản đông hoa 6g
  • Tang bạch bì 8g
  • Cam thảo 3g
  • Tiểu hồi 3g.

Thực hiện:

  • Hạ thảo Đông trùng tán bột để riêng.
  • Các vị khác sắc với 700ml nước và cô lại còn 200ml

Cách sử dụng: Hòa bột trùng thảo vào thuốc sắc được và chia uống 3 lần/ngày.

Đông trùng hạ thảo chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ sau bệnh nặng kéo dài ngày
  • Trùng thảo 15 – 30g
  • Rượu trắng 40 độ 500ml.

Thực hiện: Ngâm trùng thảo với rượu trắng trong 7 ngày.

Cách sử dùng: Mỗi bữa ăn uống từ 10 – 20ml, ngày uống từ 2 – 3 lần.

CÁCH DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Một số món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo

Thịt gà (thịt bò, lợn) hầm trùng thảo

Nguyên liệu:

  • Trùng thảo 10g
  • Thịt nạc (gà, heo hoặc bò) 100g

Thực hiện: Thịt thái lát, cho trùng thảo vào ninh nhừ, sau đó thêm gia vị cho vừa ăn.

Công dụng: Món ăn này phù hợp để dùng khi thiếu máu, liệt dương, di tinh.

Trùng thảo hầm thịt gà có tác dụng bổ máu, tráng dương…

Chim cút hầm trùng thảo

Nguyên liệu:

  • Chim cút 8 con
  • Trùng thảo 8g

Thực hiện:

  • Làm sạch chim, ngâm qua trong nước sôi khoảng 1 phút, sau đó vớt ra để nguội.
  • Trùng thảo chia thành 8 phần, cho vào trong bụng chim cút rồi dùng chỉ khâu lại.
  • Bỏ chim cút vào nồi, nêm nếm vừa ăn và ninh trong khoảng 40 phút, đậy vung thật kín, .

Công dụng: Món này dùng cho các trường hợp đau lưng mỏi gối, ho suyễn khó thở.

Vịt hầm trùng thảo

Nguyên liệu:

  • Trùng thảo 5 – 10 con
  • Vịt: 1 con

Thực hiện:

  • Làm sạch vịt sau đó rạch vùng cổ vịt rồi cho trùng thảo vào, dùng chỉ khâu lại.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm chút rượu, dấm rồi ninh nhừ.

Công dụng: Thích hợp sử dụng khi bị suy nhược sau khi bị bệnh dài ngày, hen suyễn.

CÁCH SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO
Gà hầm sơn dược trùng thảo

Nguyên liệu:

  • Thịt gà 100g
  • Sơn dược 15g
  • Trùng thảo 15g

Thực hiện: Bỏ thịt gà, sơn dược và trùng thảo vào nồi, thêm nước và cho gia vị vừa ăn rồi ninh thật nhừ.

Công dụng: Món này phù hợp với người bị lao phổi, hen suyễn, suy nhược cơ thể.

Óc lợn hầm trùng thảo

Nguyên liệu:

  • Trùng thảo 3g
  • Óc lợn 1 cái

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi đun cách thủy dưới lửa nhỏ cho đến khi chín.

Cách dùng: Chia món ăn làm 2 phần, ăn khi đói, mỗi lần một phần.

Công dụng: Dùng cho các trường hợp động kinh, suy nhược thần kinh.

Cách bảo quản Đông trùng hạ thảo

Quá trình bảo quản là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của Đông trùng hạ thảo. Vậy bảo quản loại dược liệu này thế nào là tốt nhất?

Đông trùng hạ thảo tươi

Với Đông trùng hạ thảo tươi, cách bảo quản tốt nhất là gói kín bằng túi nhựa và để trong ngăn mát tủ lạnh ở 4 độ C. Cách này có thể bảo quản trùng thảo được trong 2 tuần.

Đông trùng hạ thảo khô

Trùng thảo khô cần được bảo quản trong túi nhự, đáy túi để khoảng 200g hạt tiêu. Sau đó để trung thảo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Như vậy trùng thảo sẽ không bị nấm mốc và vi khuẩn xâm hại.

Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào?

Với nhiều công dụng trong chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, Đông trùng hạ thảo phù hợp cho nhiều đối tượng.

Đông trùng hạ thảo tốt người đang bị bệnh

Dược chất có trong Đông trùng thảo giúp bồi bổ cơ thể rất tốt, đặc biệt với những người đang bị bệnh. Trùng thảo có khả năng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật…

Đông trùng hạ thảo tốt cho người gầy yếu

Đông trùng hạ thảo sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở người gầy. Do vậy, trùng thảo có thể giúp tăng cân an toàn, hiệu quả.

Đông trùng hạ thảo đối với người cao tuổi

Các dược chất trong Đông trùng hạ thảo giúp người cao tuổi bồi bổ cơ thể, các dưỡng chất để chống lại bệnh tật. Đồng thời, trùng thảo còn làm chậm quá trình lão hóa, giúp ăn ngủ ngon giấc…

Sử dụng Đông trùng hạ thảo đúng cách

Để phát huy được công dụng của Đông trùng hạ thảo thì việc nắm rõ được cách sử dụng là vô cùng quan trọng. Sử dụng không đúng cách trùng thảo sẽ làm mất đi các dưỡng chất, acid amin… có trong nó.

