Giỏ hàng

Lá trầu không với tác dụng của lá trầu không và cách dùng chữa bệnh

Lá trầu không là gì? Tác dụng của lá cây trầu không chữa bệnh gì: bệnh phụ khoa, bệnh tiêu hóa, răng miệng, lành vết thương… Cách dùng lá trầu không tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của lá trầu không. Giá lá trầu không bao nhiêu tiền 1kg. Hình ảnh lá trầu không và đặc điểm nhận biết lá trầu không.

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không và cách dùng lá trầu không

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không và cách dùng lá trầu không

Lá trầu không là gì?

Lá trầu không là gì?

Lá trầu không là một bộ phận của cây trầu không – một loại cây dây leo phổ biến ở Việt Nam. Cây trầu không còn được biết đến với các tên gọi như thược tương, là trầu, hruè êhang (Buôn Mê Thuột). Tên khoa học của cây này là Piper betle L., thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.

Đặc điểm của lá cây trầu không?

Lá trầu không mọc so le nhau. Cuống lá có bẹ, phiến lá hình trái xoan, mặt bóng, có khoảng 5 gân. Mỗi lá trầu có chiều dài thường từ 10 – 13cm, chiều rộng từ 4  -9cm. Đầu lá nhọn, cuống lá hình tim. Thoạt nhìn lá trầu không gần khá lá lốt.

Không chỉ được các bà, các mẹ dùng để ăn kèm với vôi, cau, lá trầu còn là một loại dược liệu, được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh.

Đặc điểm của lá cây trầu không và công dụng của lá trầu không

Đặc điểm của lá cây trầu không và công dụng của lá trầu không

Công dụng chữa bệnh của lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu vị cay nồng, tính ấm, vào 3 kinh: phế, tỳ và vị. Do vậy, lá trầu có tính năng: hạ khí, chỉ khái, sát khuẩn, tiêu viêm, trừ phong thấp, phòng bệnh lam sơn trướng khí, kích thích tiêu hóa và thần kinh.

Thành phần dược chất trong lá trầu

Qua các phân tích, nghiên cứu, khoa học đã chỉ ra rằng cứ 100g lá trầu có:

  • 85.4% độ ẩm
  • 3.1% protein
  • 0.8% chất béo
  • 2.3% muối khoáng
  • 2.3% chất xơ
  • 6.1% carbohydrate
  • Chất khoáng và vitamin: Canxi, carotn, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C…
  • 2.4% tinh dầu
  • Một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt

Dược chất trong lá trầu có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn và chủng nấm như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ…

Lá trầu chữa được bệnh gì?

Nhờ thành phần hoạt chất phong phú, đa dạng, lá trầu có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Đó là:

  • Trị đau khớp
  • Làm lành vết thương
  • Trị chứng khó tiêu
  • Trị hơi thở hôi
  • Chữa đau họng, ho
  • Chữa bệnh trĩ
  • Chữa các bệnh phụ khoa
  • Làm thuốc giảm đau
  • Chữa táo bón
  • Chữa viêm phế quản
  • Giúp khử trùng
  • Chữa đau đầu
  • Bỏng nước sôi
  • Chữa viêm da cơ địa
  • Chữa nước ăn chân
Lá trầu không có rất nhiều công dụng

Lá trầu không có rất nhiều công dụng

Cách dùng lá trầu không

Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không độc giả có thể tham khảo.

Cách dùng lá trầu để giảm đau

Nhờ chứa chất chống oxy hóa nên lá trầu có khả năng làm lành vết thương rất nhanh. Cách giảm thực hiện như sau:

  • Lấy vài lá trầu rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn
  • Giã nát lá trầu rồi vắt lấy nước
  • Bôi nước vào vết thương
  • Dùng lá trầu phủ lên sau đó băng lại

Sau vài ngày, vết thương sẽ nhanh chóng lên da non và liền lại.

