Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh đái tháo đường gây ra. Vậy tại sao tiểu đường gây suy thận?
Biến chứng thận của bệnh tiểu đường là do lượng đường huyết tăng cao khiến hệ thống lọc của thận bị tổn thương. Từ đó, dẫn tới sự suy giảm chức năng của thận.
Tại sao tiểu đường gây suy thận
Những người bị tiểu đường và gây ra các vấn đề khiến thận suy yếu được gọi chung là bệnh thận tiểu đường (DKD).
Theo một nghiên cứu mới đây, tỷ lệ người mắc biến chứng thận khi bị tiểu đường là 20 – 40%. Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như: bệnh thận mãn tính và bệnh suy thận.
Giáo sư Anthony Komaroff tại trường Y khoa hàng đầu thế giới Harvard cho biết, thận là bộ phận chuyên lọc máu và loại bỏ các chất độc hại trong cơ thể nhờ bài tiết. Trong quả thận có chứa hàng triệu đơn vị lọc máu có tên gọi Nephron. Chúng có chức năng điều hòa chất khoáng để mang lại sự cân bằng cho cơ thể.
Với những người bị tiểu đường, khi bị tăng đường huyết, thận sẽ hoạt động để đào thải đường ra cùng với nước tiểu. Việc này khiến những mạch máu nhỏ trong Nephron bị tổn thương và giảm khả năng lọc. Quá trình này kéo dài khiến protein bị rò rỉ qua thận và đi vào nước tiểu. Điều này khiến chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng. Quá trình này kéo dài tới khi thận hoàn toàn mất đi chức năng vốn có. Từ đó, các chất thải không được thải ra ngoài. Chúng tích lũy theo thời gian khiến tính mạng người mắc bệnh đái tháo đường bị đe dọa. Lúc này, người bệnh buộc phải thực hiện lọc máu thường xuyên để lấy bớt chất độc, kéo dài tính mạng.
Chẩn đoán biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, BS. Đinh Thị Thanh cho biết, biến chứng thận của bệnh tiểu đường thường được xác định thông qua các xét nghiệm máu và nước tiểu. Từ đó, bác sỹ sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời những tổn thương của thận do bệnh tiểu đường gây ra.
Xét nghiệm albumin trong nước tiểu để kiểm tra biến chứng tiểu đường vào thận
Thông qua xét nghiệm này, bác sỹ sẽ đưa ra kết luận về lượng protein trong máu (còn được gọi là albumin) có ở nước tiểu. Theo TS Dược khoa Trương Anh Thư, thông thường nước tiểu không chứa albumin. Khi bộ lọc thận bị suy yếu, protein bị rò rỉ ra bên ngoài theo hệ bài tiết. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bị tiểu đường, cao huyết áp, béo phì.
Bác sĩ Akira Wu tại Bệnh viện Mount Elizabeth (Singapore) cho biết, nếu lượng protein bị mất qua đường nước tiểu quá lớn, albumin sẽ giảm mạnh. Điều này khiến thận bị hư hại nghiêm trọng. Lúc này, cơ thể sẽ giữ lại nước, đào thải protein. Điều này khiến người bệnh gặp phải triệu chứng sưng phồng chân, mệt mỏi và chán ăn. Thậm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh còn có thể tử vong.
Nhận biết tiểu đường biến chứng suy thận nhờ kiểm tra ure trong máu
Theo PGS.TS Vũ Lê Chuyên (Bệnh viện Bình Dân TP.HCM), nhờ kiểm tra lượng ure trong máu mà bác sỹ có thể nhận biết được biến chứng suy thận do bị tiểu đường gây ra. Sau khi amoniac trong gan phá vỡ protein được sử dụng bởi các tế bào, ure được hình thành. Đây là một sản phẩm của chất thải hóa chất trong cơ thể. Sau đó, thông qua đường máu mà chất này tới thận. Nếu thận khỏe mạnh, chúng sẽ nhanh chóng lọc ure. Và chất này cùng những phế thải sẽ được bài tiết ra bên ngoài.
Vì thế, để xác định người bị bệnh tiểu đường có bị suy thận không, bác sỹ chỉ cần tiến hành xét nghiệm máu. Nếu nhận thấy lượng ure nitrogen trong máu cao, chắc chắn thận đã bị tổn thương. Nếu tình trạng này kéo dài, thận của bạn có thể bị ngưng hoạt động.
Xét nghiệm Creatinin trong máu để nhận biết bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận
Chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống, BS. Vũ Hướng Văn cho biết, Creatinin là một loại acid amin không có trong protein. Chất này được sản sinh trong quá trình chuyển hóa và không được sử dụng.
