Giỏ hàng

Cây Thường Sơn có tác dụng gì? – Chú ý khi sử dụng Thường Sơn

Cây thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn…

Tên khoa học: Dichroa febrifuga.

Cây thường sơn, hay còn gọi là thường sơn tía, ô rô lửa, thục tất, áp niệu thảo, sleng slảo mè (Tày)…

Thường sơn là một vị thuốc được dùng từ lâu đời trong đông y để chữa sốt, sốt rét, sốt cách nhật, long đờm, thông tiểu tiện. Dùng sống hay gây nôn, do vậy dùng thuốc sắc từ lá, rễ đã tẩm rượu sao vàng.

Trong nhân dân thường có nói muốn bớt nôn cần rửa lá bằng rượu rồi mới dùng nhưng chúng tôi đã có dịp rửa rượu rồi mà vẫn gây nôn.Thường khi dùng thường sơn, phối hợp với nhiều vị thuốc khác ít nôn hơn.

Cây Thường Sơn

Thành phần hóa học:

Trong thường sơn có: Alpha-dichroines, Beta-dichroines, gama-dichroines, dichroidine, 4-quinazolone, umbelliferone, febrifugine, isofebrifugine.

Trong 3 dạng: Alpha-dichroines, Beta-dichroines, gama-dichroines thì dichroines γ có tác dụng chữa sốt rét mạnh nhất.

Các nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sang cho thấy thường sơn có tác dụng:

  • Tác dụng chữa sốt rét: Các nhà nghiên cứu Mỹ thí nghiệm tác dụng chữa sốt rét của ancaloit của thường sơn so sánh với các cây khác cũng chứng minh rằng các ancaloit của thường sơn có tác dụng chữa sốt rét mạnh hơn quinin 100 lần. Cao thường sơn trên lâm sàng có tác dụng rõ rệt chữa sốt rét thường nhưng có nhược điểm là gây nôn làm cho bệnh nhân khó chịu .
  • Tác dụng chữa sốt: thuốc thường sơn thô chế có tác dụng chữa sốt, nhưng ancaloit toàn bộ của thường sơn không có tác dụng chữa sốt.
  • Tác dụng trên bộ máy tuần hoàn và hố hấp: ancaloit của thường sơn có tác dụng hưng phấn đối với tim ếch và tim thỏ, nhưng chất R212 (monohydroclorit a dicroin ) lại có tác dụng ức chế đối với tim ếch cô lập. Ancaloit của thường sơn thí nghiệm trên chó đã gây mê thấy hố hấp hưng phấn và huyết áp hạ xuống.
  • Độc tính: Dùng cao rượu thường sơn chế thành dung dịch 1% trong nước tiêm dưới da chuột nhắt để thử độc tính, thì thấy với liều 0,2ml/10g thể trọng đa số chuột chết trong vòng 15-20 phút.

Theo đông y:

Theo tài liệu cổ thường sơn vị đắng, tính hàn, có độc, thục tất vị cay, tính bình có độc. Vào 3 kinh phế, tâm và can. Cá tác dụng thổ đờm, triệt ngược, thanh nhiệt hành thủy. Dùng chữa sốt rét mới bị hay đã lâu ngày, lão đờm tích ẩm, dẫn tới đờm đi lên sinh nôn mửa.

Rễ và lá. Rễ thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, khi dùng tẩm rượu, sao vàng. Lá hái vào xuân hạ, tốt nhất vào lúc cây sắp và đang ra hoa, sao vàng hoặc đồ chín, phơi khô.

Dược liệu từ rễ cây Thường Sơn

Một số bài thuốc từ cây Thường Sơn:

– Thường sơn triệt ngược chữa các chứng sốt rét: Thường sơn 6g, binh lang 2g, thảo quả 1g, cát căn 4g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Theo kinh nghiệm hễ sốt rét nhiều, rét ít thì người ta tăng liều cát căn lên tới 10g, ngược lại nếu rét nhiều sốt ít thì người ta tăng liều thảo quả lên tới 3-4g. Đơn thuốc này ít gây nôn.

– Thường sơn cam thảo thang: Chữa sốt rét và sốt thường: rễ thường sơn 10g, cam thảo 3g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày, đơn thuốc này dễ gây nôn.

– Cao thường sơn chữa sốt rét: rễ thường sơn 12g, ô mai 3 quả, táo đen 3 quả, cam thảo 3 nhát, sinh khương 3 miếng. Thêm nước vào sắc kỹ, lọc và cô đặc còn 3g, người lớn ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 3g, không gây nôn.

Lưu ý: 

– Phụ nữ có thai không dùng
– Kỵ hành lá, thịt gà
– Không dùng chung với Binh lang

Mua bán dược liệu:

Giá bán tham khảo: Đang cập nhật.

Nguồn:

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button