Đông trùng hạ thảo nên nhai sống

Các thầy thuốc khuyến cáo người dùng nên nhai sống, trực tiếp, không qua chế biến sẽ hấp thu một cách tốt nhất các dưỡng chất có trong loại dược liệu này.

Trước khi ăn cần làm sạch và ngâm trùng thảo vào nước ở nhiệt độ từ 50-60 độ, trong khoảng 3-5 phút. Làm như vậy sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn và các vi khuẩn gây hại bên ngoài trùng thảo. Đặc biệt nước sẽ đồng giúp trùng thảo mềm hơn. Khi ăn cần nhai thật kỹ, nuốt cả xác lẫn nước và chỉ sử dụng 2- 3 lần/ tuần.

Nếu không thể nhai sống Đông trùng hạ thảo thì người dùng có thể hầm với bồ câu, chim cút… cũng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Những lưu ý khi sử dụng Đông trùng hạ thảo

Ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?

Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương (Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội) những nhóm đối tượng sau không nên dùng trùng thảo:

  • Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người đang bị xuất huyết, chảy máu.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người có bị cảm lạnh, sốt, ho…không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo chỉ dẫn.

Xem thêm: Điều cần biết khi dùng trùng thảo

Chế biến đông trùng hạ thảo đúng cách thế nào?

Chế biến Đông trùng hạ thảo nên dùng lửa nhỏ sẽ cho kết quả tốt hơn.

Khi hầm Đông trùng hạ thảo nên sử dụng nồi đất hoặc nồi sứ, không nên sử dụng nồi gang hoặc nồi nhôm.

Có nên sử dụng nhiều trùng thảo trong một lần?

Đông trùng hạ thảo uống lúc nào là theo ý thích của mỗi người. Tuy nhiên nên nhớ rằng sử dụng nhiều Đông trùng hạ thảo một lần không có nghĩa là tác dụng tăng lên bởi cơ thể sẽ không thể hấp thu được hết dẫn đến lãng phí. Mức chuẩn cho sử dụng Đông trùng hạ thảo là 1.000mg mỗi ngày.

Phân biệt Đông trùng hạ thảo thật, giả

Hiện nay Đông trùng hạ thảo giả, kém chất lượng được rao bán rất nhiều. Vậy phân biệt trùng thảo thật – giả như thế nào?

PHÂN BIỆT ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO THẬT GIẢ
Cách phân biệt Trùng thảo thật Trùng thảo giả
 

 

 

 

 

 

 

Qua hình dáng

– Đầu sâu non và đầu thảo của hạ thảo Đông trùng liền với nhau một cách tự nhiên.

 

– Đầu sâu non và đầu thảo của hạ thảo Đông trùng không liền với nhau một cách tự nhiên mà có các vết nối.

 

– Dạng sâu có nhiều vân. Trung bình cứ ba vân làm thành một gấp, các nếp gấp thành hàng với nhau, các vân nằm gần phía đầu rất sâu – Hạ thảo Đông trùng giả có các nếp gấp giao nhau bằng phẳng, thường dùng khuôn để tạo ra.
Hạ thảo Đông trùng thật có 8 chân đối xứng nhau.

Khi tách ra có thể thấy những đường vân rõ nét, ở phía giữa còn lõi màu đen giống hình chữ V

Loại giả số lượng chân không cố định, loại 8 chân, nhiều hơn hoặc ít hơn 8 chân.
Qua khứu giác Mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh giống mùi nấm hương. Không có mùi đặc trưng. Nếu có cũng không phải là mùi giống mùi nấm rơm và mùi tanh của nấm hương mà là mùi của nước hoa hoặc mùi hương liệu hóa học.
Qua trọng lượng Khi cầm một nắm sẽ có cảm giác nhẹ như cỏ khô. Khi nắm sẽ có cảm giác nặng.
Nhai thử Càng nhai càng thơm, mùi thơm như mùi thịt gà. Khi nhai sẽ cho cảm giác cứng, nhai đến khi có nước bọt tiết ra sẽ thấy có mùi giống mùi đất sét rất nồng.

Đông trùng hạ thảo nhân tạo

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay Đông trùng hạ thảo cũng đã được nuôi trồng nhân tạo. Trung Quốc, Thái Lan là hai quốc gia nuôi trồng nhân tạo trùng thảo nhân tạo lớn nhất hiện nay.

Trùng thảo nhân tạo ở Việt Nam

Nhìn bề ngoài thì hạ thảo Đông trùng nuôi trồng giống nhau nhưng chất lượng hoàn toàn khác nhau. Nếu không tuân thủ quy trình nuôi trồng nghiêm ngặt thì việc nuôi tạo sẽ không đạt kết quả.