Khi creatinin vào máu sẽ được thận lọc và thải ra qua nước tiểu. Ở người bình thường, chất này sẽ được bài trừ hàng ngày. Tuy nhiên, ở người bị tiểu đường, creatinin sẽ bị đào thải thấp hơn. Khi người bị bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận, chất này không được đảo thải ra bên ngoài. Chúng tích tụ lâu ngày không chỉ gây hại với thận mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới các bộ phận khác.
Thông thường, mức creatinin trong máu ở ngưỡng 0,6- 1,2mg/dl với nam và 0,5 – 1,1mg/dl ở nữ. Đối với trẻ em, chất này thường ở mức 0,2mg/dl hoặc hơn (tùy vào sự phát triển của bé). Với những người chỉ còn 1 thận thì creatinin thường ở mức 1,8-1,9 mg/dl.
Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy lượng creatinin vượt quá chỉ số cho phép, bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh phải chạy thận. Nguyên nhân là do chức năng của thận không còn hoạt động. Lọc thận nhằm ngăn chặn những biến chứng đáng tiếc nữa cho người tiểu đường.
Điều trị và phòng ngừa biến chứng thận của bệnh tiểu đường
Biến chứng thận của bệnh đái tháo đường hiện chưa có cách chữa trị tuyệt đối. Tuy nhiên, bác sỹ sẽ cho bạn một số phương pháp để trì hoãn sự phát triển của bệnh.
Điều trị biến chứng thận của bệnh đái tháo đường
Tuy chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc và thay đổi lối sống để giảm lượng đường trong máu, bớt gánh nặng cho thận.
Dùng thuốc điều trị biến chứng tiểu đường vào thận
Nếu nhận thấy người bệnh bị biến chứng dẫn tới suy thận, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Những loại thuốc có thể sử dụng gồm: thuốc ức chế ACE, thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB), thuốc hạ đường huyết có thể giúp huyết áp của bệnh nhân ở mức bình thường.
Thay đổi lối sống giúp điều trị bệnh tiểu đường dẫn đến suy thận
Sau khi kiểm tra, bác sỹ sẽ giúp bạn có một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Theo BS. Ngô Thế Thi (Chuyên khoa sơ bộ nội tiết, Bệnh viện Chợ Rẫy), những người bị suy thận do bệnh tiểu đường nên giảm chất béo, natri, kali cùng một số chất lỏng.
Cũng theo BS. Thi, người bệnh nên áp dụng chế độ tập luyện với bài tập thể dục nhẹ nhàng để giữ huyết áp ở mức bình thường, giúp thận luôn khỏe mạnh.
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường vào thận
Để phòng ngừa những biến chứng tiểu đường vào thận, bệnh nhân nên đi khám định kỳ để được phát hiện và điều trị sớm nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thảo dược như nấm lim xanh, dây thìa canh.
Nấm lim xanh – “thần dược” ngăn ngừa bệnh thận tiểu đường
Vì là biến chứng nguy hiểm chưa có thuốc trị dứt điểm tốt nhất người bệnh cần phòng ngừa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, nấm lim xanh có thể ngăn ngừa các biến chứng. Trong nấm lim xanh chứa một số dược chất thiết yếu ngăn ngừa sự tiến triển của các tế bào gây hại. Ngoài ra, nấm lim xanh cũng khiến lượng đường dư thừa được khống chế và thải qua đường nước tiểu, ngăn chặn thận hấp thu trở lại.
Cách sử dụng: Dùng 20g nấm lim xanh đã thái lát hoặc qua chế biến, sắc với 2 lít nước. Sắc đến khi chỉ còn 1,5 lít nước là được. Uống nước nấm lim xanh thay nước mỗi ngày và không nên dùng nước đã sắc quá 24 tiếng.
Kiên trì uống nấm lim xanh giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh. Loại nấm này giúp tránh được các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư, biến chứng của bệnh tiểu đường.
Dây thìa canh – thảo dược phòng ngừa biến chứng thận do đái tháo đường
Nhiều nghiên cứu cho thấy dây thìa canh có tác dụng ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Trong loại thảo dược này có chứa một số hoạt chất với chức năng hấp thu đường. Đồng thời, dây thìa canh cũng giúp tăng tiết insulin và giải phóng đường thành năng lượng cung cấp cho các tế bào để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Bệnh tiểu đường và những biến chứng đáng sợ
.
-
NƠI MUA
Miền Nam - Hồ Chí Minh
- Bình Dương
- Tiền Giang
- Vĩnh Long
- An Giang
- Bạc Liêu
- Bình Phước
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Trà Vinh
- Vũng Tàu
- Đồng Nai
- Tây Ninh
- Đồng Tháp
- Hậu Giang
- Bến Tre
- Long An
- Sóc Trăng
- Kiên Giang