Cách dùng lá trầu không trị táo bón

Chất chống oxy hóa trong lá trầu giúp loại bỏ gốc tự do, khôi phục độ pH trong dạ dày, từ đó giúp xoa dịu chứng táo bón.

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Trong lúc đang đói, nhai vài lá trầu (đã làm sạch), nuốt nước bỏ bã.
  • Cách 2: Giã nát vài lá trầu rồi đun với nước, để nguội. Uống nước này khi còn đói.

Tác dụng chữa bệnh trĩ của lá trầu không

Cách dùng lá trầu trị bệnh trĩ như sau:

– Cách 1:

  • Rửa sạch 20 lá trầu
  • Đem lá đun sôi với nước  trong 10 phút, bỏ thêm thìa muối ăn
  • Cách dùng: Khi nước còn nóng, dùng để xông hậu môn. Khi nước nguội bớt, dùng ngâm hậu môn. Ngoài ra, có thể lấy bã lá để cọ rửa vùng hậu môn. Cách này phù hợp với bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1 và 2.

– Cách 2:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lá trầu, cau, bồ kết, hạt gấc.
  • Giã nát các nguyên liệu rồi đun sôi với nước.
  • Cách dùng: Xông, ngâm và rửa như cách 1. Bã dùng đắp lên hậu môn.

Cách chữa phụ khoa bằng lá trầu

Lá trầu không có thể điều trị các bệnh phụ khoa như:

  • Viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng, dây chằng quanh tử cung vòi trứng
  • Viêm cổ tử cung
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Viêm âm đạo, âm hộ
  • Viêm đường tiết niệu…

Cách thực hiện như sau:

– Cách 1:

  • Rửa sạch 10 lá trầu rồi đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút
  • Để nước một lúc cho nguội bớt rồi dùng khăn thấm và nhẹ nhàng lau vùng kín
  • Thực hiện mỗi tuần từ 2 – 3 lần
  • Chú ý: Không dùng để thụt rửa sâu vào âm đạo vì có thể khiến âm đạo tổn thương, nhiễm trùng…

– Cách 2:

  • Vò nát 10 lá trầu (đã rửa sạch) trong 2 lít nước
  • Lọc nước rồi cho thêm 1 – 2 thìa cà phê muối biển.
  • Dùng dung dịch trên rửa âm đạo trong 5 – 10 phút, mỗi tuần làm 2 – 3 lần

– Cách 3:

  • Lấy 10 lá trầu và 10 lá trà xanh đem vò nát rồi đun với 2 lít nước đến khi sôi
  • Để nước nguội bớt rồi dùng khăn thấm và lau vùng kín trong 5 phút.
  • Mỗi tuần làm từ 2 – 3 lần

Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu

Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1: Dùng vài lá trầu đã rửa sạch giã nát rồi chà lên vùng bị viêm da cơ địa
  • Cách 2: Giã nhuyễn lá trầu rồi hãm với một ít nước sôi. Sau đó vắt lấy nước cốt, xoa lên vùng da bị viêm. Mỗi lần xoa từ 5 – 8 phút, mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 3: Lấy lá trầu đun với nước, tắm hàng ngày.

Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh bất ngờ của lá trầu không

Hình ảnh lá trầu

Lá trầu không giúp trị bệnh trĩ

Lá trầu không giúp trị bệnh trĩ

Lá trầu giúp chữa bệnh phụ khoa

Lá trầu giúp chữa bệnh phụ khoa

Lá trầu có thể chữa viêm da cơ địa

Lá trầu có thể chữa viêm da cơ địa

Giá lá trầu không bao nhiêu tiền?

Lá trầu không được bán khá phổ biến trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng mua lá trầu tại các khu chợ. Giá lá trầu bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chất lượng lá (to, nhỏ, có bị sâu hay không) và thay đổi theo thời vụ. Thông thường, 1 lá trầu không có giá từ 300 – 1000 đồng/lá.

Video về lá trầu không:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button