Môi trường nhân tạo nuôi trồng cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số dược tính của dược liệu. Vì thế những nhà khoa học luôn cố gắng tạo ra một môi trường tự nhiên phù hợp.

Ưu điểm của Đông trùng hạ thảo nhân tạo so với Đông trùng thảo tự nhiên

– Đông trùng hạ thảo tự nhiên tốt hơn Đông trùng hạ thảo nuôi trồng nhưng với điều kiện đó phải là Đông trùng hạ thảo được thu hái đúng thời điểm. Môi trường nhân tạo nên dược liệu không bị nhiễm tạp chất, vi khuẩn gây hại.

– Đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ được thu nhặt một cách ngẫu nhiên. Trong khi đó Đông trùng hạ thảo chỉ có dược tính tốt nhất khi được thu hoạch đúng thời điểm. Nhờ vào việc chủ động trong nuôi trồng và nắm rõ thời gian phát triển nên các khu nuôi trồng Đông trùng hạ thảo nhân tạo hoàn toàn có thể đảm bảo được việc này.

Nên dùng Đông trùng hạ thảo tự nhiên hay nhân tạo?

Dù trùng thảo nhân tạo có một số ưu điểm so với trùng thảo tự nhiên, tuy nhiên, trùng thảo tự nhiên vẫn tốt hơn trùng thảo nhân tạo.

Nguyên nhân là do Đông trùng hạ thảo tự nhiên có dược tính cao và nhiều công năng sử dụng hơn. Cùng với đó Đông trùng hạ thảo tự nhiên chỉ sinh trưởng ở một số vị trí thích hợp như Tây Tạng, càng làm cho mặt hàng này trở nên quý hiếm.

Đông trùng hạ thảo bao nhiêu tiền 1kg?

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá Đông trùng hạ thảo

Khối lượng: Trùng thảo nguyên con càng lớn thì giá càng đắt. Đôi khi loại 200 con/lạng có giá đắt gấp đôi loại 400 con/lạng.

Màu sắc: Trùng thảo đạt chuẩn sẽ có màu vàng, nâu vàng, màu cà phê, giá bán cao. Để càng lâu thì màu sắc trùng thảo ngày càng xấu, dần dần chuyển thành màu socola hoặc đen.

Độ khô: Trùng thảo có độ khô đạt chuẩn là khoảng 95%. Những loại trùng thảo mới được phơi khô sẽ có giá thấp hơn.

Qua số lượng vết đứt: Do tính giòn nên trong quá trình thu hái, vận chuyển, sơ chế, trùng thảo dễ bị đứt, gãy. Vì thế, trùng thảo nguyên con có càng nhiều lát đứt thì giá càng rẻ.

Xuất xứ: Trùng thảo có xuất xứ từ Tây Tạng, Thanh Hải có giá đắt hơn nhiều so với trùng thảo ở Vân Nam, Tứ Xuyên…

Trùng thảo sinh trưởng ở nơi có chất lượng tốt thường có khối lượng lớn, màu sắc đẹp mắt hơn những nơi khác. Không chỉ vậy, chúng còn có hàm lượng các thành phần có lợi cao hơn.

Qua nguồn gốc: Trùng thảo tự nhiên chỉ tập trung sinh trưởng ở vùng núi cao. Đặc biệt chỉ có thể thu hái vào mùa hè nên sản lượng không lớn. Do đó giá của chúng cao hơn loại được nuôi trồng nhân tạo.

Giá Đông trùng hạ thảo trên thị trường

đÔNG TRÙNG HẠ THẢO Dạng nguyên con

Ở Trung Quốc, giá trùng thảo dao động từ 200.000 – 30.0668 nhân dân tệ/kg (30.668 USD – 58.670 USD/kg).

Trên thị trường quốc tế, giá trùng thảo tự nhiên giá khoảng 800-900 triệu.

Tại Việt Nam, giá trùng thảo cũng có nhiều biến động. Dược liệu này được bán với giá không dưới 1 tỷ đồng/kg đối với loại tự nhiên. Với loại nhân tạo, mức giá mà các nhà sản xuất đưa ra dao động khoảng 100 triệu đồng/kg.

ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Dạng viên, dạng nước

Trùng thảo dạng viên có giá khoảng 400.000 – 700.000 đồng/hộp 30 viên, tùy xuất xứ, khối lượng, thành phần.

Trùng thảo dạng nước có giá trên 500.000 đồng/hộp 6x75ml/gói.

Lưu ý khi chọn mua Đông trùng hạ thảo

Trước khi mua Đông trùng hạ thảo, người mua nên xác định rõ nhu cầu sử dụng. Từ đó lựa chọn các dòng sản phẩm phù hợp với mục đích hỗ trợ sức khỏe.

Để đảm bảo an toàn thì người mua nên mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ưu tiên sản phẩm có giấy chứng nhận và tem chống hàng giả để tránh được tình trạng mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Dược sĩ tư vấn
Dược sỹ Dung 0904 522 869 Dược sỹ Hoa 024 3797 0138
Exit mobile version